Thiết kế kiến trúc chùa Ba Vàng – ĐỒ ĐỒNG LÊ GIA
Chùa Ba Vàng tọa lạc ở lưng chừng núi Thành Đẳng, là sơn môn thuộc Trúc Lâm Yên Tử. Trải qua nhiều lần trùng tu, từ một ngôi chùa hoang tàn nằm sâu trong núi, đến nay chùa Ba Vàng đã trở thành một Đại hùng Bảo điện lớn nhất Việt Nam. Kiến trúc chùa Ba Vàng mang đậm nét văn hóa phương Đông pha lẫn chút hiện đại rất riêng và độc đáo.
Toàn cảnh chùa Ba Vàng- Quảng Ninh
Chùa Ba Vàng là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biết nhất của Việt Nam. Ngôi chùa có tên gọi là Bảo Quang tự, được xây dựng vào đời vua Lê Dụ Tông (1706). Thiền Tổ khai sáng của chùa là Thiền Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn – Tuệ Bích Phổ Giác phái Trúc Lâm Yên Tử.
Ngôi chùa có địa thế vô cùng đẹp, nằm ở độ cao trên 340m. Phía trước hướng nhìn ra Bạch Đằng giang lừng lẫy chiến tích của cha ông. Lưng chùa tựa vào dãy núi Thành Đẳng. Bên phải là núi Bạch Hổ. Bên trái là dãy núi Thành Long trùng điệp. Ngôi chùa thu trọn tầm nhìn ra hướng biển Đồ Sơn Hải Phòng.
Trước sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai, đến nay, ngôi chùa đã trải qua 4 lần trùng tu. Đã từng có thời gian nghiên cứu kiến trúc Chùa Ba Vàng, Kiến trúc sư Trần Hoàng (Kiến trúc Tây Hồ) cho biết các phế tích cũ hầu hết đã được đầu tư tôn tạo, xây mới. Tuy nhiên chùa vẫn mang đậm kiến trúc phương Đông, pha thêm chút hiện đại độc đáo, riêng biệt.
Chùa Ba Vàng mang những đặc trưng nổi bật của chùa ở Bắc Bộ với 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung có các ban thờ Phật, thờ Đức Ông, thờ Mẫu, cổng tam quan, lầu chuông và một số công trình khác như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, khu nhà tăng, thiền đường, lầu trống…
Toàn cảnh chùa Ba Vàng- Quảng Ninh
Chùa Bà Vàng có thiết kế kiến trúc độc đáo với 3 cổng Tam quan lên chính điện. Gồm cổng chào, cổng tam quan trung, cổng tam quan nội. Trong đó, cổng tam quan nội là cổng quan trọng nhất, thể hiện đậm nét kiến trúc Phật giáo với 2 câu đối nổi bằng chữ Hán ở 2 bên:
Thành Đẳng Sơn thắng cảnh vạn đại lưu danh
Bảo Quang Tự thiền môn thiên thu hương hỏa.
Phía trên lợp mái ngói đỏ, xây theo kiểu 3 tầng. Phía trên các góc mái uốn cong đặc trưng, có gắn tứ linh: Long – Ly – Quy – Phượng.
Cổng chùa Ba Vàng
Phía trước tam quan nội là hồ nước hình bán nguyệt. Giữa hồ lại là biểu tượng của chùa Một Cột được lấy theo nguyên mẫu của ngôi chùa chính tại Hà Nội. Đây chính là điểm độc đáo vừa thể hiện lối kiến trúc Phật giáo vừa kết hài hòa với văn hóa truyền thống Việt Nam.
Tòa Đại Hùng Bảo Điện với diện tích 4500m2 là tòa chính điện rộng nhất được xây dựng với quy mô 2 tầng lộng lẫy và trang hoàng. Toàn bộ cột, kèo, mái, xà, vỉa đều được làm bằng bê tông cốt thép. Nhưng sơn vân gỗ tỉ mỉ, cầu kỳ giống với kiến trúc xưa. Mỗi một đầu mái đao đều được đắp nổi tứ linh thiêng liêng. Phía trên cột kèo còn được điêu khắc tỉ mỉ. Đặc biệt là những bức tranh trên tường miêu tỏa toàn bộ cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phía bên trong chùa, công trình Đại Bảo Tháp
Bên trong tòa chính điện là ban thờ Phật. Từ bộ ngai chén bằng đồng đến chân nến thờ rồng nổi,. Mâm thờ cúng,. Đôi Hạc thờ đồng khảm tam khí… Đều được đúc bằng đồng với họa tiết hoa văn cầu kỳ, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước ban thờ là một lư hương đồng nổi bật, được nâng đỡ cẩn trọng, linh thiêng.
Ngoài ra, các đồ thờ cúng bằng đồng cũng được bố trí xung quanh chùa. Từ tổng thể đến các chi tiết nhỏ nhất của đồ thờ đều được lựa chọn tỉ mỉ cẩn trọng, được đúc bằng đồng thanh khiết với những tiêu chuẩn khắt khe bậc nhất để thể hiện sự linh thiêng và kính trọng của hậu bối.
Tòa Đại Hùng Bảo Điện còn được ví như một cái ngai vàng khổng lồ với thế “tọa sơn, đạp thủy”. Nhờ vậy, chùa Ba Vàng đã được công nhận là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Đông Dương.
Xung quanh tòa chính điện còn có nhiều công trình độc đáo. Tiêu biểu là hai gian La Hán đường có tổng cộng 8 vị La Hán được đúc hoàn toàn bằng đá nguyên khối. Cùng với hệ thống hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng. Các bức tranh đá chạm khắc mang đậm dấu ấn văn hóa thời nhà Trần thể hiện sự kế thừa và tiếp nối văn hóa truyền thống dân tộc. Điều đó giúp tổng thể ngôi trở nên linh thiêng, trang hoàng và rực rỡ.
Trong khuôn viên chùa còn có nhà thờ Tổ,. Khu giảng đạo,. Thư viện,. Trai phòng,. Lầu trống,. Nhà bảo tàng 2 tầng, các không gian tiểu cảnh non bộ độc đáo, gác chuông 8 mái… Tất cả được bố trí sắp xếp liên hoàn tạo thành một quần thể kiến trúc mang đậm dấu ấn Phật giáo và văn hóa Phương Đông, thuận lợi cho các tăng ni Phật tử tham quan, chiêm bái.
Chùa Ba Vàng còn có nhiều tượng Phật được tạc bằng gỗ có giá trị như tượng Tam thế, Quan Âm, ông Thiện, ông Ác… Đặc biệt là chiếc trống độc mộc bằng gỗ đỏ nguyên khối được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là lớn nhất Việt Nam.Bên cạnh đó là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đúc bằng đá granite cao 10,8m tọa trên đài sen cao 2,8m, nặng 80 tấn. Nhiều Xá lợi Phật, mô hình Đại Bảo Tháp được đặt trang nghiêm cạnh cây Bồ Đề linh thiêng trên đỉnh ngọn núi Ba Vàng…Với thiết kế kiến trúc độc đáo, sử dụng nguyên vật liệu và đồ thờ truyền thống chất liệu đồng đúc có trang trí nhiều họa tiết hoa văn tinh xảo. Hàng năm cứ mỗi độ xuân về chùa Ba Vàng vẫn là điểm văn hóa tâm linh thu hút hàng nghìn tăng ni, Phật tử trong ngoài nước về cầu bình an, tham quan, chiêm bái.