Thời hạn chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cho cấp trên xử lý là bao lâu, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính?


Tôi muốn hỏi về xử phạt hành chính theo quy định hiện nay. Cụ thể, UBND phường không có thẩm quyền xử phạt thì phải chuyển hồ sơ vụ việc lên cho UBND quận. Vậy thời hạn chuyển hồ sơ xử lý vi phạm hành chính cho cấp trên xử lý là bao lâu, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính? Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Thẩm quyền phạt tiền của mỗi chức danh phải được quy định cụ thể trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đối với nghị định có nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, thì thẩm quyền này phải quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực.

Trường hợp thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính được tính theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa của lĩnh vực tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì thẩm quyền phạt tiền phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

– Đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính có hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt được xác định theo số lần, giá trị tang vật vi phạm, hàng hóa vi phạm, thì thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính được xác định theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đó và phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

– Trường hợp nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính có quy định nhiều chức danh của các lực lượng có thẩm quyền xử phạt thuộc nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau tham gia xử phạt, thì phải quy định rõ thẩm quyền xử phạt của các lực lượng đó đối với từng điều khoản cụ thể.

– Đối với hành vi vi phạm hành chính vừa bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền, vừa bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất, thì nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước phải quy định thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó cho chức danh có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại điểm đ khoản 5 và khoản 7 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thời hạn chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cho cấp trên xử lý là bao lâu, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính?

Thời hạn chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cho cấp trên xử lý là bao lâu, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính?

Biên bản về xử phạt vi phạm hành chính được lập trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”

Bên cạnh đó, quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”

Như vậy, có quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ thì không phải lập biên bản khi bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức. Các trường hợp khác thì vẫn lập biên bản như thường đối với vi phạm hành chính.

Thời hạn chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cho cấp trên xử lý là bao lâu, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính?

Căn cứ khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) thì thời hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:

“Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;

b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;

c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, về nguyên tắc trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm, chỉ trừ khi thuộc vào một trong những trường hợp như vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp thì mới được gia hạn kéo dài tối đa là 02 tháng.

Tóm lại, trong trường hợp của bạn, nếu UBND phường không có thẩm quyền xử phạt thì phải chuyển hồ sơ vụ việc lên cho UBND quận, còn thời gian mình chuyển như thế nào lên cấp trên thì không quy định cụ thể trong văn bản, chỉ cần phải đảm bảo về thời hạn ra Quyết định xử phạt thôi.

Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023: Tại Đây