Thời báo Kinh tế toàn cầu với 5 ngôn ngữ
Năm 2021, tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người của Hàn Quốc lần đầu tiên trong lịch sử vượt quá 35.000 USD, nhờ tác động của kinh tế phục hồi và đồng won tăng giá (tỷ giá hối đoái won/đô la Mỹ giảm).
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) thực tế trong quý IV/2021 cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với ước tính trước đó, nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm (4,0%) vẫn không thay đổi.
Theo thống kê về ‘Thu nhập Quốc dân quý IV và cả năm 2021(Tạm thời)’ do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố vào ngày 3, GNI bình quân đầu người năm ngoái của Hàn Quốc đạt 35.168 đô la (khoảng 802,6 triệu VNĐ), tăng 10,3% so với năm 2020 (31.881 đô la).
GNI của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt 30.000 USD vào năm 2017, ghi nhận mức 31.734 USD và tăng lên 33.564 USD vào năm 2018, trước khi giảm trong hai năm liên tiếp. Năm ngoái, nền kinh tế Hàn Quốc tiếp tục thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài. Cùng với sự tăng giá của đồng won Hàn Quốc và các ảnh hưởng khác, tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Hàn Quốc đã tăng trở lại sau 3 năm trôi qua.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hong Nam-ki cho biết trong một bài đăng trên Facebook của mình, “Điều đáng chú ý nhất là GNI bình quân đầu người đã vượt 35.000 USD chỉ 4 năm sau khi vượt mốc 30.000 USD. Đây là một thành tích đáng chú ý, đặc biệt khi xem xét rằng 2 trong 4 năm đó diễn ra cuộc khủng hoảng COVID-19 chưa từng có.”
Phó Thủ tướng cho biết, “Xét đến việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng nền kinh tế Hàn Quốc sẽ duy trì vị thế Top 10 cho đến năm 2023, có thể đánh giá rằng chúng ta đã tận dụng được cuộc khủng hoảng COVID-19 như một cơ hội để hòa nhập vào Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.”
Mặt khác, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế hàng năm của Hàn Quốc dự kiến ở mức 4,0% vào năm ngoái và tốc độ tăng trưởng kinh tế của quý IV là 1,2%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý trước.
Cụ thể, về xuất khẩu, chất bán dẫn, than, sản phẩm dầu mỏ tăng 5,0%, về nhập khẩu, dầu thô, sản phẩm hóa chất tăng 4,8%.
Đồng thời, tiêu dùng của các hộ gia đình tăng 1,6%, trong đó tiêu dùng hàng lâu bền như ô tô ghi nhận xu hướng giảm tuy nhiên tiêu dùng các dịch vụ như lưu trú, ăn uống, giải trí và quần áo lại có xu hướng tăng. Về chi tài khóa, chi mua hàng hóa và bảo hiểm y tế tăng 1,3%, đầu tư xây dựng tăng 2,9% nhưng đầu tư trang thiết bị giảm 0,7%.
Xét theo các ngành khác nhau, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực chế tạo và xây dựng lần lượt là 1,1% và 2,4%, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực dịch vụ và nông, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 1,4% và 1,5%.
Từ góc độ GDP danh nghĩa, phản ánh sự thay đổi giá cả, GDP danh nghĩa của Hàn Quốc năm 2021 là 2.057,4 nghìn tỷ won (khoảng 39.039 nghìn tỷ VNĐ), tăng 6,4% so với năm trước. Tỷ giá hối đoái đồng won/đô la giảm nên tỷ lệ tăng trưởng tiêu chuẩn đồng đô la Mỹ (1,797,8 nghìn tỷ đô la) cao hơn 9,7%.
Theo thống kê về ‘Thu nhập Quốc dân quý IV và cả năm 2021(Tạm thời)’ do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố vào ngày 3, GNI bình quân đầu người năm ngoái của Hàn Quốc đạt 35.168 đô la (khoảng 802,6 triệu VNĐ), tăng 10,3% so với năm 2020 (31.881 đô la).GNI của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt 30.000 USD vào năm 2017, ghi nhận mức 31.734 USD và tăng lên 33.564 USD vào năm 2018, trước khi giảm trong hai năm liên tiếp. Năm ngoái, nền kinh tế Hàn Quốc tiếp tục thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài. Cùng với sự tăng giá của đồng won Hàn Quốc và các ảnh hưởng khác, tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Hàn Quốc đã tăng trở lại sau 3 năm trôi qua.Cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hong Nam-ki cho biết trong một bài đăng trên Facebook của mình, “Điều đáng chú ý nhất là GNI bình quân đầu người đã vượt 35.000 USD chỉ 4 năm sau khi vượt mốc 30.000 USD. Đây là một thành tích đáng chú ý, đặc biệt khi xem xét rằng 2 trong 4 năm đó diễn ra cuộc khủng hoảng COVID-19 chưa từng có.”Phó Thủ tướng cho biết, “Xét đến việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng nền kinh tế Hàn Quốc sẽ duy trì vị thế Top 10 cho đến năm 2023, có thể đánh giá rằng chúng ta đã tận dụng được cuộc khủng hoảng COVID-19 như một cơ hội để hòa nhập vào Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.”Mặt khác, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế hàng năm của Hàn Quốc dự kiến ở mức 4,0% vào năm ngoái và tốc độ tăng trưởng kinh tế của quý IV là 1,2%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý trước.Cụ thể, về xuất khẩu, chất bán dẫn, than, sản phẩm dầu mỏ tăng 5,0%, về nhập khẩu, dầu thô, sản phẩm hóa chất tăng 4,8%.Đồng thời, tiêu dùng của các hộ gia đình tăng 1,6%, trong đó tiêu dùng hàng lâu bền như ô tô ghi nhận xu hướng giảm tuy nhiên tiêu dùng các dịch vụ như lưu trú, ăn uống, giải trí và quần áo lại có xu hướng tăng. Về chi tài khóa, chi mua hàng hóa và bảo hiểm y tế tăng 1,3%, đầu tư xây dựng tăng 2,9% nhưng đầu tư trang thiết bị giảm 0,7%.Xét theo các ngành khác nhau, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực chế tạo và xây dựng lần lượt là 1,1% và 2,4%, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực dịch vụ và nông, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 1,4% và 1,5%.Từ góc độ GDP danh nghĩa, phản ánh sự thay đổi giá cả, GDP danh nghĩa của Hàn Quốc năm 2021 là 2.057,4 nghìn tỷ won (khoảng 39.039 nghìn tỷ VNĐ), tăng 6,4% so với năm trước. Tỷ giá hối đoái đồng won/đô la giảm nên tỷ lệ tăng trưởng tiêu chuẩn đồng đô la Mỹ (1,797,8 nghìn tỷ đô la) cao hơn 9,7%.