Thời điểm thu hoạch trùn quế và phương pháp bảo quản trùn sau thu hoạch – tratrasa
- Khi nuôi trùn quế có rất nhiều thắc mắc mà người nuôi luôn muốn tìm hiểu rõ đó là khi nuôi trùn bao lâu thì thu hoạch được, vậy để làm sao nhận biết được trùn quế đã đủ tuổi thu hoạch, mật độ đủ nhiều và sau khi thu hoạch trùn đó được bảo quản ra làm sao.
- Trùn quế là một loài sinh vật đất mắn đẻ, dễ nuôi, dễ chăm sóc, tuy nhiên bà con cũng nên tìm hiểu kĩ một số kĩ thuật trong quá trình nuôi trùn sẽ giúp cho việc nuôi trùn thành công, đem lại lợi nhuận cao cho bà con. Trùn quế cũng như các loài vật khác khi nuôi một thời gian cần phải thu hoạch trùn để làm giảm bớt mật độ có trong sinh khối nuôi, chỗ ở sẽ bị chật hẹp nếu bà con để mật sộ trùn quá nhiều trên một mét vuông sinh khối trùn nuôi trong luống. Vậy nên bà con cần lưu ý khi trùn đến độ tuổi thu hoạch thì phải thu hoạch chúng ra khỏi luống nuôi, nếu đem đi thương mại thì bảo quản để thương mại trùn, còn tiếp tục làm giống và nhân luông mới thì thu hoạch toàn bộ sinh khối trùn đem ra luống mới nhân số luongj lên tiếp tục.
- Đối với các loài vật nuôi khác thì việc thu hoạch và đến ngày có thể bán đi được để thu lợi nhuận dược hay không bà con có thể xác định bằng mắt thường nhìn và nhận định được điều đó, tuy nhiên đối với trùn quế thì hoàn toàn khác do trùn nằm trong luống, chứa sinh khối trùn bao gồm cả trùn trưởng thành, kén, trứng trùn và cả thức ăn cho trùn ăn cho nên để nnhaanj biết luống trùn đẫ đến lúc thu hoạch hay chưa sẽ trở nên khó khăn cho bà con chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi trùn, do không có hệ thống dò tìm đo đạc số lượng trùn hiện có bên trong luống nuôi. Bên cạnh đó việc nuôi trùn quế thì cách thức chăm sóc và kĩ thuật nuôi cao thấp khác nhau của người nuôi ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch dài ngắn khác nhau vậy nên nếu tính từ thời điểm thả giống và số ngày cho ăn bao lâu để thu hoạch thì không thể chính xác được.
- Vậy nên việc thu hoạch trùn quế ở những mô hình vừa và nhỏ thì người nuôi thường dùng tay để hốt một nắm trùn ở các điểm khác nhau trên mặt luống sau khi trùn đã thải phân hoàn toàn và không còn thức ăn mới bên trên nữa để kiểm tra mật độ rồi xác định bằng mắt và dùng kinh nghiệm mà phán đoán mật độ thật bên trong ô nuôi đó. Cách thứ hai người nuôi có thể xác định mật độ trùn thông qua lượng phân trùn thải ra hàng ngày, so sánh ngày trước và ngày sau khi cho trùn ăn bằng cách xem độ cao của lớp phân trùn tơi xốp bên trên mặt luống sau khi ăn hết thức ăn đã cho ăn cao thấp khác nhau, nếu lớp phân đó nhiều và cao hơn so với ban đầu thì chứng tỏ mật độ trùn bên trong luống đã tăng lên nhanh hay chậm là một phần kinh nghiệm nuôi của bà con có thể xác định được điều này mà cho quyết định là có nên thu hoạch được hay chưa. Cách thứ ba là bà con có thể dùng một que bằng tre hoặc thanh dụng cụ không gây hại đến trùn quế để xới đúng một điểm mà bà con nghi ngờ là mật độ cao nhất để kiểm tra mật độ trùn, với thao tác này cần làm nhanh và kiểm tra bằng mắt thật lẹ, vì nếu chậm thì trùn sẽ tranh thủ trốn xuống phía dưới khi có tác động từ bên ngoài vào. Nhưng những việc này chỉ thích hợp thực hiện đối với những hình thức nuôi trùn ở diện tích vừa và nhỏ.
- Còn đối với những trang trại trùn quế lớn, quy mô rộng hơn, nuôi để bán thương mại thì bà còn cần phải xác định thêm những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch trùn dài hay ngắn là
+ Yếu tố về giống trùn quế thả vào ban đầu: cho dù trong chăn nuôi hay trong trồng trọt thì yếu tố giống tốt lúc nào cũng yếu tố hàng đầu quyết định sự thành hay bại việc nuôi trùn. Giống khỏe mới đủ sức bắt cặp tốt, sinh sản nhanh, nhân mật độ nhanh, thời gian thu hoạch từ đó cũng sẽ được rút ngắn, lợi nhuận tăng lên, giảm chi phí cho ăn, đỡ công chăm sóc.
+ Yếu tố chăm sóc và cho ăn những loại thức ăn làm nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển của trùn quế: trong lúc chăm sóc và cho trùn ăn thì bà con có bổ sung thêm những loại thức ăn kích thích sức ăn của trùn tăng cao hay không như: cám gạo, cám ngô, bột sắn… cho ăn thường xuyên không để trùn đói, thức ăn chính của trùn được cho ăn từ phân trâu, bò tươi qua ủ 2-3 ngày thì càng tốt.
- Cũng vì đây là một ngành nghề khá còn mới mẻ đang phát triển rầm rộ ở giai đoạn đầu nở rộ, thế nên công cụ máy móc cho ngành nghề nuôi trùn quế này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và áp dụng rộng rãi những thiết bị máy móc hiện đại vào quá trình nuôi trùn. Mong là sau này sẽ có nhiều hơn những nghiên cứu vượt bậc của các chuyên gia, những nhà, trang trại nuôi trùn có nhiều kinh nghiệm sáng chế ra nhiều dụng cụ máy móc phục vụ nghề nuôi trùn này nhiều hơn, và chúng có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
- Bảo quản trùn quế sau thu hoạch: trùn quế sau khi thu hoạch tùy vào mục đích sử dụng tiếp theo mà có thể bảo quản đúng cách và thích hợp, nếu bà con dùng để bán thì cho trùn tươi thu hoạch được để vào các túi zip hút hết chân không để bảo quản lạnh, hoặc là trộn trùn quế tươi cùng bột cám, bột ngô để phơi, sấy, nghiền thành bột bảo quản lâu dài, còn mục đích dùng để nhân luống nuôi tiếp theo thì có thể bỏ trùn vào luống, ô mới ngay sau đó mà không qua bảo quản gì cả. Ngoài ra nếu trùn quế nuôi vì phục vụ cho khu vườn tại nhà thì có thể đem cho cá ăn, làm phân bón, dùng làm thức ăn cho gia cầm… ngay sau đó mà không cần qua nhiều khâu bảo quản nào nữa tùy thuộc vào số trùn thu hoạch được nhiều hay ít, có trúng mùa hay không thì mới xác định được cách bảo quản phù hợp.
Hữu Lai – TTS
Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn