Thiên Di Hướng dẫn thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Thiên Di Hướng dẫn thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

1. Khái niệm mã số mã vạch

1.1. Mã số mã vạch là gì?

Mã số mã vạch là 1 dãy số được dán trên hàng hóa, dãy số này chứa tất cả các thông tin của nhà sản xuất khi sử dụng phần mềm chuyên dụng để quét, nó giúp người tiêu dùng có thể kiểm tra và biết được xuất xứ, từ đó tạo lòng tin và sự an tâm hơn khi người tiêu dùng chọn lựa.

Mã số mã vạch có cấu tạo gồm 2 phần chính gồm:

– Mã số GS1: là một dãy chữ số nguyên, trong đó có các nhóm số để chứng minh về xuất xứ hàng hoá như: đây là sản phẩm gì ? do công ty, tổ chức nào sản xuất ? công ty đó thuộc quốc gia nào? Do cách đánh số như vậy, mỗi loại hàng hoá sẽ có dãy số duy nhất để nhận dạng đơn nhất trên toàn thế giới. Đây là một cấu trúc mã số tiêu chuẩn dùng để nhận dạng sản phẩm hàng hoá trên các quốc gia, trên mỗi vùng lãnh thổ khác nhau, tương tự như cấu trúc mã số điện thoại để liên lạc quốc tế.

– Mã vạch GS1: Là một dãy các vạch và cách nhau bởi các khoảng trống song song được thiết kế dựa trên nguyên tắc mã hoá nhất định để thể hiện mã số hoặc cả chữ lẫn số dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được còn còn gọi là thiết bị quét quang học

XEM THÊM: QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH ONLINE

1.2. Mã vạch nào được sử dụng phổ biến hiện nay

Có nhiều loại mã số mã vạch nhưng hiện nay được sử dụng phổ biến nhất là mã số mã vạch thể hiện mã số thương phẩm (Global Trade Item Number – GTIN) và được tổ chức MSMV quốc tế mã hóa thành mã số chung tiêu chuẩn EAN để áp dụng chung trên toàn thế giới.

Có 2 loại mã số EAN thường gặp đó là EAN-13 và EAN-8 (Mã số rút gọn)

+ Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải. Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu. Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số. Mã sản phẩm: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp, Số cuối cùng là số kiểm tra.

Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893.

+ Mã số EAN-8 (Mã số rút gọn) là dãy số có tám chữ số quy định cho vật phẩm (sản phẩm) có kích thước nhỏ, gồm mã quốc gia, số phân định vật phẩm và một số kiểm tra.

Các doanh nghiệp muốn sử dụng mã số EAN-8 trên sản phẩm của mình cần làm đơn xin mã tại Tổ chức mã số quốc gia (EAN-VN). Tổ chức mã số quốc gia sẽ cấp trực tiếp và quản lý mã số mặt hàng, gồm 4 con số cụ thể cho doanh nghiệp.

Ngoài 2 loại mã thường được sử dụng ở trên thì đối với một số công ty tại Mỹ và Canada họ thường ưu tiên sử dụng loại mã UPC. Mã UPC cũng tương tự như mã EAN nhưng thay vì có 13 số thì mã UPC chỉ có 12 số. Mã số này vẫn được tổ chức MSMV quốc tế công nhận nhưng không được sử dụng phổ biến

2. Tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm ? 

– mã số mã vạch sẽ giúp quản lý sản phẩm dễ dàng hơn.

– Tạo thuận lợi và tăng năng suất hiệu quả của việc buôn bán và quản lý hàng hóa giúp nhanh chóng tính tiền, xuất hóa đơn phục vụ khách hàng.

Đăng ký mã số mã vạch hàng hóa giúp tiết kiệm thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán.

– Mã vạch giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác.

– Khách hàng sử dụng sản phẩm có thể thông qua mã vạch biết được nguồn gốc sản phẩm

– MSMV được đăng ký còn giúp phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sản phẩm

– Phục vụ cho hoạt động trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)

3. Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm

Để được cấp mã số mã vạch sử dụng in trên sản phẩm, Doanh nghiệp làm hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch và gửi hồ sơ đăng ký về cho cơ quan quản lý (ở Việt Nam hiện nay quản lý mã số mã vạch do Tổng cục đo lường chất lượng quản lý, quản lý trực tiếp là GS1 Việt Nam) để được cơ quan này cấp cho mã vạch GTIN. Sau khi nhận được mã GTIN do GS1 Việt Nam cấp doanh nghiệp tạo mã vạch cho sản phẩm và in ấn lên bao bì để sử dụng.

Hàng năm doanh nghiệp sẽ phải đóng phí duy trì sử dụng mã vạch này cho cơ quan quản lý

Đăng ký mã số mã vạch

4. Quy định về đăng ký mã số mã vạch

Theo quy định pháp luật hiện nay việc đăng ký mã số mã vạch trên hàng hoá không phải là yêu cầu bắt buộc. Doanh nghiệp có thể sử dụng mã số mã vạch hoặc không, nhưng đối với trường hợp doanh nghiệp có sử dụng mã số mã vạch để in trên sản phẩm của mình thì doanh nghiệp buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp doanh nghiệp không tiến hành đăng ký mà sử dụng thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Việc đăng ký mã số mã vạch không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả tốt nhất các sản phẩm mà còn giúp chúng được công nhận chung trên toàn cầu.

XEM THÊM: 

Các loại mã số mã vạch tại Việt Nam theo quy định 2021

Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền logo thương hiệu uy tín chuyên nghiệp tại TPHCM

5. Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm

5.1. Thành phần hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Theo quy định tại Nghị Định 74/2018/NĐ-CP Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Nghị Định Số 132/2008/NĐ-CP Ngày 31 Tháng 12 Năm 2008 Của Chính Phủ Quy Định Chi Tiết Thi Hành Một Số Điều Luật Chất Lượng Sản Phẩm, Hàng Hóa thì Hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm bao gồm các loại tài liệu sau:

– Bản đăng ký mã số mã vạch hàng hóa;

– Bản đăng ký danh mục sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã GTIN;

– Bản sao Quyết định thành lập công ty hoặc Giấy phép kinh doanh;

5.3. Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký mã vạch là tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) – cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Có trụ sở đặt tại Số 08, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hiện tại, GS1 Việt Nam quản lý mã quốc gia 893 và được phép cấp mã vạch cho sản phẩm của các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ có giấy phép kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam.

5.4. Thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Quy trình các bước đăng ký mã vạch cho sản phẩm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch hàng hóa

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm

– Nộp qua mạng: doanh nghiệp scan toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị có chữ ký và con dấu của doanh nghiệp và nộp qua hệ thống quản lý VNPC của GS1 Việt Nam

– Nộp phí theo các thông tin trên hồ sơ online đã nộp

– Sau khi nộp hồ sơ qua mạng doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ bản gốc về cơ quan quản lý MSMV

Bước 3: Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký

Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký mã vạch bản gốc sản phẩm thì cơ quan được chỉ định tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Tổng cục TCĐLCL

Bước 4: Cấp mã số mã vạch tạm thời và giấy chứng nhận đăng ký mã vạch cho doanh nghiêp

– Sau khi nhận được hồ sơ bản gốc, Chuyên viên xử lý sẽ xem xét tài liệu do doanh nghiệp gửi về và hồ sơ nộp online đã thống nhất chưa. Nếu thống nhất sẽ cấp cho doanh nghiệp mã số tạm thời

– Sau khi có mã số tạm thời doanh nghiệp cần cập nhật các thông tin về sản phẩm trên hệ thống quản lý mã số mã vạch VNPC với đầy đủ các dữ liệu. Trong thời gian 1 tháng kể từ ngày nhận được mã số tạm thời và doanh nghiệp đã cập nhật đầy đủ thông tin sản phẩm sẽ gửi đề nghị gửi giấy chứng nhận mã vạch bản chính về cho GS1 Việt Nam để được nhận giấy chứng nhận MSMV bản chính

*Lưu ý: Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã vạch cho sản phẩm, chủ sở hữu cần thường xuyên cập nhật, khai báo các thông tin sản phẩm sử dụng mã số mã vạch và khai thác các tính năng khác trên ứng dụng quản lý thông tin sử dụng mã vạch quốc gia (VNPC) tại website https://vnpc.gs1.gov.vn/. Nếu không cập nhật thì sản phẩm đó sẽ không được hiển thị trên phần mềm quét mã số mã vạch trên điện thoại di động.

>>> Xem thêm: Đăng ký mã vạch ở đâu

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch

6. Các loại mã vạch sản phẩm khi đăng ký mã vạch 

6.1. Mã doanh nghiệp:

Mã doanh nghiêp là mã Tổng cục TCĐLCL cấp cho doanh nghiệp để từ đó DN phân bổ cho các sản phẩm của mình

– Mã DN 8 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 1000 dưới 10.000 loại sản phẩm;

– Mã DN 9 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 100 dưới 1000 loại sản phẩm;

– Mã DN 10 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm dưới 100 loại sản phẩm;

6.2. Mã số địa điểm toàn cầu GLN: 

Mã số địa điểm toàn cầu GLN dùng để phần định địa điểm công ty, chi nhánh, kho hàng.. của DN. (Lưu ý: mã GLN không dùng để phân định cho sản phẩm).

6.3. Mã số rút gọn EAN-8: 

Mã số rút gọn EAN-8 được sử dụng trên các sản phẩm có kích thước rất nhỏ. Mã này cầp riêng cho từng sản phẩm.

7. Bảng mức phí, lệ phí khi đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Theo quy định tại Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch thì sẽ có các loại phí như sau:

– Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

STT
 Phân loại phí

Mức thu

(đồng/mã)

1
 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng)
1.000.000

2
 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)
300.000

3
 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)
300.000

 – Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài

STT
 Phân loại
Mức thu

1
 Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm
500.000 đồng/hồ sơ

2
 Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm
10.000 đồng/mã

– Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)

STT 
Phân loại 

Mức thu

(đồng/năm)

1
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1
 

1.1
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm)
500.000

1.2
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm)
800.000

1.3
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm)
1.500.000

1.4
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm)
2.000.000

2
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)
200.000

3
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 
200.000

Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

Xem thêm: Đăng Ký Thương Hiệu Sản Phẩm Năm 2021 Như Thế Nào?

8. Dịch Vụ Đăng Ký Mã Vạch Tại Thiên Di 

Thiên Di rất vinh dự được đồng hành và hợp tác cung quý vị. Cam kết dịch vụ hoàn thành trong thời gian sớm nhất và chi phí hợp lý nhất.

8.1. Lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ

Những lợi ích khi khách hàng ủy quyền cho Thiên Di đại diện thực hiện đăng ký mã số mã vạch:

– Được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan;

– Được kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch hàng hóa;

– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, hoàn tất các thủ tục cần thiết khác và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký mã vạch;

– Giúp khách hàng nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch tại Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam;

– Tư vấn gia hạn, sửa đổi giấy chứng nhận;

– Ưu đãi bất kì dịch vụ tiếp theo tại công ty.

8.2. Cam kết của Thiên Di 

– Chất lượng dịch vụ đặt lên hàng đầu.

– Đăng ký mã vạch thành công

– Không phát sinh thêm chi phí

– Đảm bảo thời gian

8.3. Đăng ký mã vạch cho sản phẩm sẽ được Thiên Di hỗ trợ thực hiện theo trình tự 

– Tư vấn lựa chọn loại MSMV, số lượng MSMV phù hợp với quy mô của doanh nghiệp

– Tư vấn và hoàn thiện hồ sơ đăng ký MSMV, gồm:

– Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo mẫu (02 bản);

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (01 bản);

– Bản đăng ký theo mẫu danh mục sản phẩm sử dụng mã số vật phẩm

– Phiếu đăng ký thông tin theo mẫu quy định cho cơ sở dữ liệu GS1

– Nộp và theo dõi tiến độ xử ký hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận MSMV

– Nhận film master MSMV và chuyển tới Doanh nghiệp để in ấn và sử dụng;

– Tư vấn doanh nghiệp cách sử dụng film master Mã số mã vạch trong in ấn;

– Nhận giấy chứng nhận mã vạch và bàn giao lại cho quý khách hàng

8.4. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ của Thiên Di như: 

– Xin Giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư:

– giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

– Dịch vụ Công bố thực phẩm:

– Dịch vụ đăng ký mỹ phẩm

– Công bố thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ hải sản:

– Tư vấn đăng ký bảo hộ logo thương hiệu độc quyền, đăng ký độc quyền logo, đăng ký bản quyền tác giả logo

– Tư vấn hồ sơ thủ tục công bố các chế phẩm, đồ dùng gia đình (bột giặt, nước rửa chén, nước lau sàn,…)

– Tư vấn và xin Mã số mã vạch

– Hỗ trợ đăng ký mã số mã vạch cho các sản phẩm.

– Tư vấn và tiến hành xin Giấy phép quảng cáo

– Tư vấn và xin Chứng nhận lưu hành tự do – Certificate of Free Sale (CFS)

– Tư vấn xin cấp giấy chứng nhận sức khoẻ

dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981 317 075

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: [email protected]

Website: luatthiendi.com

 

Đăng ký để được tư vấn