Thị trường mục tiêu là gì? Tại sao phải lựa chọn thị trường mục tiêu

trường mục tiêu

Xác định thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán tìm kiếm và thu hút khách hàng. Mọi doanh nghiệp muốn thành công đều phải nắm rõ thị trường mục tiêu là gì và có những chiến lược phù hợp để phát triển thị trường mục tiêu. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Blog.TopCV chắc chắn bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích cho công việc kinh doanh của mình.

Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu (Target Market) là phân khúc chứa một tỉ lệ lớn khách hàng tiềm năng, phù hợp với sản phẩm dịch vụ và hướng đi riêng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải tiến hành những chiến lược để thu hút và đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng thuộc đoạn thị trường này để kích thích mua hàng, chuyển họ thành những khách hàng trung thành và mang lại doanh thu cho công ty.

Thị trường tiềm năng lớn giúp doanh nghiệp có cơ hội gia tăng lợi nhuận Thị trường mục tiêu là gì?

>>> Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? Một số phân khúc thị trường phổ biến

Sự khác biệt giữa thị trường và thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường là tất cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp SME cung cấp … Thị trường cũng là nơi trao đổi hay mua bán giữa người mua và người bán, nhằm đem lại giá trị cho các bên … Thị trường liên quan tới các yếu tố như khả năng tiếp cận và nguồn tài chính của SME, nhu cầu sử dụng của khách hàng, để thực hiện hành vi trao đổi hay mua bán …

Thị trường tiềm năng chỉ tập trung vào phân khúc khách hàng nhất định Sự khác biệt giữa thị trường và thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu chỉ sự phân khúc khách hàng vào nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, bước đi của từng SME. Có thể hiểu đơn giản hơn thì thị trường cơ hội này chính là một phần của thị trường, bao gồm những khách hàng tiềm năng của SME đó. SME sẽ phải thực hiện chiến lược nhằm thu hút nhóm khách hàng này và đáp ứng được nhu cầu của họ, biến họ thành khách hàng trung thành.

>>> Xem thêm: Vốn hóa thị trường là gì? Phân loại công ty dựa trên vốn hóa thị trường

Vì sao phải lựa chọn thị trường mục tiêu?

Tại sao phải lựa chọn thị trường mục tiêu? Có không ít chủ doanh nghiệp nhận định rằng sản phẩm tốt và chất lượng sẽ được khách hàng yêu thích. Tuy nhiên, sự thật là thị trường vô cùng rộng lớn, không có bất kỳ doanh nghiệp nào có thể đáp ứng được toàn bộ thị trường kể cả doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Thay vì cứ mãi lãng phí tài nguyên vào số động, tại sao không dành tổng lực để “đầu tư” cho tệp đối tượng tiềm năng gọi chung là “thị trường mục tiêu”.

Chọn thị trường cho phép doanh nghiệp định hình được phong cách dịch vụ Chọn thị trường cho phép doanh nghiệp định hình được phong cách dịch vụ 

Kiểm soát kỳ vọng dễ hơn

Xác định thị trường nền tảng chính xác là việc làm giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm dịch vụ đáp ứng đúng mong đợi của khách hàng. Sản phẩm hay dịch vụ đó sẽ được giới thiệu với những tính năng và hiệu quả cao, có thể đáp ứng được mong đợi và kỳ vọng của khách hàng.

Doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa việc khách hàng có những kỳ vọng không thực tế với các sản phẩm dịch vụ của mình. Bên cạnh đó có thể chinh phục được nhóm khách hàng yêu thích và hài lòng với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời sẵn sàng tiếp tục ủng hộ cho những lần sau.

>>> Xem thêm: Nhân viên nghiên cứu thị trường là gì? Mức lương và cơ hội nghề nghiệp

Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ

Bất kì một doanh nghiệp nào cũng luôn hướng đến mục tiêu cung cấp đến khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất. Tuy nhiên trong thực tế việc triển khai kế hoạch như thế nào để có thể đạt được mục tiêu đề ra thì không hề dễ dàng nếu không thể xác định khách hàng của doanh nghiệp là ai? Vì vậy doanh nghiệp cần phải xác định được thị trường mục tiêu cụ thể để giúp hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ theo đúng hướng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Định hướng khách hàng giúp doanh nghiệp có phương án phục vụ tốt nhất Định hướng khách hàng giúp doanh nghiệp có phương án phục vụ tốt nhất 

Nâng cao hiệu quả và giảm chi phí quảng cáo

Việc bạn hiểu rõ về khách hàng tiềm năng và đưa họ vào thị trường mục tiêu sẽ hỗ trợ chiến lược quảng cáo của bạn trở nên hiệu quả hơn gấp nhiều lần và cũng đồng nghĩa chi phí của bạn dành cho quảng cáo cũng giảm đi đáng kể. 

Khi bạn nắm được những thông tin về thị trường mục tiêu đồng nghĩa với việc bạn đã hiểu về một phần nào đó về hành vi của khách hàng: Họ thường sử dụng mạng xã hội nào, họ thích hình thức giải trí nào, họ hay đọc báo hay tạp chí, nhân tố nào quyết định đến hành vi mua hàng của họ…. Từ đó tạo nên những thông điệp, chiến lược quảng cáo phù hợp, cho khả năng tiếp thị cao và dễ ghi nhớ đối với thị trường.

>>> Xem thêm: Chuyên viên nghiên cứu thị trường là gì? Mô tả chi tiết công việc

Cách xác định thị trường mục tiêu

Có mấy phương án lựa chọn thị trường mục tiêu? Để xác định thị trường giàu tiềm năng của mình, bạn cần phản ánh được các đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn khi đánh giá người tiêu dùng. Dưới đây là một số các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu phổ biến: 

Xác định thị trường mục tiêu theo địa lý

Việc phân loại thị trường cơ hội theo địa là là kiểu phân loại thị trường đơn giản và hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bằng việc mô tả vị trí thực tế của khách hàng mục tiêu, việc xác định khách hàng theo vị trí địa lý sẽ cung cấp cho bạn các thông tin như: nơi họ sinh sống, địa điểm làm việc, đặc điểm địa lý…

Mỗi khu vực sẽ quy định đặc thù khách hàng nhất định Mỗi khu vực sẽ quy định đặc thù khách hàng nhất định 

Xác định thị trường theo tâm lý khách hàng

Đôi khi khách hàng không phù hợp với một nhóm cụ thể dựa trên các đặc điểm bên ngoài, mà dựa trên thái độ và cảm xúc nhiều hơn. Đây là những đặc điểm về tâm lý học phổ biến. Nhà tâm lý học sẽ mô tả những phẩm chất cá nhân nội tải của những nhóm người trong thị trường tiềm năng của bạn. Ví dụ về thị trường mục tiêu theo tâm lý như: sở thích, hoạt động giải trí, nguồn thông tin ưa thích của họ.

>>> Xem thêm: Nhân viên thị trường là gì? Mô tả công việc và mức lương

Xác định theo yếu tố nhân khẩu học

Nhân khẩu học là việc xác định khách hàng mục tiêu của bạn là ai theo các danh mục như: độ tuổi, giới tính, tình trạng việc làm, giai đoạn cuộc sống, cấu trúc gia đình, tôn giáo và thu nhập của họ.

Tùy theo nhân khẩu mà nhu cầu hàng hóa của mỗi khách hàng sẽ khác nhauTùy theo nhân khẩu mà nhu cầu hàng hóa của mỗi khách hàng sẽ khác nhau

Xác định thị trường theo hành vi khách hàng

Các mẫu hành vi xác định thói quen mua hàng của khách hàng. Khi bạn xem xét các kiểu hành vi của thị trường thương hiệu thì hãy hỏi bản thân xem người tiêu dùng của bạn đang tìm kiếm những phẩm chất gì ở mặt hàng hoặc dịch vụ và lý do họ muốn mua nó. Do đó, doanh nghiệp cần xác định thời điểm và tần suất khách hàng mua và sử dụng dịch vụ của bạn để có chiến lược quảng cáo, tiếp thị phù hợp với từng nhóm khách hàng đó.

>>> Xem thêm: Phân khúc khách hàng là gì? Các hình thức phân khúc khách hàng

Quy trình xác định thị trường mục tiêu

Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều gặp một số sai lầm trong quá trình triển khai mục tiêu đến những đối tượng cụ thể, hoặc người quan tâm đến doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, hầu như đây không phải là cách hiệu quả để tiếp cận một cách có chủ đích đối tượng cụ thể. Để thực sự hiểu và xác định được thị trường của mình, bạn có thể tham khảo về 6 bước phổ biến dưới đây.

Xác định thị trường tiềm năng cần triển khai theo các bước nhất định Xác định thị trường tiềm năng cần triển khai theo các bước nhất định 

Bước 1: Xác định được vấn đề của khách hàng 

Bước đầu tiên trong việc xác định thị trường mở rộng, doanh nghiệp cần hiểu được khách hàng hiện tại và xác định vì sao họ lại ủng hộ công ty bạn. Khi xem xét những con số đó, bạn cần nắm rõ được loại khách hàng nào tạo ra doanh nghiệp nhiều nhất cũng như sản phẩm, dịch vụ nào mà họ quan tâm nhất. Từ đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về customer insight khách hàng cũng như cách tiếp cận với những người khác như họ.

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh 

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp biết được những ưu, nhược điểm của đối thủ so với sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi đã hiểu được đối thủ của mình thì bạn sẽ giảm thiểu tối đa được rủi ro và có định hướng hiệu quả khi xác định được thị trường mà mình hướng tới.

Có thể thấy, khi tìm hiểu kỹ đối thủ của mình thì doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được tối đa chi phí, nguồn lực của mình và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp bạn đi nhanh hơn và vượt xa đối thủ dễ dàng.

Tìm hiểu kỹ đối thủ doanh nghiệp sẽ có phương án cạnh tranh hiệu quảTìm hiểu kỹ đối thủ doanh nghiệp sẽ có phương án cạnh tranh hiệu quả

Bước 3: Đánh giá sản phẩm, dịch vụ của mình

Trong quá trình tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình, doanh nghiệp cần xem xét lại các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Từ đó, lên chiến lược để thu hút khách hàng mới, bạn cần biết các thông tin, lợi ích cũng như tính năng của sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn biết khách hàng mong đợi nhận được gì, họ có hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của bạn không nếu như họ sử dụng.  

Khi bạn biết công ty của bạn hiện đang ở vị trí nào thì bạn sẽ dễ dàng xác định cách tiếp thị tốt hơn cho khách hàng tiềm năng. Nhờ đó bạn sẽ dễ dàng tìm ra những kiểu người hưởng lợi nhiều nhất từ doanh nghiệp của bạn.

Bước 4: Tập trung vào thị trường ngách

Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đang có xu hướng tập trung vào thị trường ngách của một nhóm đối tượng, phân khúc khách hàng cụ thể. Khi đã xác định được thị trường ngách, doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh vào các thị trường rộng lớn hơn để đáp ứng đầy đủ các sở thích, nhu cầu cụ thể của khách hàng. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách quảng cáo, tăng doanh thu bán hàng và có được nhóm khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn.

>>> Xem thêm: Top 7 kỹ năng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp bạn nên rèn luyện

Bước 5: Đánh giá hiệu quả của thị trường mục tiêu

Khi doanh nghiệp đã xác định được thị trường đích của mình thì lúc này bạn tiến hành đánh giá hiệu quả của thị trường mình đã chọn bằng việc trả lời những câu hỏi sau:

  • Khách hàng của bạn có đang được hưởng các lợi ích từ sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp? Mức độ hài lòng của họ ra sao?
  • Khách hàng có sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn không?
  • Khách hàng có hiểu được các thông điệp quảng cáo của doanh nghiệp không? Những thông điệp nào mà tiếp cận được nhiều khách hàng nhất.

Nếu những nhóm khách hàng trong thị trường tiềm năng có các phản hồi, đánh giá tốt về sản phẩm và họ nhận được nhiều lợi ích khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó thì có nghĩa là bạn đã có bước đầu thành công trong việc phát triển thị trường mà mình hướng tới.

Trong trường hợp họ có những đánh giá trái chiều hay tiêu cực thì bạn hãy tập trung lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đó để khắc phục, cải thiện những thiếu sót đó để giúp khách hàng hài lòng hơn về sản phẩm.

Bước 6: Đưa ra quyết định

Bước cuối cùng trong việc tìm kiếm đối tượng mục tiêu của bạn là đưa ra quyết định xem bạn sẽ tiếp cận với ai. Từ những dữ liệu và phân tích đó, bạn có thể thoải mái lựa chọn nhân khẩu học chính xác để tiếp thị.

Khi quyết định, bạn cần đảm bảo rằng khách hàng của bạn có thể mua được các sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn. Ngoài ra, bạn phải xác định xem nhu cầu đối với công ty của mình trong số nhân khẩu học đã chọn cũng như có đủ sự đa dạng giữa các sản phẩm và dịch vụ của bạn để đối tượng mục tiêu không mất hứng thú hay không.

Trên đây là những thông tin về thị trường mục tiêu là gì. Doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động thu thập thông tin về thị trường. Sau đó phân tích tổng hợp được các mong muốn, nguyện vọng và những đánh giá của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau về các sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà có phương pháp phù hợp đáp ứng hiệu quả chiến lược kinh doanh, tránh lãng phí tài nguyên của công ty.

Với mong muốn xây dựng một cộng đồng tuyển dụng chuyên nghiệp, chất lượng và hiện đại TopCV đã chứng minh được vai trò của mình trong việc kết nối người lao động và nhà tuyển dụng. Bên cạnh tin tuyển dụng cập nhật hàng ngày, TopCV còn cung cấp đa dạng những mẫu CV cho từng lĩnh vực để các ứng viên có thể tham khảo cùng những kiến thức phục vụ cho buổi phỏng vấn đạt kết quả cao nhất.

Nguồn ảnh: Sưu tầm