Thiết kế bao bì là gì? Quy trình #7 bước thiết kế bao bì chuẩn chỉnh
Khi kinh doanh, sở hữu mẫu bao bì đựng sản phẩm đẹp, ấn tượng sẽ tăng khả năng được khách hàng lựa chọn. Vì vậy, thiết kế bao bì là gì? Tại sao nói đây là khâu cực kì quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm để thiết kế bao bì đúng chuẩn, có thể thu hút khách hàng. Để nắm được những nguyên tắc cơ bản cũng như quy trình khi thiết kế bao bì cho sản phẩm, theo dõi ngay bài viết này nhé!
Mục Lục
1. Thiết kế bao bì là gì? Tại sao cần thiết kế cho bao bì?
Thiết kế bao bì là việc kết hợp giữa các nguyên vật liệu in ấn với hình ảnh, màu sắc, các yếu tố đồ họa để tạo thành một bao bì hoàn chỉnh. Từ đó có thể chứa đựng, bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển tới tiêu thụ trên thị trường.
Ngày nay, khi bao bì được xem là công cụ quảng bá sản phẩm và thương hiệu thì việc thiết kế cho bao bì lại càng được nhiều doanh nghiệp xem trọng. Nó được ví như một trong những phương án marketing thiết yếu, đóng vai trò cực quan trọng bởi:
– Giúp khách hàng hiểu rõ sản phẩm: Thông qua những thông tin in ấn bên ngoài bao bì đựng, khách hàng sẽ biết được sản phẩm này là gì, sử dụng thế nào, có phù hợp với nhu cầu hay không.
– Giúp khách hàng nhận diện thương hiệu: In logo, thông tin của doanh nghiệp lên bao bì còn là phương án giúp người dùng dễ dàng nhận biết các thương hiệu với nhau. Và khi có nhu cầu sử dụng, họ sẽ tìm đến thương hiệu mình nhớ.
– Tạo ấn tượng và kích thích sự mua hàng: Một chiếc bao bì có thiết kế đẹp và ấn tượng sẽ dễ dàng thu hút sự tập trung, tạo ấn tượng cho người dùng. Từ đó kích thích khả năng mua hàng của khách hàng.
2. Các tiêu chí cần có khi thiết kế bao bì sản phẩm
Như đã thấy, việc thiết kế bao đựng sản phẩm có vai trò cực quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nhưng bạn biết không, để thiết kế được một mẫu bao bì đẹp và nổi bật thì không phải là chuyện đơn giản. Chưa kể, khi thiết kế cho bao bì, doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
2.1 Đơn giản và rõ ràng
Tiêu chí đầu tiên khi thiết kế bao bì cho bất kỳ sản phẩm nào là phải đơn giản, truyền tải được những thông tin rõ ràng về sản phẩm và nhãn hàng đó.
Cụ thể, phải thiết kế làm sao để khi nhìn vào bao bì, khách hàng có thể nhận biết được sản phẩm bên trong là gì và của thương hiệu nào. Tuyệt đối tránh những ý tưởng quá trừu tượng, không phù hợp với sản phẩm bên trong. Muốn vậy, bao bì cần thể hiện được các nội dung sau:
– Các thông tin liên quan đến sản phẩm bao gồm tên sản phẩm, tên thương hiệu. logo và các thông số kỹ thuật liên quan tới sản phẩm.
– Trình bày bố cục đơn giản, hạn chế các chi tiết rườm rà và chỉ nên sử dụng những font chữ dễ nhìn, dễ đọc và dễ nhớ.
2.2 Chân thực với sản phẩm bên trong
Bạn hãy tưởng tượng xem sẽ thế nào khi hình ảnh của sản phẩm bên ngoài bao bì hoàn hảo và hấp dẫn nhưng sản phẩm thực tế lại khác xa hoàn toàn? Chẳng hạn khi mua hộp bánh với hình ảnh bên ngoài phủ đầy socola nhưng khi mở ra lại rất ít?
Chắc chắn khách hàng sẽ thất vọng và cảm thấy bị lừa dối. Và dĩ nhiên, hậu quả xấu nhất là họ sẽ quay lưng với sản phẩm của thương hiệu bạn và lựa chọn thương hiệu đối thủ.
Do đó, nguyên tắc thiết kế bao bì tiếp theo bạn cần nhớ chính là hãy miêu tả sản phẩm bên trong một cách chân thực nhất. Tuyệt đối tránh tình trạng miêu tả sản phẩm một cách thái quá, gấp 10 lần giá trị thực của nó nhé!
2.3 Độc đáo và khác biệt
Một điều tối kỵ nhất nữa chính là thiết kế bao bì đựng giống với các thương hiệu đã xuất hiện trên thị trường. Điều này là sai lầm cực lớn khiến thương hiệu của bạn bị nhầm lẫn với các thương hiệu đối thủ khác.
Chính vì vậy, khi thiết kế cho bao bì, bạn phải đảm bảo tạo sự độc đáo và khác biệt cho thương hiệu của mình. Sự khác biệt này thể hiện qua ý tưởng sáng tạo về màu sắc, hình ảnh, phông chữ và bao gồm cả chất liệu, kiểu dáng của bao bì.
2.4 Phù hợp với thực tiễn
Thiết kế bao bì cần tạo sự độc đáo và khác biệt nhưng cũng phải nằm trong khuôn khổ phù hợp với thực tế. Hay nói một cách khác, bao bì cần có thiết kế phù hợp với đặc điểm của sản phẩm đóng gói bên trong.
Đồng thời, bao bì cần được thiết kế tỉ mỉ và công phu, đảm bảo mang lại sự tiện lợi trong quá trình khách hàng sử dụng. Dù bạn thiết kế cho bao bì mới hay điều chỉnh dựa trên mẫu cũ thì cũng cần đáp ứng được tiêu chí này nhé!
2.5 Dễ dàng in ấn
Cuối cùng, một ý tưởng thiết kế cần phải thực hiện và có thể dễ dàng in ấn lên chiếc bao bì. Để đảm bảo điều này, bạn cũng cần lưu tâm tới khâu chọn chất liệu bao bì nhé.
Hiện nay, lựa chọn các chất liệu cao cấp, dễ dàng phân hủy và thân thiện với môi trường sống là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn tạo thiện cảm, ghi điểm tuyệt đối với người tiêu dùng.
3. Các bước thiết kế bao bì đựng sản phẩm
Các yếu tố nói trên không thể kết hợp dễ dàng trong cùng một mẫu bao bì nếu chúng không được nghiên cứu và thực hiện theo một quy trình bài bản, chuyên nghiệp.
Vì vậy, trước khi bạn lên ý tưởng và tự thực hiện chúng; hoặc thuê các nhà thiết kế chuyên nghiệp, hãy nắm rõ các giai đoạn thiết kế cơ bản sau để có thể tạo nên mẫu bao bì chuyên nghiệp nhé.
3.1. Bước 1: Nghiên cứu sản phẩm, khách hàng
Bạn hãy lưu ý một điều rằng, bao bì là để bảo quản sản phẩm đựng bên trong và có nhiệm vụ đưa chúng ra tiêu thụ trên thị trường. Trước khi thiết kế bao bì, bạn hãy nghiên cứu kĩ sản phẩm và khách hàng của mình bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
– Sản phẩm cần bán là gì? Có đặc điểm như thế nào? Được làm bằng chất liệu gì…
– Đối tượng mua hàng là ai? Họ là nam hay nữ? Độ tuổi bao nhiêu? Có sở thích như thế nào? Thu nhập ra làm sao?
– Sản phẩm được bày bán ở đâu? Khách mua ở siêu thị, cửa hàng hay gì? Mua online hay trực tiếp?
3.2. Bước 2: Xác định nội dung in trên bao bì
Tiếp theo, sau khi nghiên cứu kĩ về sản phẩm và khách hàng mình hướng tới, giờ đây bạn hãy xác định các nội dung thông tin cần thể hiện trên thiết kế bao bì.
Tùy vào từng ngành và sản phẩm bạn kinh doanh mà sẽ có những thông tin khác nhau. Nhưng nhìn chung các thông tin bắt buộc phải đưa lên bao gồm:
– Nội dung sản phẩm: Tên sản phẩm, miêu tả sản phẩm hoặc các từ ngữ kêu gọi hành động mua hàng.
– Hình ảnh: Các hình ảnh minh họa sản phẩm.
– Các ký hiệu, biểu tượng: Tùy vào sản phẩm và ngành nghề, bạn có thể thêm vào các đoạn barcode, biểu tượng hợp pháp, thông tin dinh dưỡng cũng như những chứng chỉ, chứng nhận có khả năng gia tăng sức cạnh tranh.
– Các thông tin khác: Một số sản phẩm sẽ cần có thêm các thông tin về hạn sử dụng, số lượng lô hàng…
3.3. Bước 3: Lựa chọn kiểu bao bì phù hợp
Tùy vào đặc điểm loại sản phẩm kinh doanh mà bạn có thể chọn loại bao bì đựng phù hợp như hộp giấy, túi giấy, túi vải, hộp gỗ, lọ, chai, thùng,… Bạn cũng có thể sử dụng chất liệu mới lạ để tạo sự bắt mắt, độc đáo cho sản phẩm.
Tuy nhiên, cần xác định kiểu dáng bao bì phù hợp với sản phẩm cũng như đối tượng khách hàng tiềm năng để vừa đảm bảo hiệu quả, vừa tối ưu chi phí bạn nhé!
3.4. Bước 4: Sắp xếp nội dung, hình ảnh hợp lý
Khi đã chọn được kiểu dáng bao bì phù hợp và đã có các nội dung cần in lên bao bì. Việc tiếp theo của bạn là tiến hành sắp xếp thông tin này làm sao cho phù hợp trên bề mặt để tránh bao bì bị rối hay rườm rà.
Một gợi ý nhỏ dành cho bạn là hãy sắp xếp các thông điệp, slogan và hình ảnh minh họa ở phần trung tâm. Ngược lại, những thông tin không quan trọng hoặc các thông tin chi tiết về sản phẩm, bạn có thể đặt ở những vị trí bên cạnh.
3.5. Bước 5: Kiểm tra, đánh giá mẫu bao bì đã thiết kế
Khi đã hoàn thiện bản thiết kế, bạn hãy đánh giá và kiểm tra lại tổng thể các vị trí, bố cục và màu sắc, các thông tin trên bề mặt đã thật sự đúng ý hay chưa. Nếu chưa, có thể điều chỉnh kịp thời, cải thiện lỗi sai. Việc đánh giá này dựa vào tiêu chí sau:
– Bao bì đã cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, thương hiệu chưa?
– Màu sắc và hình ảnh trên bao bì có độc đáo, hài hòa, nổi bật không?
– Bố cục đã hợp lý chưa, khách hàng có thể nhận biết ngay đây là sản phẩm của thương hiệu mình không?
3.6. Bước 6: Hoàn thiện file với định dạng chuẩn
Sau khi đánh giá và quyết định chốt mẫu thiết kế, bạn cần kiểm tra lại định dạng file, màu sắc chuẩn để đảm bảo cho thành phẩm sau in chất lượng đúng bản thiết kế. Định dạng file bạn có thể sử dụng là .ai; .pdf, .eps và mã màu thuộc dạng RGB, CMYK.
3.7. Bước 7: Sản xuất và in ấn
Cuối cùng, sau khi đã có file thiết kế mong muốn của mình. Bây giờ bạn hãy tìm một cơ sở in ấn để in bao bì đựng sản phẩm cho mình nhé. Tuy nhiên, để đảm bảo thành phẩm chất lượng, hãy lựa chọn các cơ sở có kinh nghiệm và uy tín nhé!
4. Mẹo nhỏ giúp bạn có thiết kế bao bì đẹp không tốn phí
Với quy trình cụ thể từng bước như trên, giờ đây bạn có thể tự thiết kế hoặc lựa chọn các đơn vị uy tín, chuyên nghiệp để triển khai những mẫu bao bì sản phẩm như mong muốn.
Tuy nhiên, nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh và chưa có ngân sách nhiều để thuê các công ty thiết kế chuyên nghiệp. Nhưng bạn vẫn muốn sở hữu những mẫu thiết kế đẹp thì có thể tìm đến các phương án sau:
4.1. Sử dụng các website thiết kế miễn phí
Hiện nay có rất nhiều trang web thiết kế hoàn toàn miễn phí. Bạn không cần quá thành thạo các phần mềm đồ họa hay kiến thức mỹ thuật cũng có thể tự thiết kế ra những mẫu bao bì đẹp.
Theo đó, bạn chỉ cần nhập những thông tin cần thiết đến thương hiệu, sản phẩm. Phần còn lại, các website sẽ đưa cho bạn những kết quả phù hợp. Hoặc bạn cũng có thể chọn mẫu sẵn trong kho lưu trữ và tùy chỉnh theo ý muốn của mình. Chắc chắn bạn sẽ có những thiết kế bao bì cực đẹp mắt mà không tốn bất cứ đồng nào.
4.2. Tìm công ty in ấn có dịch vụ 2 trong 1
Một gợi ý nữa giúp bạn có được mẫu thiết kế bao bì đẹp mà không mất phí đó là hãy tìm những công ty in bao bì cung cấp dịch vụ 2 trong 1. Hiểu đơn giản, đây là những công ty in bao bì có cung cấp dịch vụ thiết kế kèm theo.
Khi lựa chọn các công ty in này, bạn chỉ cần cung cấp ý tưởng, đội ngũ designer của họ sẽ hoàn thiện, chỉnh sửa để cho ra file thiết kế ưng ý cho bạn. Và đặc biệt, hầu hết họ đều hỗ trợ thiết kế hoàn toàn miễn phí bạn nhé!
Trên đây là những thông tin chi tiết giải thích rõ thiết kế bao bì là gì; cũng như nguyên tắc và quy trình thiết kế bao bì hoàn chỉnh và đúng chuẩn nhất. Hy vọng với những chia sẻ này của In Khăn Lạnh, bạn đã biết cách thiết kế chiếc bao bì đựng phù hợp cho sản phẩm của doanh nghiệp mình rồi. Chúc các bạn thành công!