Thiền tôn Phật Quang: Nơi phát khởi tâm lành đặc biệt ở Việt Nam | Văn hóa | Vietnam+ (VietnamPlus)
Hàng ngàn Phật tử đến từ khắp nơi trên cả nước cùng tọa thiền trước chánh điện. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Không khí thanh sạch, cảnh quan thanh bình, lòng người thanh tịnh… là những cảm nhận của tôi sau năm ngày ăn cơm chay, nghe Thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì chùa Phật Quang (Núi Dinh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thuyết giảng Phật pháp và tham gia các hoạt động trong chùa.
Nếu hỏi điều gì làm nên sự khác biệt của Thiền Tôn Phật Quang so với những ngôi chùa khác, thì hình ảnh đậm nét nhất trong tâm trí tôi là sự trang nghiêm, là cách mà các tăng ni, Phật tử đối xử với nhau, với khách thập phương đầy sự nhường nhịn, yêu thương chân thành, tất cả đều tự nguyện, tự giác làm vì nhau và đặc biệt nụ cười chan hòa luôn thường trực trên môi.
Vào chùa, điều cảm động nhất là thấy ai cũng muốn tận hiến công sức mà không xá gì bản thân. Các Phật tử đến chùa dự lễ trong chánh niệm. Đặc biệt, chùa chia ra các ban trị sự rất khoa học để phụ trách mọi công việc chung.
Chùa Phật Quang ở dưới thung lũng, được núi non bao bọc xung quanh. Trong không gian rộng 8 mẫu đất đang sử dụng của chùa, không khói hương nghi ngút, mọi nơi đều sạch sẽ tinh tươm. Bởi không giống ở bất cứ chùa nào khác, Thiền Tôn Phật Quang có hẳn một ban hậu cần, một chiếc lá lìa cành cũng được các tăng ni, Phật tử nhẹ nhàng nhặt lên cho vào túi rác, nhà vệ sinh luôn được trông nom, dọn dẹp cả ngày (trừ lúc ngủ).
Các sư thầy tụng kinh. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chùa thờ duy nhất một vị phật Thích Ca Mâu Ni và quy hoạch riêng khu căng-tin nên không có cảnh bán hàng rong, không xô đẩy chen lấn. Mỗi Phật tử đến chùa dự đại lễ hay những ngày thường đều được phát miễn phí cơm chay, chăn ngủ qua đêm dưới mái lợp sạch sẽ và gọn gàng, không phân biệt lớn bé, giàu nghèo. Thậm chí, tài xế taxi chở khách đến cũng được các chúng thanh niên mang cơm chay mời tận nơi.
Nhân Đại lễ Phật thành đạo vừa tổ chức (25-27/1), một Phật tử đến từ Cần Thơ chia sẻ, rằng: “Ở nhiều nơi khác cũng tổ chức lễ cho 10-20 ngàn người nhưng thường chỉ làm một buổi, ăn một bữa là xong, còn không nơi nào như đây, làm ba ngày liền, phục vụ ăn ba bữa cơm chay, lúc ngủ lại được phát mỗi người một mùng mền riêng như vậy.”
Để phục vụ Đại lễ, khu bếp khổng lồ lên đến cả ngàn người làm bao gồm chủ yếu là những người làm công quả, các Phật tử, sinh viên, thanh niên của các chúng thanh niên trên khắp cả nước tụ về cùng chung tay, góp sức từ sáng sớm tới đêm khuya với tinh thần hăng say, không mệt mỏi. Giống như một dây chuyền chuyên nghiệp, mỗi người đảm nhận một công đoạn, không rối, không ồn ào.
Đặc biệt các đạo tràng, chúng thanh niên đều rất trẻ. Tôi chưa dự một
Các tăng, ni đều luyện võ mỗi ngày. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ít có vị trụ trì nào như Thượng tọa Thích Chân Quang, cầm-kỳ-thi-họa đủ cả. Cũng vì yêu thích âm nhạc, công nghệ nên Thượng tọa còn chuyển những giáo lý nhà Phật thành âm nhạc, hội họa để giáo lý đời hơn, gần hơn với dân chúng. Thượng tọa Thích Chân Quang còn tự viết ra các thế võ cho các tăng, ni tập luyện mỗi ngày và rèn sức khỏe.
Sau những ngày thử sống ở một nơi thật khác và thật xa với cuộc sống thường nhật của mình, các tăng, ni của
Một bữa cơm chay nhân Đại lễ Phật thành đạo trong chùa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Không khí thanh sạch, cảnh quan thanh bình, lòng người thanh tịnh… là những cảm nhận của tôi sau năm ngày ăn cơm chay, nghe Thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì chùa Phật Quang (Núi Dinh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thuyết giảng Phật pháp và tham gia các hoạt động trong chùa.Nếu hỏi điều gì làm nên sự khác biệt của Thiền Tôn Phật Quang so với những ngôi chùa khác, thì hình ảnh đậm nét nhất trong tâm trí tôi là sự trang nghiêm, là cách mà các tăng ni, Phật tử đối xử với nhau, với khách thập phương đầy sự nhường nhịn, yêu thương chân thành, tất cả đều tự nguyện, tự giác làm vì nhau và đặc biệt nụ cười chan hòa luôn thường trực trên môi.Vào chùa, điều cảm động nhất là thấy ai cũng muốn tận hiến công sức mà không xá gì bản thân. Các Phật tử đến chùa dự lễ trong chánh niệm. Đặc biệt, chùa chia ra các ban trị sự rất khoa học để phụ trách mọi công việc chung.Chùa Phật Quang ở dưới thung lũng, được núi non bao bọc xung quanh. Trong không gian rộng 8 mẫu đất đang sử dụng của chùa, không khói hương nghi ngút, mọi nơi đều sạch sẽ tinh tươm. Bởi không giống ở bất cứ chùa nào khác, Thiền Tôn Phật Quang có hẳn một ban hậu cần, một chiếc lá lìa cành cũng được các tăng ni, Phật tử nhẹ nhàng nhặt lên cho vào túi rác, nhà vệ sinh luôn được trông nom, dọn dẹp cả ngày (trừ lúc ngủ).Chùa thờ duy nhất một vị phật Thích Ca Mâu Ni và quy hoạch riêng khu căng-tin nên không có cảnh bán hàng rong, không xô đẩy chen lấn. Mỗi Phật tử đến chùa dự đại lễ hay những ngày thường đều được phát miễn phí cơm chay, chăn ngủ qua đêm dưới mái lợp sạch sẽ và gọn gàng, không phân biệt lớn bé, giàu nghèo. Thậm chí, tài xế taxi chở khách đến cũng được các chúng thanh niên mang cơm chay mời tận nơi.Nhân Đại lễ Phật thành đạo vừa tổ chức (25-27/1), một Phật tử đến từ Cần Thơ chia sẻ, rằng: “Ở nhiều nơi khác cũng tổ chức lễ cho 10-20 ngàn người nhưng thường chỉ làm một buổi, ăn một bữa là xong, còn không nơi nào như đây, làm ba ngày liền, phục vụ ăn ba bữa cơm chay, lúc ngủ lại được phát mỗi người một mùng mền riêng như vậy.”Để phục vụ Đại lễ, khu bếp khổng lồ lên đến cả ngàn người làm bao gồm chủ yếu là những người làm công quả, các Phật tử, sinh viên, thanh niên của các chúng thanh niên trên khắp cả nước tụ về cùng chung tay, góp sức từ sáng sớm tới đêm khuya với tinh thần hăng say, không mệt mỏi. Giống như một dây chuyền chuyên nghiệp, mỗi người đảm nhận một công đoạn, không rối, không ồn ào.Đặc biệt các đạo tràng, chúng thanh niên đều rất trẻ. Tôi chưa dự một Đại lễ Phật thành đạo nào mà trong hàng chục ngàn Phật tử tham dự có đến hơn nửa mới đôi mươi như thế. Tôi cũng không thể quên cảnh tượng cả không gian tĩnh lặng như tờ với hàng ngàn người tọa thiền trải rộng quanh chính điện lúc 4 giờ sáng trong ngày lễ chính thức của Đại lễ Phật Thành đạo hiếm thấy. Thượng tọa Thích Chân Quang luôn trăn trở về việc làm sao cho Đạo Phật đến với giới trẻ nhiều hơn và đặc biệt làm sao có thế hệ trẻ xuất gia. Và có lẽ mong muốn của vị Thượng tọa này đã và đang thành hiện thực khi các quý sư thầy, sư cô trong chùa đều có độ tuổi rất trẻ, từ 25-35 tuổi.Ít có vị trụ trì nào như Thượng tọa Thích Chân Quang, cầm-kỳ-thi-họa đủ cả. Cũng vì yêu thích âm nhạc, công nghệ nên Thượng tọa còn chuyển những giáo lý nhà Phật thành âm nhạc, hội họa để giáo lý đời hơn, gần hơn với dân chúng. Thượng tọa Thích Chân Quang còn tự viết ra các thế võ cho các tăng, ni tập luyện mỗi ngày và rèn sức khỏe.Sau những ngày thử sống ở một nơi thật khác và thật xa với cuộc sống thường nhật của mình, các tăng, ni của Thiền Tôn Phật Quang đã giúp tôi khởi tâm nhiều điều tốt đẹp. Về rồi nhưng lời ca khúc “Tình thầy bao la” của Thượng tọa Thích Chân Quang vẫn vang vẳng trong tâm trí tôi: “Thầy là bóng cây yên lành/ Để cho con yêu màu xanh/ Về nương náu nơi thanh bình/ Bỏ qua đắng cay tranh giành/ Đời vui với tâm chân thành…”