Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng là khoảng thời gian mà các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng các hình thức xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm về xây dựng. Cùng xem qua bài viết này.
1. Cơ sở pháp lý
Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà ở và công sở;
Nghị định 02/2014/TT-BXD quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, quản lý phát triển nhà và công sở là 02 năm.”
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là 02 năm.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 121/2013/NĐ-CP, thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng như sau:
Thứ nhất, Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng.
Cụ thể, thời điểm bàn giao, đưa vào sử dụng được xác định theo quy định tại Điều 1 Thông tư 02/2014/TT-BXD như sau:
Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước là ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng hoặc ngày chủ đầu tư ký biên bản bàn giao công trình cho chủ quản lý, chủ sử dụng công trình;
Đối với công trình sử dụng vốn khác là ngày công trình, hạng mục công trình được đưa vào sử dụng.
Đối với dự án có nhiều công trình, hạng mục công trình thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính đối với từng công trình, hạng mục công trình.
Thứ hai, khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
Thứ ba, trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định nêu trên. Thời gian cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Lưu ý: trong thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính nói trên, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Trên đây là quy định của pháp luật về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng xây dựng. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tớ
3. Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính về xây dựng
Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
Nghị định quy định về khởi công xây dựng công trình. Cụ thể, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với một trong các hành vi: không gửi văn bản thông báo ngày khởi công (kèm bản sao giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kê xây dựng) cho cơ quan có thẩm quyền; không thông báo, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng…
Trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ, hành vi khởi công xây dựng công trình thiếu một trong các điều kiện: mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ dự án; hợp đồng thi công xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu; biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng sẽ bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng khi thiếu các điều kiện trên như sau: Buộc bàn giao mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án; buộc ký hợp đồng thi công xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu hoặc buộc có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng, tùy thuộc vào điều kiện còn thiếu.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định, tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối hoặc cản trở người thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt hành chính theo hình thức, mức phạt đối với hành vi chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ được quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Trên đây là các thông tin bổ ích chúng tôi xin gửi đến các bạn. Nếu có thắc mắc trong lúc tìm hiểu hãy liên hệ với công ty Luật ACC để được hỗ trợ.
5/5 – (4496 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin