Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Thể Thao Được Không, Đá Bóng Được Không? – Tâm Minh Đường
Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không, có đá bóng được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Thể thao có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhưng cũng có khả năng khiến bệnh tình nặng hơn. Do vậy, người bệnh nên lưu ý chọn chơi các môn thể thao phù hợp, tránh tác động xấu đến cột sống.
Thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào?
Đĩa đệm bị thoát vị có thể xảy ra ở 2 vị trí là cột sống cổ và thắt lưng. Khi bị mắc phải loại bệnh này, các đốt xương sống không còn được lót một miếng đệm đàn hồi nữa, khiến cột sống không thể hoạt động linh hoạt như bình thường.
Việc chơi các môn thể thao thường thực hiện các động tác mạnh, tác động rất nhiều lực đến vết thương tại cột sống, đây cũng được coi là một trong số nhiều nguyên nhân thoát vị đĩa đệm điển hình. Người bệnh cần lưu ý không nên chơi các môn thể thao vận động mạnh để tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn. Thay vào đó, người bệnh chỉ nên chọn chơi các môn thể thao nhẹ nhàng.
Việc lựa chọn bộ môn nào phù hợp cho thể trạng người bệnh là rất quan trọng. Nếu tìm được bài tập phù hợp sẽ rất có lợi cho việc cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh có thể tham khảo một số bộ môn thể thao dưới đây:
- Đi bộ: Đây là một loại hình thể thao rất dễ tập luyện, không phải vận động quá mạnh. Bất cứ khi nào rảnh, người bệnh có thể đi bộ để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giúp vận động nhịp nhàng, tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Thông qua việc đi bộ, hầu hết các cơ bắp trong cơ thể đều sẽ được kích hoạt, các bó cơ, dây chằng, xương cốt co giãn giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
- Tập yoga: Yoga là một bộ môn thể thao tốt cho người thoát vị đĩa đệm. Với các bài tập nhẹ nhàng, từ từ kéo giãn từng bộ phận cơ thể, Yoga sẽ giúp cơ thể người tập trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn. Một số bài tập Yoga có lợi cho hệ xương khớp như bài tập tư thế rắn, bài tập bắc cầu, bài tập thiền, bài tập gập bụng,….
- Bơi lội: Việc thả lỏng cơ thể, thực hiện các động tác bơi đơn giản mỗi ngày giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng. Thêm vào đó, cơ thể sẽ được massage nhẹ nhờ làn nước trong hồ bơi, giúp hệ tuần hoàn máu được lưu thông dễ dàng, giảm áp lực lên đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có đá bóng được không?
Người bệnh thoát vị không nên lười hoạt động, lười tập thể thao mà nên chọn cho mình một môn thể thao thích hợp để tập luyện mỗi ngày. Thêm vào đó, việc hoạt động thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp tránh bị các biến chứng bệnh như teo cơ, teo khớp, cứng khớp,…… Điều này góp phần giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn rất nhiều so với việc chỉ nằm im một chỗ.
Tuy nhiên, bóng đá lại không phải lựa chọn sáng suốt cho những người đang gặp tổn thương ở đĩa đệm. Đây là môn thể thao vua cần hoạt động mạnh trong thời gian dài. Chơi bóng đá sẽ cần thực hiện các động tác xoay người nhanh, các cú va chạm lực rất mạnh do ngã, chen lấn, đỡ bóng, thực hiện các cú sút bóng,…..
Tất cả các hoạt động này bắt buộc cột sống phải chịu đựng một áp lực mạnh đè lên. Đã có rất nhiều cầu thủ đá bóng đã phải ngừng công việc của mình vì các chấn thương sau trận bóng.
Các chấn thương trong bóng đá là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm khá phổ biến. Vì vậy những người đang chiến đấu với căn bệnh này không nên chơi đá bóng, vô tính khiến bệnh tình càng thêm nặng hơn. Trường hợp người bệnh vẫn tiếp tục chơi đá bóng, có thể dẫn đến các biến chứng không mong muốn như sau:
- Vẹo cột sống: Khi bị thoát vị đĩa đệm cổ hoặc thắt lưng, các đốt xương sống nằm không đúng vị trí mà đang bị nghiêng, không theo một đường thẳng. Nếu bị một tác dụng lực mạnh do đá bóng sẽ rất dễ làm vẹo cột sống, gây nên cảm giác đau đớn.
- Bại liệt: Việc gánh chịu tác động mạnh vào vùng bị đau sẽ làm chèn ép lên đĩa đệm. Lúc này, phần chất nhầy càng nhô ra nhiều hơn, chèn mạnh vào các rễ dây thần kinh. Điều này khiến người bệnh rất dễ bị liệt 2 tay, 2 chân hoặc liệt cả người.
Vì vậy dù yêu thích đá bóng đến đâu, người bệnh cũng không nên chơi môn thể thao vua này.
XEM NGAY Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đạp Xe Không, Tư Thế và Cường Độ Đạp?
Lưu ý khi chơi thể thao với người thoát vị đĩa đệm
Dù tìm môn thể thao nào để tập luyện cũng cần phải lựa chọn kỹ càng, phù hợp với bệnh trạng của bản thân.
Người bệnh cần phải nhớ những lưu ý sau để chơi thể thao đúng cách:
- Khởi động kỹ: Tất cả các môn thể thao nào cũng cần khởi động cơ thể trước khi tiến hành chơi. Đối với người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải thực hiện các động tác khởi động kỹ và lâu hơn những người bình thường.
- Hỏi ý kiến bác sĩ: Tùy thể trạng người bệnh, cấp độ bệnh nặng hay nhẹ mà sẽ có một môn thể thao phù hợp. Người bệnh nên khám, xét nghiệm kỹ càng, và lắng nghe lời tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để tìm môn thể thao thích hợp.
- Tập đúng cách: Dù tập bất cứ môn thể thao nào cũng cần tập đúng tư thế, đúng cách, tránh tình trạng trật cơ, trật khớp ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm.
- Kiên nhẫn: Người bệnh nên tập mỗi ngày từ 20-60 phút một ngày. Không nên vội vã cố gắng tập quá sức sẽ không tốt cho đĩa đệm.
Xua tan nỗi lo thoát vị đĩa đệm với bài thuốc An Cốt Nam
Để vận động một cách bình thường, có thể chơi những bộ môn thể thao yêu thích, người bệnh cần tìm kiếm cho mình một giải pháp hiệu quả để chấm dứt hoàn toàn căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Trong số đó, việc sử dụng phác đồ điều trị bệnh từ trong ra ngoài là liệu pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn hơn cả.
Hiện nay trên thị trường, An Cốt Nam là bài thuốc duy nhất được bào chế dựa trên sự kết hợp giữa ba liệu pháp gồm Thuốc uống – Cao dán – Vật lý trị liệu và bài tập chuyên biệt. Phác đồ toàn diện của An Cốt Nam giúp người bệnh giải quyết được ba vấn đề cốt yếu: “Dứt điểm triệu chứng – Hồi phục tổn thương – Củng cố sức đề kháng và ngăn ngừa tái phát”.
- Thuốc uống: Được bào chế từ những thảo dược quý như Sâm Ngọc Linh, Trư Lũng Thảo, Thiên Niên Kiện… Thuốc uống có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, cung cấp các dưỡng chất cần thiết đến các khớp xương, giúp cho quá trình vận động trở nên linh hoạt và dễ dàng. Đặc biệt, thuốc uống được bào chế dưới dạng cao lỏng nên rất dễ hấp thụ qua thành dạ dày.
- Cao dán: Chiết xuất từ những thành phần như Đại Hồi, Địa Liền, Quế Chi… Cao dán có tác dụng giảm đau tức thời chỉ sau 30 phút đến 1 tiếng sử dụng.
Hiệu quả của An Cốt Nam đã được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ đánh giá rất cao. Cụ thể, ngay trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” được phát sóng trực tiếp trên VTV2, Ths.bs Hoàng Khánh Toàn đã dành nhiều lời khen ngợi về phác đồ điều trị của An Cốt Nam:
Lộ trình điều trị thoát vị đĩa đệm của An Cốt Nam:
- Sau 3 đến 5 ngày: Triệu chứng đau thoát vị giảm từ 30% đến 40%.
- Sau 5 đến 10 ngày: Cột sống dần phục hồi, tình trạng đau nhức giảm từ 60% đến 80%.
- Sau 10 đến 30 ngày: Cột sống hồi phục hoàn toàn, không còn đau nhức, người bệnh vận động dễ dàng.
1 ngày tìm hiểu không bằng một phút tư vấn
Bấm vào đây, chuyên gia chúng tôi sẽ giúp bạn!
Những ưu điểm nổi bật của An Cốt Nam:
- 100% dược liệu đều được trồng tại Viện Dược Liệu của Bộ y tế, đạt tiêu chuẩn CO – CQ.
- Quy trình bào chế ra bài thuốc uống rất nghiêm ngặt. Dược liệu được đun sắc ở ngưỡng 100 độ C trong suốt 24 giờ. Đảm bảo không trộn lẫn tân dược – Không sử dụng phụ gia – Không chứa chất bảo quản.
- Được cung cấp độc quyền bởi hai nhà thuốc là Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường (Hà Nội) và An Dược (Miền Nam). Đây là hai nhà thuốc đã đạt danh hiệu “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.
Hiệu quả của An Cốt Nam đã được rất nhiều bệnh nhân kiểm chứng. Trong đó có cả MC Quyền Linh và Nghệ sĩ Mạc Can. Lắng nghe tâm sự của họ thông qua những video dưới đây:
Chỉ sau 30 ngày sử dụng An Cốt Nam, MC Quyền Linh đã “xóa sổ” hoàn toàn chứng thoát vị đĩa đệm
Sau 3 năm bất lực trong việc tìm kiếm mọi phương thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, cuối cùng Anh Thắng (Hà Nội) đã hạ gục được căn bệnh khi sử dụng An Cốt Nam
Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ qua mục “chat cùng bác sĩ” dưới góc màn hình hoặc liên hệ qua địa chỉ:
“Thoát vị đĩa đệm có có chơi thể thao được không, có đá bóng được không?” Câu trả lời là bệnh nhân có thể và nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng. Người bệnh không nên chơi đá bóng, môn thể thao này sẽ gây ra nhiều biến chứng không tốt cho người bệnh.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường