Thời báo Kinh tế toàn cầu với 5 ngôn ngữ
Sau 2 năm rưỡi, nền kinh tế Hàn Quốc lần đầu tiên tăng trưởng âm vào quý IV/2022. Nguyên nhân chủ yếu được cho là đến từ tiêu dùng cá nhân giảm do vật giá và lãi suất tăng cao, xuất khẩu chậm lại do nhu cầu toàn cầu giảm.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc xét theo quý ghi nhận âm (-) trong quý I (-1,3%) và quý II (-3,0%) năm 2020 với sự bùng phát của dịch Covid-19, sau đó chuyển sang dương bắt đầu từ quý III/2020 (2,3%). Kể từ đó cho tới quý I (0,6%), quý II (0,7%) và quý III (0,3%) của năm 2022, nền kinh tế của Hàn Quốc liên tục duy trì xu hướng tăng trưởng dương trong 9 quý liên tiếp.
Bất chấp mức tăng trưởng âm trong quý IV, GDP cả năm 2022 của Hàn Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng 2,6%, giống với dự báo ban đầu của BoK.
Trước đó, GDP của Hàn Quốc giảm từ 2,2% năm 2019 xuống -0,7% năm 2020 do các tác động tiêu cực của Covid-19.
Về khả năng tăng trưởng âm trong quý I năm nay, ông Hwang Sang-pil, người đứng đầu phòng thống kê kinh tế của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết: “Theo dữ liệu thống kê cho tới nay, tuy xuất khẩu vẫn cho thấy xu hướng chững lại, nhưng tốc độ tăng trưởng việc sử dụng thẻ tín dụng cá nhân lại đang có dấu hiệu được cải thiện hơn so với năm ngoái. Mặc dù tốc độ tăng trưởng quý I có thể phụ thuộc vào mức độ phục hồi của tiêu dùng và xuất khẩu nhưng với tình hình như hiện nay thì vẫn rất khó để có thể ước tính được tốc độ tăng trưởng quý I/2023.”
Về khả năng điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng 1,7% cho năm nay, ông Hwang cho biết: “Nền kinh tế Hàn Quốc dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ suy giảm kinh tế ở các nước lớn và tốc độ phục hồi kinh tế sau khi nới lỏng kiểm dịch của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ đưa ra một dự báo mới vào tháng 2, trong đó phản ánh các điều kiện và hoàn cảnh kinh tế đã thay đổi gần đây.”
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Lee Chang-yong cho biết tại cuộc họp báo được tổ chức ngay sau cuộc họp của Ủy ban Chính sách tiền tệ vào giữa tháng này: “Trong tháng 11 năm ngoái, chúng tôi đã đưa ra dự đoán tốc độ tăng trưởng năm nay của Hàn Quốc là 1,7%. Dù mới bước vào năm mới chưa đầy 1 tháng nhưng sau khi xem xét các chỉ số khác nhau, chúng tôi thấy rằng nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế năm nay (2023) của Hàn Quốc sẽ thấp hơn mức dự báo nói trên.”
Xem xét tốc độ tăng trưởng quý IV/2022 theo ngành, tiêu dùng tư nhân đã phục hồi trong quý II (2,9%) và quý III (1,7%) tuy nhiên đã quay đầu giảm vào quý IV (-0,4%). Đây là ảnh hưởng của việc sụt giảm tiêu thụ hàng hóa (đồ gia dụng, quần áo và giày dép) và dịch vụ (chỗ ở, thực phẩm, giải trí, v.v.).
Ông Hwang giải thích “Mức tiêu thụ đã phục hồi rất nhiều trong quý II và quý III sau khi nhiều quy định giãn cách xã hội được dỡ bỏ, nhưng đã có sự thay đổi trong quý IV. Cụ thể, giao dịch bất động sản ảm đạm, nhu cầu di chuyển và mua sắm đồ gia dụng cũng chững lại, thời tiết ấm áp trong tháng 10 và tháng 11 cũng ảnh hưởng đến tiêu dùng quần áo.”
Ngoài ra, đầu tư cơ sở vật chất chỉ tăng 2,3%, giảm đáng kể so với quý III (7,9%).
Xuất khẩu giảm 5,8% tập trung vào chất bán dẫn và các sản phẩm hóa chất, trong khi nhập khẩu giảm 4,6% do giá dầu thô và các sản phẩm kim loại thô giảm.
Tuy nhiên, tiêu dùng của chính phủ đã tăng 3,2% trong quý IV, chủ yếu là hàng hóa và quyền lợi bảo hiểm y tế.
Đầu tư xây dựng, vốn chậm chạp trong quý III (-0,2%), cũng đã tăng trở lại 0,7%, dẫn đầu là hoạt động xây dựng công trình phi nhà ở.
Nhìn vào tỷ lệ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý IV của các lĩnh vực có thê thấy tiêu dùng tư nhân ghi nhận -0,2 điểm phần trăm (p) và xuất khẩu ròng -0,6p, đồng nghĩa với việc 2 lĩnh vực này đã kéo tốc độ tăng trưởng chung của Hàn Quốc giảm 0,8 điểm phần trăm.
Mặt khác, đóng góp của tiêu dùng chính phủ là 0,6p, đầu tư xây dựng 0,1p và đầu tư cơ sở vật chất 0,2p.
Trong khi khu vực tư nhân kéo giảm tốc độ tăng trưởng -1,1p, thì khu vực chính phủ đã đóng góp tổng cộng 0,8p vào tăng trưởng chung, giúp thu hẹp đà giảm của GDP.
Nhìn vào tốc độ tăng trưởng theo hoạt động kinh tế, trong quý IV/2022 xây dựng tăng 1,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,5%; dịch vụ tăng 0,8%. Trái lại ngành chế tạo giảm 4,1%.
Mặc dù GDP thực tế giảm (-0,4%), tuy nhiên trong quý IV/2022 tổng thu nhập quốc nội (GDI) thực tế của Hàn Quốc đã tăng 0,1% nhờ các điều kiện thương mại được cải thiện, cho thấy xu hướng tích cực lần đầu tiên sau ba quý kể từ quý I/2022 (0,5%).
Tuy nhiên, do các điều khoản thương mại xấu đi, chẳng hạn như giá dầu tăng, chỉ số GDI thực tế của cả năm 2022 đã giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước đó, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP thực tế. GDI thực giảm 0,1% vào năm 2019, sau đó giữ nguyên vào năm 2020 (0,0) và tăng 3,1% vào năm 2021.
Ngân hàng Hàn Quốc (BoK) đã công bố vào ngày 26 rằng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế (số liệu sơ bộ) trong quý IV/2022 ghi nhận -0,4%. Đây là lần đầu tiên sau 10 quý kể từ quý II/2020 (-3,0%), nền kinh tế của Hàn Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng âm khi ảnh hưởng của dịch Covid-19 bắt đầu tác động nghiêm trọng khiến nền kinh tế Hàn Quốc.Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc xét theo quý ghi nhận âm (-) trong quý I (-1,3%) và quý II (-3,0%) năm 2020 với sự bùng phát của dịch Covid-19, sau đó chuyển sang dương bắt đầu từ quý III/2020 (2,3%). Kể từ đó cho tới quý I (0,6%), quý II (0,7%) và quý III (0,3%) của năm 2022, nền kinh tế của Hàn Quốc liên tục duy trì xu hướng tăng trưởng dương trong 9 quý liên tiếp.Bất chấp mức tăng trưởng âm trong quý IV, GDP cả năm 2022 của Hàn Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng 2,6%, giống với dự báo ban đầu của BoK.Trước đó, GDP của Hàn Quốc giảm từ 2,2% năm 2019 xuống -0,7% năm 2020 do các tác động tiêu cực của Covid-19.Về khả năng tăng trưởng âm trong quý I năm nay, ông Hwang Sang-pil, người đứng đầu phòng thống kê kinh tế của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết: “Theo dữ liệu thống kê cho tới nay, tuy xuất khẩu vẫn cho thấy xu hướng chững lại, nhưng tốc độ tăng trưởng việc sử dụng thẻ tín dụng cá nhân lại đang có dấu hiệu được cải thiện hơn so với năm ngoái. Mặc dù tốc độ tăng trưởng quý I có thể phụ thuộc vào mức độ phục hồi của tiêu dùng và xuất khẩu nhưng với tình hình như hiện nay thì vẫn rất khó để có thể ước tính được tốc độ tăng trưởng quý I/2023.”Về khả năng điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng 1,7% cho năm nay, ông Hwang cho biết: “Nền kinh tế Hàn Quốc dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ suy giảm kinh tế ở các nước lớn và tốc độ phục hồi kinh tế sau khi nới lỏng kiểm dịch của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ đưa ra một dự báo mới vào tháng 2, trong đó phản ánh các điều kiện và hoàn cảnh kinh tế đã thay đổi gần đây.”Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Lee Chang-yong cho biết tại cuộc họp báo được tổ chức ngay sau cuộc họp của Ủy ban Chính sách tiền tệ vào giữa tháng này: “Trong tháng 11 năm ngoái, chúng tôi đã đưa ra dự đoán tốc độ tăng trưởng năm nay của Hàn Quốc là 1,7%. Dù mới bước vào năm mới chưa đầy 1 tháng nhưng sau khi xem xét các chỉ số khác nhau, chúng tôi thấy rằng nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế năm nay (2023) của Hàn Quốc sẽ thấp hơn mức dự báo nói trên.”Xem xét tốc độ tăng trưởng quý IV/2022 theo ngành, tiêu dùng tư nhân đã phục hồi trong quý II (2,9%) và quý III (1,7%) tuy nhiên đã quay đầu giảm vào quý IV (-0,4%). Đây là ảnh hưởng của việc sụt giảm tiêu thụ hàng hóa (đồ gia dụng, quần áo và giày dép) và dịch vụ (chỗ ở, thực phẩm, giải trí, v.v.).Ông Hwang giải thích “Mức tiêu thụ đã phục hồi rất nhiều trong quý II và quý III sau khi nhiều quy định giãn cách xã hội được dỡ bỏ, nhưng đã có sự thay đổi trong quý IV. Cụ thể, giao dịch bất động sản ảm đạm, nhu cầu di chuyển và mua sắm đồ gia dụng cũng chững lại, thời tiết ấm áp trong tháng 10 và tháng 11 cũng ảnh hưởng đến tiêu dùng quần áo.”Ngoài ra, đầu tư cơ sở vật chất chỉ tăng 2,3%, giảm đáng kể so với quý III (7,9%).Xuất khẩu giảm 5,8% tập trung vào chất bán dẫn và các sản phẩm hóa chất, trong khi nhập khẩu giảm 4,6% do giá dầu thô và các sản phẩm kim loại thô giảm.Tuy nhiên, tiêu dùng của chính phủ đã tăng 3,2% trong quý IV, chủ yếu là hàng hóa và quyền lợi bảo hiểm y tế.Đầu tư xây dựng, vốn chậm chạp trong quý III (-0,2%), cũng đã tăng trở lại 0,7%, dẫn đầu là hoạt động xây dựng công trình phi nhà ở.Nhìn vào tỷ lệ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý IV của các lĩnh vực có thê thấy tiêu dùng tư nhân ghi nhận -0,2 điểm phần trăm (p) và xuất khẩu ròng -0,6p, đồng nghĩa với việc 2 lĩnh vực này đã kéo tốc độ tăng trưởng chung của Hàn Quốc giảm 0,8 điểm phần trăm.Mặt khác, đóng góp của tiêu dùng chính phủ là 0,6p, đầu tư xây dựng 0,1p và đầu tư cơ sở vật chất 0,2p.Trong khi khu vực tư nhân kéo giảm tốc độ tăng trưởng -1,1p, thì khu vực chính phủ đã đóng góp tổng cộng 0,8p vào tăng trưởng chung, giúp thu hẹp đà giảm của GDP.Nhìn vào tốc độ tăng trưởng theo hoạt động kinh tế, trong quý IV/2022 xây dựng tăng 1,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,5%; dịch vụ tăng 0,8%. Trái lại ngành chế tạo giảm 4,1%.Mặc dù GDP thực tế giảm (-0,4%), tuy nhiên trong quý IV/2022 tổng thu nhập quốc nội (GDI) thực tế của Hàn Quốc đã tăng 0,1% nhờ các điều kiện thương mại được cải thiện, cho thấy xu hướng tích cực lần đầu tiên sau ba quý kể từ quý I/2022 (0,5%).Tuy nhiên, do các điều khoản thương mại xấu đi, chẳng hạn như giá dầu tăng, chỉ số GDI thực tế của cả năm 2022 đã giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước đó, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP thực tế. GDI thực giảm 0,1% vào năm 2019, sau đó giữ nguyên vào năm 2020 (0,0) và tăng 3,1% vào năm 2021.