Thói quen chi tiêu là chìa khóa quyết định sự giàu có của bạn

Thói quen chi tiêu là chìa khóa quyết định sự giàu có của bạn - Ảnh 1.

“Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng cụ thể, bạn có thể học được từ bạn bè, người thân hay các chuyên gia tài chính” – ông Phạm Ngọc Anh, CEO ASK Training JSC – Ảnh: ASK

Người trẻ đang loay hoay với chính đồng tiền mình kiếm ra

Trong quá trình giảng dạy, chia sẻ tại các khóa học, tôi quan sát thấy những người trẻ đang loay hoay với chính đồng tiền mình kiếm ra, họ chi tiêu theo “cảm hứng” và không hề có khái niệm về quản lý tài tiền bạc hay kế hoạch tiết kiệm.

Hẳn ai trong chúng ta cũng từng nhiều lần giật mình thảng thốt: “Không biết tiền của mình đi đâu mất?”. Và kết quả, sau nhiều năm đi làm, thói quen chi tiêu không hợp lý dẫn bạn đến ngưỡng tài chính bấp bênh và không hề có tích lũy.

Khắc phục tình trạng quản lý tài chính yếu kém ra sao?

Ai cũng cho rằng, việc chi tiêu dưới mức thu nhập quả thực quá khó khăn khi mà chúng ta có rất nhiều thứ cần đến tiền. Nhưng đã đến lúc bạn cần nhìn lại tình hình tài chính của mình để ra những quyết định đúng đắn. Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ cho bạn:

Đầu tiên, bắt đầu bằng việc đặt mục tiêu cho bản thân và tìm kiếm động lực để cải thiện kỹ năng quản lý tài chính của mình. Bạn cần mua một căn hộ chung cư để bắt đầu cuộc sống riêng của 2 vợ chồng? 

Bạn muốn đi du lịch nhiều hơn? Hay bố mẹ bạn đã già yếu và bạn cần tài chính để đảm bảo sức khỏe cho họ?… Hãy vạch ra cho mình một mục tiêu và cứ thế đuổi theo mục tiêu ấy.

Cách đơn giản thứ hai, kiểm soát chi tiêu bằng cách ghi chép lại mọi thứ. Hầu hết chúng ta bỏ qua việc viết lại những khoản chi tiêu nhỏ nhặt mỗi ngày vì cho rằng nó không cần thiết. Song, đây là phương pháp hiệu quả giúp bạn chống lại sự hoang phí tiền vào những thứ không cần thiết.

Thứ ba, áp dụng công thức: Tiết kiệm trước – Chi tiêu sau. Thường chúng ta sẽ chi tiêu hết các khoản, nhu cầu của mình, còn thừa bao nhiêu sẽ để tiết kiệm vì phần đa mọi người không thích làm những điều gò bó, không thoải mái. 

Nhưng hãy làm điều ngược lại, rèn luyện thói quen tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập mỗi tháng và lặp đi lặp lại hành động này chắc chắn bạn sẽ nhận lại hoa trái ngọt ngào đấy.

Cuối cùng, học hỏi các phương pháp quản lý tiền bạc từ bạn bè hay các chuyên gia tài chính. Thực tế, quản lý tài chính nói là một kỹ năng cụ thể, bạn hoàn toàn có thể học được.

Khóa học Wake Up 2 ngày chuyên sâu sắp tới tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có thể giúp bạn:

– Tìm ra công thức quản lý tài chính hiệu quả số 1 thế giới được nhiều người áp dụng thành công

– Rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lý bằng các bài tập thực tế tại lớp học

– Làm chủ các nguyên tắc vàng để GIỮ được nhiều nhất số tiền bạn đã kiếm được

Tham khảo thêm thông tin khóa học tại: https://bit.ly/2EzmRya

Phạm Ngọc Anh – CEO ASK Training JSC

Không có khái niệm về quản lý tài tiền bạc hay tiết kiệm

Mai Anh (25 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Thời mới ra trường, lương của tôi khoảng 6 triệu đồng, không tiết kiệm được đồng nào. Đến khi lương ở mức 10 triệu, sau khi đưa bố mẹ 2 triệu gọi là phụ giúp chi phí gia đình, tôi tiêu hết 8 triệu còn lại mà không biết vào mục đích gì”.

Hay như trường hợp của Hoàng Tuấn (30 tuổi, Kỹ sư tại Hà Nội) tâm sự rằng, bản thân khá khó khăn khi chuẩn bị đám cưới. Trước khi quyết định kết hôn Tuấn không nghĩ lại có nhiều khoản phải chi tiêu đến vậy: thuê một căn hộ mới cho 2 vợ chồng, mua sắm đồ đạc, chụp ảnh cưới… Ngồi tính qua loa chi phí trước, trong, sau đám cưới cũng thấy “toát mồ hôi’ với thu nhập của một nhân viên văn phòng bình thường như mình. Hoàng Tuấn bắt đầu đặt ra cho mình những câu hỏi: Làm sao để gia tăng thu nhập? Giá như mình tiết kiệm, chi tiêu hợp lý hơn thì có phải đỡ phải nghĩ nhiều như bây giờ?…