Thiếu tướng Lê Mã Lương: Chiến thắng huyền thoại mang tầm vóc thời đại

Tiền tuyến lo cho… hậu phương

Ông có thể chia sẻ cảm xúc của mình cách đây 45 năm, khi biết tin Mỹ sẽ đưa “pháo đài bay” B-52 vào bầu trời Hà Nội?

Ông có thể chia sẻ cảm xúc của mình cách đây 45 năm, khi biết tin Mỹ sẽ đưa “pháo đài bay” B-52 vào bầu trời Hà Nội?

– Khi Mỹ đem B-52 ném bom Hà Nội, tôi đang chiến đấu ở “cối xay thịt” Quảng Trị. Dù không bất ngờ, bởi trước đó nhiều năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên đoán: “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”. Nhưng những chiến sĩ ở tiền tuyến không giấu được nỗi lo, bởi đã rất “ngấm” sức tàn phá khủng khiếp từ các trận bom rải thảm của B-52 suốt từ năm 1968 đến 1972 tại Quảng Bình, Quảng Trị. Không chỉ thoáng qua trong một phút, mà một ngày mấy trận, đau đớn vô cùng khi thấy đồng đội nằm xuống, xung quanh bị cày xới hoang tàn. Những cảnh như thế, với người lính hàng ngày cận kề sinh tử đã trở nên quá đỗi “bình thường”, nhưng với hậu phương thì khác. Chúng tôi cứ lo không biết mọi người có kịp sơ tán không, lưới lửa phòng không có đủ bảo vệ khi chưa được thử lửa đáng kể với những vũ khí tối tân Mỹ đưa vào. Rồi việc bố trí trận địa nữa, để lập một lưới lửa phòng không là không hề đơn giản, phải phối hợp nhịp nhàng giữa không quân, tên lửa, ra đa, cao xạ, giữa quân chủ lực và quân địa phương. Tất cả phải rất chi tiết, bởi không cẩn thận, đạn của ta lại bắn vào máy bay mình ngay.

– Khi Mỹ đem B-52 ném bom Hà Nội, tôi đang chiến đấu ở “cối xay thịt” Quảng Trị. Dù không bất ngờ, bởi trước đó nhiều năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên đoán: “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”. Nhưng những chiến sĩ ở tiền tuyến không giấu được nỗi lo, bởi đã rất “ngấm” sức tàn phá khủng khiếp từ các trận bom rải thảm của B-52 suốt từ năm 1968 đến 1972 tại Quảng Bình, Quảng Trị. Không chỉ thoáng qua trong một phút, mà một ngày mấy trận, đau đớn vô cùng khi thấy đồng đội nằm xuống, xung quanh bị cày xới hoang tàn. Những cảnh như thế, với người lính hàng ngày cận kề sinh tử đã trở nên quá đỗi “bình thường”, nhưng với hậu phương thì khác. Chúng tôi cứ lo không biết mọi người có kịp sơ tán không, lưới lửa phòng không có đủ bảo vệ khi chưa được thử lửa đáng kể với những vũ khí tối tân Mỹ đưa vào. Rồi việc bố trí trận địa nữa, để lập một lưới lửa phòng không là không hề đơn giản, phải phối hợp nhịp nhàng giữa không quân, tên lửa, ra đa, cao xạ, giữa quân chủ lực và quân địa phương. Tất cả phải rất chi tiết, bởi không cẩn thận, đạn của ta lại bắn vào máy bay mình ngay.

Tuy nhiên, những lo lắng ấy đã “bằng thừa”, khi Hà Nội, Hải Phòng cùng các tỉnh miền Bắc thực sự trở thành nỗi kinh hoàng đối với không quân Hoa Kỳ. T.Ư và Hà Nội đã chuẩn bị tâm thế, thiết lập thế trận và tinh thần sẵn sàng chiến đấu rất chu đáo, chỉn chu. Qua đêm đầu, những tin tức chiến thắng, đặc biệt là việc bắn hạ “pháo đài bay” B-52 không chỉ giúp chúng tôi vơi đi nỗi lo, mà còn tiếp thêm sức mạnh cho tiền tuyến ở Quảng Trị.

Tuy nhiên, những lo lắng ấy đã “bằng thừa”, khi Hà Nội, Hải Phòng cùng các tỉnh miền Bắc thực sự trở thành nỗi kinh hoàng đối với không quân Hoa Kỳ. T.Ư và Hà Nội đã chuẩn bị tâm thế, thiết lập thế trận và tinh thần sẵn sàng chiến đấu rất chu đáo, chỉn chu. Qua đêm đầu, những tin tức chiến thắng, đặc biệt là việc bắn hạ “pháo đài bay” B-52 không chỉ giúp chúng tôi vơi đi nỗi lo, mà còn tiếp thêm sức mạnh cho tiền tuyến ở Quảng Trị.

Đã nhiều năm trực tiếp chiến đấu rồi chuyển sang làm nghiên cứu, dưới góc độ chuyên gia quân sự, ông có thể phân tích sâu hơn những yếu tố làm nên chiến thắng huyền thoại này?

Đã nhiều năm trực tiếp chiến đấu rồi chuyển sang làm nghiên cứu, dưới góc độ chuyên gia quân sự, ông có thể phân tích sâu hơn những yếu tố làm nên chiến thắng huyền thoại này?

– Theo tôi, sự tính toán tài tình của Bác và sự chủ động của T.Ư đã giúp quân ta chủ động các phương án ứng phó. Quyết tâm đánh B-52 từ lời Bác dạy: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-57, B-52, hay “Bê” gì đi chăng nữa thì ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”. Ngay từ tháng 5/1966, Quân chủng PK-KQ đã tổ chức cho Trung đoàn tên lửa 238 (Sư đoàn 363) cơ động chiến đấu, trực tiếp nghiên cứu cách đánh tại chiến trường Vĩnh Linh. Trải qua gần một năm vừa hành quân vừa chiến đấu, hai phân đội 81 và 83 thực hiện nhiệm vụ phục kích đánh B-52. Trung đoàn đã tổ chức nghiên cứu tìm hiểu B-52 từ những trận mưa bom để quan sát trực tiếp từ những vệt khói, từ các bài bom nổ để phân tích đội hình bay và chiến thuật hoạt động của B-52. Rồi máy bay Mig cũng được bí mật đưa vào Đồng Hới và Vũ Đình Rạng là phi công đầu tiên hạ gục B-52 từ năm 1971. Đây là những kinh nghiệm cực kỳ quan trọng được quân ta đúc rút để sẵn sàng giăng lưới “bắt” B-52.

– Theo tôi, sự tính toán tài tình của Bác và sự chủ động của T.Ư đã giúp quân ta chủ động các phương án ứng phó. Quyết tâm đánh B-52 từ lời Bác dạy: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-57, B-52, hay “Bê” gì đi chăng nữa thì ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”. Ngay từ tháng 5/1966, Quân chủng PK-KQ đã tổ chức cho Trung đoàn tên lửa 238 (Sư đoàn 363) cơ động chiến đấu, trực tiếp nghiên cứu cách đánh tại chiến trường Vĩnh Linh. Trải qua gần một năm vừa hành quân vừa chiến đấu, hai phân đội 81 và 83 thực hiện nhiệm vụ phục kích đánh B-52. Trung đoàn đã tổ chức nghiên cứu tìm hiểu B-52 từ những trận mưa bom để quan sát trực tiếp từ những vệt khói, từ các bài bom nổ để phân tích đội hình bay và chiến thuật hoạt động của B-52. Rồi máy bay Mig cũng được bí mật đưa vào Đồng Hới và Vũ Đình Rạng là phi công đầu tiên hạ gục B-52 từ năm 1971. Đây là những kinh nghiệm cực kỳ quan trọng được quân ta đúc rút để sẵn sàng giăng lưới “bắt” B-52.