Thơ là gì?
Thơ là gì?
Không phải đến bây giờ chúng ta mới đi tìm hiểu, cắt nghĩa hay lí giải về “Thơ là gì”, mà câu hỏi này đã được nhà nghiên cứu văn học Lưu Hiệp đặt ra trong cuốn cuốn Văn tâm điêu long cách đây 150 năm. Từ đó đến giờ, câu hỏi “thơ là gì” được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, lý luận, nhà báo, nhà văn, nhà thơ và tầng lớp bạn đọc trong nước như Hà Minh Đức với công trình “Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại”, hoặc Mã Giang Lân với công trình “Tìm hiểu thơ” [5], và trên thế giới, nghiên cứu, tìm câu trả lời. Nhưng dường như tất cả những câu trả lời cho “thơ là gì” từ trước đến nay đều chưa thỏa mãn được nhu cầu bạn đọc.
Phải chăng do nội hàm của thơ quá phong phú, đa dạng và đặc biệt, cho nên, ở từng thời điểm, từng thời đại, từng bối cảnh lịch sử, từng đặc điểm hình thái xã hội, đã có những cách hiểu về thơ khác nhau, tạo ra các khuynh hướng, quan điểm về thơ cũng hết sức khác nhau.
Vậy “Thơ là gì?” chúng ta cùng đi vào tìm hiểu các khía cạnh giải nghĩa về thơ, để chúng ta có một cách nhìn, cách cảm đầy đủ nhất về thể loại văn học đặc biệt này.
Theo như từ điển Tiếng Việt
giải thích nghĩa của “thơ”, thì “thơ” được hiểu theo các nghĩa:
Theo nghĩa danh từ: Thơ là một khái niệm, một thể loại của văn học. Thơ là hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu, vần điệu để thể hiện nội dung một cách hàm xúc. Ví dụ như: Làm thơ hay ngâm thơ thưởng nguyệt.
Theo nghĩa tính từ: Thơ được hiểu theo tính chất đặc điểm về nghĩa, như “nên thơ”, “phong cảnh rất thơ”, “thuở còn thơ”
Còn cắt nghĩa thơ theo thể loại văn học Việt Nam, thì câu hỏi “thơ là gì”, được trả lời chung và đầy đủ nhất là: “Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ . Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác”.
Và cũng theo như thể loại văn học Việt Nam, dựa vào số chữ trên câu, thì thơ được chia làm 8 thể loại:
1. Thơ lục bát:
– “Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”
– “Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.”
(Ca dao)
– “Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.
(Nguyễn Đình Thi)
2. Thơ song thất lục bát:
– “Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.”
(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn)
– Đàn “nguyệt dạ” hương đêm bay lạc
Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?
Phép gì khỏi nhớ đừng trông
Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi.
(Đôi mắt – Lưu Trọng Lư)
3. Thơ bốn chữ:
“Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Ngựa đua dưới nước
Tàu chạy trên bờ
Lên núi đặt lờ
Xuống sông bửa củi.”
4. Thơ năm chữ:
“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu.”
(Phò giá về kinh – Trần Quang Khải)
5. Thơ sáu chữ:
“Đường xưa bây chừ lẻ bước
Không em phố khác đi nhiều
Gót chân cợt đùa khói thuốc
Võ vàng phác nét cô liêu.”
(Mùa trăng không em – Huỳnh Nhật Minh)
6. Thơ bảy chữ:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!”
(Bản dịch “Sông núi nước Nam” của Trần Trọng Kim)
7. Thơ tám chữ:
“Thèm một lần về nhặt cánh phượng rơi
Sống lại tuổi thơ ngây nhiều mong ước
Thương đò thầy trong nắng mưa bao lượt
Gieo xanh mầm trên đất nước quê hương.”
(Thương lắm những chuyến đò)
8. Thơ tự do:
“Tôi trân trọng mời em dự chuyến tầu tình ái.
Trong một phút, một giây cuộc hành trình sẽ mở.
Tôi mời em.
Trân trọng mời em cùng đi, cùng khai mạc cuộc đời.
Tôi mời em đi ngay – không cần lấy vé..
Còn nếu cần thì tôi sẽ làm người bán vé..
Vé có thể là những lá thư xanh.
Tầu là gian nhà rất nhỏ..
Em có thể tô môi son rất đỏ, như khi đi dự một dạ yến tưng bừng..
Nhưng nếu vội vàng mà em để vành môi tái nhợt, mớ tóc bù tung, thì có hại gì đâu em!..
Tôi cũng rất vội.
Hành lý chỉ mang theo một vòng tay để ôm em.
Em đến ngay cho cuộc hành trình được mở..
Tôi đi vào kiều diễm của thân em.”
(Nguyên Sa trong bài thơ
Mời)
Khi xét về phương diện cơ bản cấu thành bài thơ, trong cuốn Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp – Trung Quốc, cách đây khoảng 1500 năm, đã đề cập đến ba phương diện cơ bản cấu thành nên một bài thơ.
Ba phương diện đó là: Tình cảm, ý nghĩa (tình văn) ; ngôn ngữ (hình văn) và âm thanh (thanh văn).
Ba phương diện cơ bản để cấu thành một bài thơ đã được nhà thơ Bạch Cư Dị đời nhà Đường – Trung Quốc kế tiếp quan điểm của Lưu Hiệp. Bạch Cư Dị đã cụ thể hóa vấn đề, và chỉ rõ các yếu tố then chốt tạo thành điều kiện tồn tại của thơ.
Bạch Cư Dị viết: “Cái cảm hóa được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa”.
Quan niệm của Bạch Cư Dị không chỉ dừng lại ở việc nêu lên các yếu tố cấu thành tác phẩm mà ông còn chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa chúng, giống như gốc rễ, mầm lá, hoa, quả gắn liền với nhau trong một thể thống nhất hoàn chỉnh và sống động.
Quan niệm thơ của Bạch Cư dị lúc đương thời đã được coi là quan niệm về thơ toàn diện và sâu sắc nhất trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa.
Phan Ngọc – Tạp chí văn học Việt nam. Trong bài viết của mình Phan Ngọc có những nhận định, đánh giá về thơ chủ yếu theo phương diện kết cấu ngôn ngữ.
Phan Ngọc viết: “Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này.”
Theo Phan Ngọc, thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ quái đản là vì nó không giống với ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Trong thơ có sự sắp xếp ngôn ngữ theo âm tiết, vần nhịp, khổ, câu, niêm, luật, bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, phải suy nghĩ mới cảm được giá trị về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.
Phan Ngọc còn cho rằng: “Mục đích của thơ là bắt mọi người tiếp nhận phải nhớ, cảm xúc và suy nghĩ và, cả ba mặt nhớ, cảm xúc và suy nghĩ đều là do cách tổ chức ngôn ngữ rất quái đản của nó. Trong ba mục đích thì nhớ là đầu tiên và quyết định, bởi vì nếu người ta quên ngay hình thức diễn đạt thì làm thế nào có thể cảm xúc và suy nghĩ được?”.
Theo bài diễn thuyết của ông Paul Géraldy diễn ở nhà “Nữ sĩ giảng tập viện” (Université des Annales) ở Paris ngày mồng 1 tháng 3 năm 1921. Thì thơ gống như một vi thần. Một vị thần, gồm hết cả những sự tất đẹp ở đời, khiến người đáng yêu đáng mến, mình phải ra sức mà phụng sự vị thần ấy cho thành tín, chứ lại muốn tự cao mà định phương châm, đặt phép tắc cho thơ, thời thật là điên cuồng ngông ngáo quá
Không chỉ vậy, vị kí giả còn cho rằng, thơ thơ là cái chí tiến thành, nghĩa là tấn tới cho được thành tựu. Nhờ vào chí tiến thành của con người đê tạo ra những tác phẩm thơ để đời, nó giống như một thành tựu để đời của loài người.
Trong bài thuyết giảng của ông Paul Géraldy chúng ta còn nhận thấy một
Xin được chuyển sang quan điểm của các nhà thơ khác trên thế giới.
Emily Dickinson là cây bút thơ đặc sắc nhất của Mỹ thế kỉ XIX. Bà đã để lại cho hậu thế tới 2000 bài thơ với nhiều bài có ý tưởng hết sức độc đáo.
Trong quan điểm về thơ ca, bà cũng có cách nhìn rất ấn tượng:” Nếu một cuốn sách làm cho tôi cảm thấy giá lạnh mà không một ngọn lửa nào có thể sưởi ấm, tôi biết đó là thơ. Nếu tôi cảm thấy mình đang cất cánh, tôi cũng biết đó là thơ. Đó là cách duy nhất để tôi biết những điều này, liệu còn cách nào khác nữa không? “.
Quan điểm của Emily Dickinson cho thấy, trong thơ là những cảm xúc” lạnh giá “nhất mà không ngọn lửa nào có thể sưởi ấm. Nhưng thơ cũng có thể khiến con người ta cất cánh bay lên. Mọi cảm xúc của con người có thể gửi vào trang thơ. Thơ có thể diễn tả mọi cung bậc cảm xúc của con người. Khả năng của thơ khiến con người đau khổ, lạnh giá, nhưng cũng có khả năng khiến con người hạnh phúc, hân hoan.
Robert Frost . Robert Frost – Nhân vật quan trọng của các diễn đàn thơ ca Mỹ
Ông được các nhà phê bình hiện đại nhận định là một nhà thơ dễ hiểu mà vẫn khó hiểu, giản dị mà phức tạp. Có lẽ, bởi bắt nguồn từ quan điểm kỳ bí về thơ của ông:” Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng “;” Thơ ca là những gì đã thất lạc trong quá trình chuyển đổi “.
Salvatore Quasimodo . Nhà thơ người Italia, Salvatore Quasimodo nổi tiếng nhờ những vần thơ trữ tình với ngôn ngữ tinh lọc và đẹp đẽ một cách chuẩn mực.
Ông nói:” Thơ là sự mặc khải rằng người làm thơ tin rằng cảm xúc của họ chính là tiếng lòng của độc giả “.
Edgar Allan Poe: ” Nhà thơ điên “Edgar Allan Poe
Ông là tác giả của những phát ngôn nổi tiếng như:” Nỗi buồn là giọng điệu phù hợp nhất của thơ ca “;” Tôi định nghĩa rất ngắn về thơ ca, ngôn ngữ thơ là nhịp điệu thẫm mỹ. Trọng tài duy nhất của chúng là khẩu vị. Trí khôn và nhận thức chỉ khiến nó trở thành một tài sản. Trừ yếu tố tình cờ, thơ không quan tâm tới bất cứ điều gì, dù là nghĩa vụ hay chân lý “.
John Cage . Theo John Cage, thơ là giá trị trường tồn mãi mãi
Ông cũng chính là tác giả của câu nói nổi tiếng:” Còn có thơ ngay khi chúng ta nhận ra rằng mình không sở hữu bất cứ điều gì “.
Kahlil Gibran . Kahlil Gibran là tác giả của những vần thơ đầy tính nhân văn.
Với thơ, ông cũng có một định nghĩa rất ấn tượng:” Thơ là thỏa thuận giữa niềm vui, nỗi đau và băn khoăn, với một dấu gạch ngang của từ điển “.
Mary Oliver . Với Mary Oliver, thơ là một cách sống:” Thơ không phải là một nghề, đó là một cách sống. Nó là một chiếc giỏ không, bạn đặt cuộc sống của mình vào đó và khiến một cái gì đó ra đời từ đó “.
T. S. Eliot . T. S. Eliot, chủ nhân giải Nobel 1948 cũng là nhà thơ vĩ đại của nước Anh thế kỷ 20. Sinh thời, ông từng nói:” Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính. Nhưng, tất nhiên là chỉ những người có cá tính và cảm xúc biết ý nghĩa của việc muốn thoát khỏi những điều này. “
William Wordsworth . William Wordsworth nhấn mạnh sự chiêm nghiệm trong thơ ca:” Thơ tràn ra tự phát khi cảm xúc dâng cao. Nó bắt nguồn từ sự hồi tưởng trong yên tĩnh, cảm xúc dự tính sẽ đến nhờ một phản ứng. Từ đó, sự yên tĩnh dần biến mất và một cảm xúc đồng điệu với sự chiêm nghiệm ra đời. Đó cũng chính là điều thực sự tồn tại trong tâm trí chúng ta “.
Philip Larkin . Từng là một thủ thư ở Leicester, Philip Larkin với những vần thơ” khắc khổ “cũng là một tiếng thơ được yêu thích nhất nhì ở nước Anh. Ông từng nói:” Tôi tin rằng mỗi bài thơ là một vũ trụ duy nhất, do đó không có cái gọi là truyền thống, một huyền thoại chung trong mỗi bài thơ của các nhà thơ khác nhau.. “
Matthew Arnold. Matthew Arnold đề cao vai trò thơ ca với lối thoát của cuộc sống:” Thơ ca ở dưới đáy của chỉ trích về cuộc sống, rằng sự vĩ đại của một nhà thơ nằm trong những ý tưởng đẹp đẽ và mạnh mẽ để sống và trả lời cho câu hỏi làm thế nào để sống “.
Dylan Thomas . Dylan Thomas có một tuổi thanh xuân huy hoàng với vị trí đỉnh cao trong thơ ca Xứ Wales.
Cách định nghĩa về thơ của ông cũng hết sức độc đáo và sôi nổi:” Thơ là những gì làm bạn khóc, cười, đau khổ, câm lặng, làm cho các móng chân của bạn lấp lánh, làm bạn muốn làm mọi điều hoặc chỉ ngồi yên một chỗ, khiến bạn thấy rằng mình cô độc trong thế giới, rằng hạnh phúc, khổ đau của riêng mình đã được mãi mãi sẻ chia “.
Percy Bysshe Shelley – Một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XIX, người được gọi là” Shelley điên rồ “. Tuy có một cuộc đời ngắn ngủi nhưng hết sức lãng mạn. Nhà thơ đã để lại khối lượng tác phẩm lớn 1821 bài.
Nhà thơ cho rằng:” Thơ thực sự là một điều gì đó rất thiêng liêng. Nó vừa là trung tâm, đồng thời là chu vi của tri thức, là bao gồm các khoa học, nguồn gốc và thành quả của các hệ thống tư tưởng. Đó là sự hồi sinh của mùa xuân.. “
” Thơ ghi lại những khoảnh khắc đỉnh cao và hạnh phúc nhất của tâm hồn “.
” Thơ ca, trong ý thức chung có thể định nghĩa là biểu hiện của trí tưởng tượng, và thơ ca cũng là khả năng thiên bẩm khi con người sinh ra “.
” Thơ ca là một tấm gương có thể khiến cái đẹp cũng có thể bị biến dạng “.
Hay” Thơ là sự thần thánh hóa thực tại “(Edith Sitwell ), ” Thơ là những gì đáng ghi nhớ trong cuộc sống “(William Hazlitt), ” Thơ là ngôn ngữ chưng cất mạnh mẽ nhất của bản thân tác giả “(Rita Dove ).
Theo– Tạp chí văn học Việt nam. Trong bài viết của mình Phan Ngọc có những nhận định, đánh giá về thơ chủ yếu theo phương diện kết cấu ngôn ngữ.Phan Ngọc viết: “Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này.”Theo Phan Ngọc, thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ quái đản là vì nó không giống với ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Trong thơ có sự sắp xếp ngôn ngữ theo âm tiết, vần nhịp, khổ, câu, niêm, luật, bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, phải suy nghĩ mới cảm được giá trị về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.Phan Ngọc còn cho rằng: “Mục đích của thơ là bắt mọi người tiếp nhận phải nhớ, cảm xúc và suy nghĩ và, cả ba mặt nhớ, cảm xúc và suy nghĩ đều là do cách tổ chức ngôn ngữ rất quái đản của nó. Trong ba mục đích thì nhớ là đầu tiên và quyết định, bởi vì nếu người ta quên ngay hình thức diễn đạt thì làm thế nào có thể cảm xúc và suy nghĩ được?”.Theo bài diễn thuyết của ôngdiễn ở nhà “Nữ sĩ giảng tập viện” (Université des Annales) ở Paris ngày mồng 1 tháng 3 năm 1921. Thì thơ gống như mộtMột vị thần, gồm hết cả những sự tất đẹp ở đời, khiến người đáng yêu đáng mến, mình phải ra sức mà phụng sự vị thần ấy cho thành tín, chứ lại muốn tự cao mà định phương châm, đặt phép tắc cho thơ, thời thật là điên cuồng ngông ngáo quáKhông chỉ vậy, vị kí giả còn cho rằng, thơ thơ là cái chí tiến thành, nghĩa là tấn tới cho được thành tựu. Nhờ vào chí tiến thành của con người đê tạo ra những tác phẩm thơ để đời, nó giống như một thành tựu để đời của loài người.Trong bài thuyết giảng của ông Paul Géraldy chúng ta còn nhận thấy một định nghĩa khá trừu tượng nữa về thơ, đó là: “Thơ là sự hình dung tưởng tượng ra một cái kiểu làm người về tương lai. Về quan niệm thơ này, xin phép người viết không bình thêm gì.là cây bút thơ đặc sắc nhất của Mỹ thế kỉ XIX. Bà đã để lại cho hậu thế tới 2000 bài thơ với nhiều bài có ý tưởng hết sức độc đáo.Trong quan điểm về thơ ca, bà cũng có cách nhìn rất ấn tượng:” Nếu một cuốn sách làm cho tôi cảm thấy giá lạnh mà không một ngọn lửa nào có thể sưởi ấm, tôi biết đó là thơ. Nếu tôi cảm thấy mình đang cất cánh, tôi cũng biết đó là thơ. Đó là cách duy nhất để tôi biết những điều này, liệu còn cách nào khác nữa không? “.Quan điểm của Emily Dickinson cho thấy, trong thơ là những cảm xúc” lạnh giá “nhất mà không ngọn lửa nào có thể sưởi ấm. Nhưng thơ cũng có thể khiến con người ta cất cánh bay lên. Mọi cảm xúc của con người có thể gửi vào trang thơ. Thơ có thể diễn tả mọi cung bậc cảm xúc của con người. Khả năng của thơ khiến con người đau khổ, lạnh giá, nhưng cũng có khả năng khiến con người hạnh phúc, hân hoan.. Robert Frost -Ông được các nhà phê bình hiện đại nhận định là một nhà thơ dễ hiểu mà vẫn khó hiểu, giản dị mà phức tạp. Có lẽ, bởi bắt nguồn từ quan điểm kỳ bí về thơ của ông:” Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng “;” Thơ ca là những gì đã thất lạc trong quá trình chuyển đổi “.. Nhà thơ người Italia, Salvatore Quasimodo nổi tiếng nhờ những vần thơ trữ tình với ngôn ngữ tinh lọc và đẹp đẽ một cách chuẩn mực.Ông nói:” Thơ là sự mặc khải rằng người làm thơ tin rằng cảm xúc của họ chính là tiếng lòng của độc giả “.Ông là tác giả của những phát ngôn nổi tiếng như:” Nỗi buồn là giọng điệu phù hợp nhất của thơ ca “;” Tôi định nghĩa rất ngắn về thơ ca, ngôn ngữ thơ là nhịp điệu thẫm mỹ. Trọng tài duy nhất của chúng là khẩu vị. Trí khôn và nhận thức chỉ khiến nó trở thành một tài sản. Trừ yếu tố tình cờ, thơ không quan tâm tới bất cứ điều gì, dù là nghĩa vụ hay chân lý “.Ông cũng chính là tác giả của câu nói nổi tiếng:” Còn có thơ ngay khi chúng ta nhận ra rằng mình không sở hữu bất cứ điều gì “.Với thơ, ông cũng có một định nghĩa rất ấn tượng:” Thơ là thỏa thuận giữa niềm vui, nỗi đau và băn khoăn, với một dấu gạch ngang của từ điển “.” Thơ không phải là một nghề, đó là một cách sống. Nó là một chiếc giỏ không, bạn đặt cuộc sống của mình vào đó và khiến một cái gì đó ra đời từ đó “.. T. S. Eliot, chủ nhân giải Nobel 1948 cũng là nhà thơ vĩ đại của nước Anh thế kỷ 20. Sinh thời, ông từng nói:” Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính. Nhưng, tất nhiên là chỉ những người có cá tính và cảm xúc biết ý nghĩa của việc muốn thoát khỏi những điều này. “” Thơ tràn ra tự phát khi cảm xúc dâng cao. Nó bắt nguồn từ sự hồi tưởng trong yên tĩnh, cảm xúc dự tính sẽ đến nhờ một phản ứng. Từ đó, sự yên tĩnh dần biến mất và một cảm xúc đồng điệu với sự chiêm nghiệm ra đời. Đó cũng chính là điều thực sự tồn tại trong tâm trí chúng ta “.. Từng là một thủ thư ở Leicester, Philip Larkin với những vần thơ” khắc khổ “cũng là một tiếng thơ được yêu thích nhất nhì ở nước Anh. Ông từng nói:” Tôi tin rằng mỗi bài thơ là một vũ trụ duy nhất, do đó không có cái gọi là truyền thống, một huyền thoại chung trong mỗi bài thơ của các nhà thơ khác nhau.. “:” Thơ ca ở dưới đáy của chỉ trích về cuộc sống, rằng sự vĩ đại của một nhà thơ nằm trong những ý tưởng đẹp đẽ và mạnh mẽ để sống và trả lời cho câu hỏi làm thế nào để sống “.Cách định nghĩa về thơ của ông cũng hết sức độc đáo và sôi nổi:” Thơ là những gì làm bạn khóc, cười, đau khổ, câm lặng, làm cho các móng chân của bạn lấp lánh, làm bạn muốn làm mọi điều hoặc chỉ ngồi yên một chỗ, khiến bạn thấy rằng mình cô độc trong thế giới, rằng hạnh phúc, khổ đau của riêng mình đã được mãi mãi sẻ chia “.- Một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XIX, người được gọi là” Shelley điên rồ “. Tuy có một cuộc đời ngắn ngủi nhưng hết sức lãng mạn. Nhà thơ đã để lại khối lượng tác phẩm lớn 1821 bài.Nhà thơ cho rằng:” Thơ thực sự là một điều gì đó rất thiêng liêng. Nó vừa là trung tâm, đồng thời là chu vi của tri thức, là bao gồm các khoa học, nguồn gốc và thành quả của các hệ thống tư tưởng. Đó là sự hồi sinh của mùa xuân.. “” Thơ ghi lại những khoảnh khắc đỉnh cao và hạnh phúc nhất của tâm hồn “.” Thơ ca, trong ý thức chung có thể định nghĩa là biểu hiện của trí tưởng tượng, và thơ ca cũng là khả năng thiên bẩm khi con người sinh ra “.” Thơ ca là một tấm gương có thể khiến cái đẹp cũng có thể bị biến dạng “.Hay” Thơ là sự thần thánh hóa thực tại “), ” Thơ là những gì đáng ghi nhớ trong cuộc sống “(William Hazlitt), ” Thơ là ngôn ngữ chưng cất mạnh mẽ nhất của bản thân tác giả “().
Đi tìm cho câu trả lời cho” thơ là gì “thì không chỉ có các nhà thơ, nhà lí luận, nhà phê bình đưa ra câu trả lời thể hiện quan điểm của mình về thơ, mà trong quá trình phát triển của nền văn học, thì câu trả lời cho câu hỏi” thơ là gì “còn tạo ra những khuynh hướng những quan điểm chung của các nhà thơ cùng thời kỳ.
Những khuynh hướng thơ:
– Thơ là văn học
:
Trong quá trình phát triển văn học, thơ là một hình thức sáng tác văn học đầu tiên của loài người. Lúc đó, ngoài thơ ra, văn học chưa hình thành các thể loại văn học nào khác. Chính vì vậy mà có một thời gian rất dài thuật ngữ thơ được dùng chỉ chung cho văn học.
–
Thơ là nghệ thuật ngôn từ.
Quan niệm” thơ là nghệ thuật ngôn từ “chủ yếu được bắt nguồn từ các nhà thơ phương Tây thời kỳ hiện đại. Vào thời kỳ này, các nhà thơ phương Tây có xu hướng xem thơ là nghệ thuật ngôn từ. Không chỉ một bức tượng, một bức điêu khắc, một bức ảnh hay một bức họa mới là một tác phẩm nghệ thuật. Mà các nhà thơ Phương Tây cho rằng, làm thơ tức là làm cho ngôn ngữ trở thành tác phẩm nghệ thuật. Tức là trong thơ có họa.
Quan điểm này đã được các nhà thơ, nhà lí luận văn học, thế hệ các độc giả ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đồng thuận cao.
Thế kỷ XX, điển hình thơ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du:
-” Ngày xuân con en đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa “.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Thế kỳ XX, thơ HỒ Chí Minh với bài” Cảnh Khuya “:
-” Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà “
(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)
Thế giới, nhà thơ Xô viết nổi tiếng V. Maiacovsky thì tâm niệm:
-” Chuyện cách mạng, chuyện đất nước vang lên
Hay chuyện chính của con tim tôi đó “.
Đồng thời ông cũng đã nói lên lao động sáng tạo của nhà thơ căng thẳng như thế nào:
-” Phải tốn hàng nghìn cân quặng chữ
Để thu về một chữ mà thôi “.
Dù không nói rõ ra quan điểm về thơ là nghệ thuật ngôn từ, tác phẩm thơ phải là một tác phẩm nghệ thuật, nhưng ở thế kì VIII, những trăn trở của nhà thơ Đỗ Phủ cũng khiến chúng ta hiểu rõ thêm phần nào về quan điểm thơ này. Thánh thơ viết:” Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu “. Tức là: Lời thơ chưa làm cho người ta kinh ngạc, thán phục, đến chết chưa thôi sửa chữa. Chúng ta hiểu vì sao mỗi tác phẩm thơ của Đỗ Phủ lại có giá trị trường tồn đến vậy.
Điều đó có nghĩa là thông điệp mà nhà thơ gửi đến bạn đọc phải có chất thơ trong nội dung trữ tình cũng như hình thức thể hiện. Thơ muốn mang bất cứ
sứ mệnh lớn lao nào thì trước hết phải là thơ đã
.
– Thơ là một hệ thống kí hiệu.
Theo các nhà cấu trúc luận Pháp, thơ là một hệ thống ký hiệu. Ý nghĩa của tác phẩm thơ tùy thuộc vào các quan hệ bên trong văn bản. Thơ là một hình thức ngôn ngữ có tính chất tự quy chiếu và tự đầy đủ cho nó.
Bài thơ” Tống biệt hành “của Thâm Tâm là một trong những ví dụ điển hình về hệ thống kí hiệu trong thơ. Bài thơ viết về chủ đề ly biệt, và được đưa vào phong trào” thời 1930 – 1945. Nhưng có lẽ trong văn học Việt Nam, trước và sau Thâm Tâm, không ai viết về chia ly đầy tính bi hùng, trữ tình và mãnh liệt đến như thế. Hệ thống kí hiệu mà Thâm Tâm đưa vào bài thơ mình như là: “Tiếng sóng, không thẳm, không vàng vọt, đầy hoàng hôn, chí lớn..”. Để hiểu được hết ý nghĩa bài thơ, thì độc giả phải hiểu hết được hệ thống kí hiệu trong bài thơ đó.
– “Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng..
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí lớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
Mây thu đầu núi, gió lên trăng (**)
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm.
Ly khách ven trời nghe muốn khóc,
Tiếng đời xô động, tiếng hờn căm (***).
(Tống biệt hành – Thâm Tâm)
– Khuynh hướng” Thi ngôn tình “(trong thơ có tình).
Khuynh hướng này xuất hiện từ thế kỷ III đời Đống Tấn – Trung Quốc, và ảnh hướng trực tiếp đến trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Việt Nam nữa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, tiêu biểu là đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm” Truyện Kiều “.
-” Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo.
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha “.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Xuân Diệu – nhà thơ tình tài ba của chúng ta, dường như đang thổi hồn vào từng câu, từng chữ của đoạn thơ khiến nó trở nên sinh động và hấp dẫn, đầy màu sắc, hàm nghĩa, tình ý đang tràn ra qua từng câu thơ:
” Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt
..
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! “
(Vội vàng – Xuân Diệu).
-” Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai,
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. “
(Tôi yêu em – Puskin)
Quan niệm” thi ngôn tình “gần với thuyết biểu hiện trong thơ phương Tây. Theo đó, thơ là sự tuôn tràn, bột phát những tình cảm mãnh liệt.
– Thơ sử dụng tối ưu các thủ pháp nghệ thuật.
Thơ là một giá trị tổng hợp: Tư tưởng, tình cảm, đạo đức.. nhưng trước hết là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Chất thơ thể hiện không chỉ ở nội dung trữ tình mà còn ở chỗ nhà nghệ sĩ ngôn từ đã sáng tạo bằng các thủ pháp nào.
Với phong trào Thơ mới (1932-1945) ngoài những thủ pháp nghệ thuật thơ truyền thống như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.. thơ Việt Nam đã sáng tạo thêm các thủ pháp mới như: Miêu tả khách thể thẩm mỹ một cách cụ thể, cảm tính (thơ” tả chân “), phức hợp (tương hợp) cảm giác, đặt cạnh nhau những từ xa nhau về ngữ nghĩa. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều thủ pháp nghệ thuật hiện đại, đặc biệt là sự sáng tạo về thi ảnh, biểu tượng và ngữ âm.
Điển hình như những câu thơ trong bài thơ” Nhớ rừng “của Thế Lữ:
-” Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? “
(Nhớ rừng – Thế Lữ)
Thế Lữ, cây bút tiên phong, mở đường, đặt những viên gạch hồng cho phong trào Thơ Mới (1930 – 1945) bằng” con cưng” “Nhớ rừng” đã có những câu thơ sử dụng thành công hai bút pháp nghệ thuật tiêu biểu là bút pháp lãng mạn kết hợp với bút pháp tả thực cùng với sử dụng sáng tạo các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ, lặp cấu trúc, câu hỏi tu từ.. đã tạo nên những câu thơ mà khiến người đọc vô cùng ấn tượng, sâu sắc, độc đáo, đọc một lần thôi nhưng không thể nào quên.
–
Thơ được sáng tạo theo nguyên lý lạ hóa
Ở đây chúng ta hiểu, Lạ hóa không chỉ là thủ pháp mà còn là nguyên lý căn bản của thơ. Bởi nhà thơ thường không nhìn theo quan niệm của số đông. Với họ đó là sự “quen thuộc”, là “lối mòn”. Nam Cao cũng từng thể hiện rõ quan điểm này trong tác phẩm của mình, ông viết: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối” “Nghệ thuật.. phải khơi những nguồn chưa ai khơi, viết những gì chưa ai viết”. Với các nhà thơ, thơ phải gây được hiệu ứng tâm lý ngạc nhiên, thú vị và khâm phục ở người tiếp nhận:
“Ô! Hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông”.
(Tỳ bà – Bích Khê)
Với quan niệm “thơ được sáng tác theo nguyên lí lạ hóa”, nên ở mỗi bài thơ, khiến độc giả đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ngạc nhiên ở khả năng nhìn ra cái mới nơi thế giới quen thuộc, ngạc nhiên ở tài năng sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng ngôn từ và các thủ pháp nghệ thuật.
Vì vậy mà cùng một chủ đề về Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam, nhưng ở mỗi tác phẩm, mỗi nhà thơ lại thể hiện các khía cạnh khác nhau về Bác một cách đôc đáo và sâu sắc.
Nhà thơ Tố Hữu viết:
– “Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn:” Còn non nước.. “
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều”.
Nhà thơ Chế Lan Viên viết:
– “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương”.
Với quan điểm “thơ được sáng tạo theo nguyên lý lạ hóa”, nên các nhà thơ, dù ở thế kỷ nào cũng tạo ra sự vận động không ngừng nghỉ của thơ. Thơ luôn mới, luôn lạ hóa. Sứ mệnh của thơ là phải luôn tạo ra cái mới.
– Thơ phải có tính nhạc.
Tính nhạc không chỉ phân biệt thơ với các loại hình nghệ thuật ngôn từ khác mà còn làm cho mỗi bài thơ là một sinh thể nghệ thuật.
Ở mỗi bài thơ hay ta thấy lời thơ được linh cảm về nhạc của thi sĩ dẫn dắt, nhịp điệu vừa tự do, vừa không vi phạm “luật pháp của âm thanh”, cuốn hút người đọc. Thậm chí nhạc có thể đi trước ngữ nghĩa, ta chưa kịp hiểu đã cảm thấy hay như trong thơ tượng trưng. Điển hình như trong thể loại thơ truyền thống lục bát Khi đọc bất cứ câu thơ lục bát, bài thơ lục bát nào, người đọc cũng cảm được tiếng nhạc trong đó, dù có phổ nhạc hay không, thì người đọc cũng có thể ngâm, ru lên ru dương vài điệu.
– “Cái cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Nếu xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!”
– “Qua đình ngả non trông đình
Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu.”
Hay trong bài thơ “Màu thời gian” (Đoàn Phú Tứ), chúng ta cảm nhận rõ tính nhạc trong từng lời thơ của bài.
– “
Màu thời gian
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong vườn xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình
Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
Duyên trăm năm dứt đoạn
Tình một thủa còn vương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát”.
(Đoàn Phú Tứ)
Nhờ có tính nhạc, bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát phổ nhạc thành các bài hát cùng tên.
Thơ thuộc lĩnh vực thần bí:Platon cho rằng khi làm thơ thi sĩ bị thần linh chi phối.
Lục Cơ (Trung Quốc) đã lý giải về sự sinh thành của thơ là do sự rung động của Đạo.
– Thơ đối lập với văn xuôi.
Chức năng ngữ học của văn xuôi là định danh và biểu đạt. Chức năng ngữ học của thơ là khơi gợi trí tưởng tượng sáng tạo.
Như vậy, chúng ta thấy sự cắt nghĩa về thơ phụ thuộc hoàn toàn về cách cảm của mỗi người, ở mỗi thời điểm. Tựu chung lại, ta nhận thấy, thơ có điểm chung: Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người, là tiếng nói của tình cảm con người, phản ánh nội dung và thể hiện tưởng tưởng quan điểm nào đó.
Thơ thuộc phương thức trữ tình, lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội tâm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời.
Cảm xúc trong thơ đóng vai trò quyết định, là nguồn cội của mọi sáng tạo nghệ thuật.
Thơ sử dụng ngôn từ nghệ thuật kết hợp với các biện pháp tư từ, các phương thức biểu đạt.
Mỗi một bài thơ là một tác phẩm nghệ thuật.
Thơ mạng sứ mệnh của lịch sử.
Nội dung HOT bị ẩn:
Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
Platon cho rằng khi làm thơ thi sĩ bị thần linh chi phối.Lục Cơ (Trung Quốc) đã lý giải về sự sinh thành của thơChức năng ngữ học của văn xuôi là định danh và biểu đạt. Chức năng ngữ học của thơ là khơi gợi trí tưởng tượng sáng tạo.Như vậy, chúng ta thấy sự cắt nghĩa về thơ phụ thuộc hoàn toàn về cách cảm của mỗi người, ở mỗi thời điểm. Tựu chung lại, ta nhận thấy, thơ có điểm chung: Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người, là tiếng nói của tình cảm con người, phản ánh nội dung và thể hiện tưởng tưởng quan điểm nào đó.Thơ thuộc phương thức trữ tình, lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội tâm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời.Cảm xúc trong thơ đóng vai trò quyết định, là nguồn cội của mọi sáng tạo nghệ thuật.Thơ sử dụng ngôn từ nghệ thuật kết hợp với các biện pháp tư từ, các phương thức biểu đạt.Mỗi một bài thơ là một tác phẩm nghệ thuật.Thơ mạng sứ mệnh của lịch sử.
Nguyễn Hương.