Thoát khỏi tình trạng cộm mắt đơn giản và nhanh chóng
Cộm mắt luôn khiến chúng ta có cảm giác vướng víu và khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và mức độ cộm cũng tuỳ thuộc vào nguyên nhân. Khi thấy mắt cộm, bạn cần theo dõi và có biện pháp chăm sóc mắt đúng cách để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.
1. Cộm mắt là gì?
Cộm mắt (hay mắt bị cộm) là cảm giác khó chịu xảy ra bên trong mắt, bạn có thể cảm thấy như có một vật gì đó vướng trong mí mắt. Cộm mắt thường đi kèm với một số triệu chứng khác như ngứa mắt, nhức mắt, chảy nước mắt, cay mắt, có ghèn gỉ,…
Cộm mắt khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, vướng víu
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng cộm mắt
Mắt bị cộm có thể do nhiều nguyên nhân gây nên:
- Dị vật rơi vào mắt, bụi bay vào mắt. Trong trường hợp này, chỉ cần lấy dị vật ra khỏi mắt thì tình trạng cộm xốn mắt sẽ được giải quyết.
- Trong quá trình lao động bệnh nhân gặp chấn thương hay va đập.
- Mắt cộm xốn, khô mắt do thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính,…hay ít chớp mắt. Tình trạng này thường kéo dài trong vài tuần, vài tháng nếu vẫn tiếp tục sử dụng các thiết bị điện tử.
- Do cơ thể thay đổi nội tiết tố (có thai, mãn kinh, tiền mãn kinh,…), stress kéo dài.
- Do tuổi tác: càng lớn tuổi, mắt sẽ dần bị lão hoá dẫn đến giảm khả năng điều tiết.
- Mắt bị tổn thương do mắc một số bệnh lý về mắt như đau mắt đỏ, viêm mí mắt, chắp, lẹo,…
3. Mắt bị cộm là triệu chứng của bệnh gì?
Nếu cộm mắt do vướng dị vật thì có thể xử lý bằng cách loại bỏ dị vật, sau đó để mắt nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp chăm sóc mắt hợp lý sẽ giúp mắt nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, nếu cộm mắt có đi kèm với một số triệu chứng khác như nhoè mắt, mờ mắt, đau rát,…thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cho mắt.
Một số bệnh ở mắt có thể khiến mắt cộm như:
Khô mắt xảy ra khi lượng nước mắt tự nhiên tiết ra không đủ để bôi trơn mắt hay do bốc hơi quá nhanh. Khi bị khô mắt, ngoài cảm giác cộm xốn người bệnh còn cảm thấy đau, mỏi mắt, mờ mắt và trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng,…
Khô mắt khiến bệnh nhân cảm thấy cộm xốn
- Sạn vôi ở mắt
Đây là tình trạng lắng đọng canxi ở phần kết mạc của mắt. Ngoài cảm giác cộm xốn theo thời gian thị lực của bệnh nhân còn có nguy cơ bị giảm sút, nhìn mờ.
- Lẹo mắt, chắp mắt
Lẹo mắt, chắp mắt là tình trạng thường gặp ở mắt. Mí mắt có thể dần sưng to, cứng đỏ, nổi cục,…Bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày khi mụn lẹo xẹp dần đi và tiêu mủ.
Nếu nguyên nhân gây cộm mắt là do một bệnh lý nào đó, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế hay phòng khám mắt để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp nhất.
4. Các dạng khác nhau của cộm mắt
4.1. Mắt bị cộm bên trong
Mí mắt dần sưng lên, chảy nhiều nước mắt, có cảm giác khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng,…là những triệu chứng thường gặp khi mắt bị cộm bên trong. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do viêm giác mạc. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng sinh.
4.2. Mắt nổi hạt cộm, đau mắt
Triệu chứng điển hình là ngứa mắt, cộm mắt, cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt, bề mặt bên trong nổi những hạt màu đỏ mỗi khi lật mí mắt lên trên,…Thông thường, các triệu chứng này thường không gây đau, không gây cản trở thị lực nhưng khiến bệnh nhân khó chịu.
5. Làm sao để mắt hết bị cộm? Cách trị cộm mắt tại nhà
5.1. Chớp mắt nhanh giúp loại bỏ dị vật
Thông thường, khi có dị vật hay bụi bẩn rơi vào mắt thì phản xạ đầu tiên của cơ thể là chớp mắt. Hành động này giúp tiết ra nước mắt nhiều hơn để loại bỏ dị vật. Nước mắt càng tiết ra nhiều khi chúng ta chớp mắt, nhờ vậy dị vật được rửa trôi nhanh hơn. Ngoài ra, bạn có thể đóng mở mắt thật nhanh hay ngáp để tiết nước mắt.
5.2. Rửa mắt bằng dung dịch nước muối
Nhỏ mắt bằng dung dịch nước muối cũng là một cách hiệu quả giúp rửa trôi các dị vật trong mắt. Ngửa đầu ra phía sau, cố gắng mở to mắt và nhỏ dung dịch nước muối vào mắt, chớp mắt nhanh để loại bỏ dị vật một cách dễ dàng hơn.
Nhỏ mắt bằng dung dịch nước muối giúp loại bỏ dị vật trong mắt
5.3. Trị cộm mắt bằng nước sạch
Nếu chưa thể đến quầy thuốc để mua thuốc nhỏ mắt hay nước rửa mắt bạn có thể dùng nước sạch để rửa mắt. Chú ý cần rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện tránh tình trạng nhiễm khuẩn thêm vào mắt.
5.4. Nhẹ nhàng kéo mí mắt trên đặt lên mí mắt dưới
Một mẹo nhỏ khác mà bạn cũng có thể áp dụng để lấy dị vật ra khỏi mắt là nhắm mắt lại nhẹ nhàng kéo phần da của mí trên bao xuống phần mí dưới. Sau đó đảo mắt để bụi bẩn rơi ra ngoài.
6. Những lưu ý khi mắt bị cộm xốn
6.1. Cần giữ bình tĩnh khi thấy cộm mắt
Khi thấy mắt bị cộm xốn, việc cần làm trước tiên là cần giữ bình tĩnh và xác định nguyên nhân gây cộm mắt. Nhờ vậy, bạn có thể tìm ra hướng khắc phục hiệu quả nhất.
6.2. Không dùng tay để dụi mắt
Phản xạ đầu tiên khi mắt cộm xốn chính là đưa tay lên dụi mắt. Thế nhưng hành động này lại khiến mắt bị đau nhức, giác mạc bị tổn thương. Do vậy, không nên lấy tay dụi mắt dù mắt đang bị cộm.
Không đưa tay lên dụi mắt khi mắt đang cộm xốn
6.3. Xác định cộm xốn mắt là do dị vật hay nguyên nhân khác
Phần lớn, mắt cộm xốn là do dị vật gây nên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cộm mắt do một số bệnh lý về mắt gây nên. Cần giữ bình tĩnh và xác định chính xác vị trí của dị vật để nhanh chóng loại bỏ.
7. Những biện pháp phòng tránh mắt bị cộm
Bên cạnh việc xác định chính xác nguyên nhân và tìm cách thoát khỏi tình trạng cộm xốn một cách nhanh chóng, bạn cũng cần tìm ra một số biện pháp phòng tránh như:
- Đeo kính bảo vệ khi đi ra đường để tránh bụi bẩn hay dị vật rơi vào mắt.
- Tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt giúp giảm nguy cơ mắt bị cộm do bệnh lý nào đó.
- Giảm thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử (nếu có thể), chớp mắt nhiều hơn, đảm bảo cân bằng thời gian làm việc để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn, sử dụng phần mềm giảm ánh sáng xanh do màn hình máy tính, điện thoại,…
- Thực hiện lối sống khoa học, giảm căng thẳng, stress, tránh để mắt làm việc quá nhiều,…
Đeo kính khi ra ngoài đường tránh tình trạng mắt cộm
8. Giảm cộm xốn mắt với nước mắt nhân tạo Novotane Ultra
Nếu cộm mắt do khô mắt gây ra thì nước mắt nhân tạo Novotane Ultra là sự lựa chọn rất tốt đối với bạn. Bởi trong mỗi ml Novotane Ultra là các thành phần:
- Polyethylene Glycol 400: 4mg
- Propylene glycol: 3mg
- Tá dược vừa đủ
Ưu điểm nổi bật của Novotane Ultra so với các sản phẩm khác:
- Giúp dưỡng ẩm mắt kéo dài, tăng khả năng bôi trơn nhanh chóng loại bỏ dị vật gây cộm mắt.
- Không chứa chất bảo quản độc hại BAK (Benzalkonium Clorid), độ an toàn cao, bệnh nhân có thể sử dụng lâu dài.
- Giúp phục hồi nhãn cầu bị tổn thương do cộm mắt gây ra.
- Ngoài ra, nước mắt nhân tạo Novotane Ultra được sản xuất theo công nghệ BFS Mỹ. Công nghệ này đã được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ) công nhận là quy trình vô khuẩn cao cấp nhất.
Nước mắt nhân tạo Novotane Ultra giúp giảm tình trạng mắt cộm
Để tìm hiểu thêm thông tin về nước mắt nhân tạo Novotane Ultra, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Nước mắt nhân tạo Novotane Ultra: thành phần, công dụng
Cộm mắt gây ra cảm giác khó chịu, vướng víu và trong một số trường hợp còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về mắt. Do vậy, khi thấy mắt cộm xốn cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn.
Chia sẻ:
Chia sẻ