Thị trường mục tiêu là gì? Cách xác định thị trường mục tiêu
Để một doanh nghiệp phát triển và đứng vững trên thị trường thì có những yếu tố mà doanh nghiệp cần phải đầu tư và định hướng ngay từ khi bắt đầu kinh doanh. Trong đó việc quan trọng và được ưu tiên làm trước tiên đó chính là xác định thị trường mục tiêu là gì, việc xác định được thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững, mang lại lợi luận cho doanh nghiệp vậy xác định thị trường mục tiêu là gì, vai trò của thị trường mục tiêu trong phát triển của doanh nghiệp, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những vấn đề trên.
1. Tìm hiểu về thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là khái niệm không còn xa lạ với các doanh nghiệp, những người làm marketing trong các công ty doanh nghiệp nhưng với nhiều người vẫn còn là một khái niệm xa lạ, vậy thị trường mục tiêu là gì?
1.1. Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu là một nhóm người tiêu dùng mà doanh nghiệp hướng tới và nỗ lực tiếp thị và hướng sản phẩm hàng hóa đến, nếu doanh nghiệp xác định được mục tiêu rõ ràng đây được xem yếu tố quan trọng và quyết định đến chiến lược Marketing. Khi đã xác định được đối tượng mục tiêu việc đưa ra sản phẩm, giá cả, xúc tiến, phân phối là bốn yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing, quyết định sự thành công của một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, muốn làm được điều đó doanh nghiệp cần phải xác định được thị trường mục tiêu một cách cụ thể nhất.
Thị trường mục tiêu là gì?
1.2. Đoạn thị trường mục tiêu
Như phân tích ở trên chúng ta thấy được tầm quan trọng của thị trường mục tiêu, vậy đoạn thị trường mục tiêu có liên quan gì đến thị trường mục tiêu, vì sao phải phân đoạn thị trường mục tiêu, nó có đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hay không mối quan hệ giữa đoạn thị trường mục tiêu và thị trường mục tiêu là gì nội dung bên dưới sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Đoạn thị trường mục tiêu được hiểu là quá trình doanh nghiệp phân chia khách hàng của mình thành từng các nhóm khách hàng theo những điểm chung như sở thích, nhu cầu, ứng xử …. đó được gọi là đoạn thị trường mục tiêu.
Thị trường mục tiêu là các nhóm người được chia thành các phân đoạn thị trường khác nhau dựa vào rất nhiều yếu tố để người ta phân đoạn thị trường mục tiêu, hay còn gọi là phân khúc thị trường mục tiêu, nó có thể được phân chia vào các nhóm sau.
Đoạn thị trường mục tiêu là gì?
Các doanh nghiệp có thể phân khúc thị trường mục tiêu ra thành các phân khúc thị trường riêng biệt để áp dụng các phương pháp tiếp thị đánh trúng vào đối tượng khách hàng cần hướng đến. Ví dụ phân khúc về Địa lý – địa chỉ (địa điểm, đất nước, khí hậu của thị trường mục tiêu).
Sự phân khúc về kinh tế xã hội và nhân khẩu học : Các sản phẩm thời trang, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng dịch vụ nghỉ dưỡng, hay các sản phẩm làm đẹp sẽ đánh và các phân khung sau: giới tính, tuổi tác, thu nhập, nghề nghiệp, giáo dục, quy mô hộ gia đình, vị trí trong vòng đời của gia đình. Tùy theo sản phẩm dịch vụ của công ty mình để tiếp thị vào phân khúc đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn
Sự phân khúc về tâm lý tiêu dùng: Thái độ giống nhau, giá trị và lối sống
Sự phân khúc liên quan đến sản phẩm: mối quan hệ đối với một sản phẩm
Sự phân khúc về hành vi người tiêu dùng: dịp mua, mức độ trung thành, lợi ích khi mua hàng, mức sử dụng.
Việc phân đoạn thị trường hay còn gọi là phân khúc thị trường mục tiêu này giúp cho công ty nắm bắt cơ hội tốt hơn, đây được gọi là phân đoạn của thị trường mục tiêu. Và là một trong những việc làm quan trọng giúp cho doanh nghiệp công ty có được những chính sách mục tiêu phù hợp với thị trường mục tiêu mà công ty muốn hướng đến.
2. Sự cần thiết của việc phân đoạn thị trường thể hiện ở các quan điểm sau
Để có được sự phát triển các doanh nghiệp cần phải đầu tư chú trọng rất nhiều vào việc tìm hiệu thị trường mục tiêu của công ty mình chính vì vậy mà sự cần thiết của việc phân đoạn thị trường mục tiêu được thể hiện rõ ở những ý sau.
Theo con mắt của các Marketer thì nhiệm vụ quan trọng của các nhà doanh nghiệp đó chính là việc tìm hiểu ra nhu cầu, thị hiếu khách hàng, mong muốn của khách hàng để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất để thu hút được nhiều khách hàng nhất đến với doanh nghiệp sản phẩm của công ty mình. Việc phân đoạn thị trường mục tiêu sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh.
Sự cần thiết của thị trường mục tiêu
– Khi đã có được một hệ thống phân đoạn thị trường rõ ràng, cụ thể thì việc thiết lập hệ thống sản xuất, hướng sản phẩm đến khách hàng mục tiêu sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.
– Một doanh nghiệp thật rất khó đủ khả năng, đủ nguồn lực phục vụ toàn bộ thị trường. Việc phân đoạn thị trường giúp cho doanh nghiệp có khả năng sử dụng các yếu tố nguồn lực để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hơn nữa nếu điều kiện khả năng cho phép, việc đáp ứng cho một số phân đoạn nào đó có thể không bằng các đối thủ cạnh tranh.
– Việc phân đoạn giúp doanh nghiệp có điều kiện tốt hơn trong việc nghiên cứu các điểm mạnh, điểm yếu các đối thủ cạnh tranh, làm cơ sở định vị và thiết lập các chính sách marketing hiệu quả hơn.
3. Vai trò của thị trường mục tiêu
Có thể nói thị trường mục tiêu là một phần quan trọng trong việc định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, nhưng có nhiều chủ doanh nghiệp đã mắc sai lầm khi nghĩ rằng sản phẩm tốt, công ty uy tín, chất lượng tốt sẽ được mọi người tin tin, những sự thật không như vậy, vì những doanh nghiệp khác cũng có những cái như bạn nhưng họ lại có thêm cả những chiến lược, xác định được thị trường mục tiêu.
Nhiều chủ doanh nghiệp mắc sai lầm khi nghĩ rằng sản phẩm tốt và chất lượng sẽ được tất cả mọi người yêu thích. Sự thật là dù sản phẩm có chất lượng đến đâu thì nó chỉ hữu ích với một nhóm người nhất định.
Khi một thị trường mục tiêu được xác định cụ thể chi tiết, người sản xuất có thể nhận định tính năng, tiện ích bổ sung khách hàng mong muốn và phát triển sản phẩm theo mà thị trường mục tiêu đang hướng tới. Thị trường mục tiêu giúp kiểm soát kỳ vọng dễ dàng hơn nó mang đến kết quả và đáp ứng đúng mong đợi có thị trường mục tiêu rõ ràng doanh nghiệp sẽ có con đường đi đúng hơn, ngăn hơn và biết được mục tiêu mình cần hướng tới
4. Cách xác định thị trường mục tiêu cho các doanh nghiệp
Để xác định được thị trường mục tiêu các doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây.
4.1. Lập danh sách
Lập danh sách khách hàng có thể nói là việc làm đầu tiên để doanh nghiệp xác định được thị trường mục tiêu của mình, việc ghi rõ đối tượng khách hàng bạn muốn hướng tới, muốn phục vụ, bạn lập danh sách càng chi tiết càng tốt. Nếu việc làm này ngay từ đầu đã không được làm cẩn thận và chi tiết thì bạn sẽ chẳng biết bắt đầu từ đâu. Bạn cần phải lập danh sách khách hàng càng chi tiết càng tốt, nếu chỉ lấp danh sách chung chung là khách hàng của bạn thuộc phụ nữ thì thị trường mục tiêu của bạn sẽ khá rộng dần đến việc thực hiện các chiến dịch sẽ khó khăn và dàn trải mang lại hiệu quả không như mong muốn.
4.2. Tập trung
Khi đã lập được danh sách khách hàng chi tiết bạn bạn cần phải xác định mình muốn bán sản phẩm , dịch vụ gì, và bạn nên nhớ rằng bạn không thể cung ứng tất cả những gì khách hàng cần, bản chỉ cần quan tâm đến việc tập trung cái mà bạn được cho là tốt nhất mạnh nhật để đánh vào. Khi kinh doanh bạn cũng cần nắm rõ các kiến thức như ngách thị trường không đồng nghĩa với lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ, bán lẻ quần áo, giày dép là một lĩnh vực kinh doanh, còn trang phục công sở cho nữ doanh nhân lại là một ngách thị trường. Bạn cần phân biệt rõ để biết được đâu là điểm mạnh mình cần tập trung hướng tới.
4.3. Thấu hiểu quan điểm của khách hàng
Hãy đặt bạn vào vị trí khách hàng để biết được khách hàng đang cần gì để thấu hiểu và đồng cảm với khách hàng, cách tốt nhất để hiểu được khách hàng là hãy tiếp xúc với họ, doanh nghiệp cần sản xuất và cung ứng những cái khách hàng cần chứ không phải là những cái doanh nghiệp muốn bán. Chình vì vậy hãy tiếp xúc với khách hàng để hiểu họ.
Cánh xác định thị trường mục tiêu
4.4. Tổng hợp thông tin
Để có những hướng đi mang tính vĩ mô và kết quả tốt thi doanh nghiệp cần tổng hợp thông tin, một chiến lược hướng tới mục tiêu cần phải đáp ứng được những ý sau, phù hợp với tầm nhìn lâu dài của công ty, là cái mà khách hàng đang mong đợi, dựa trên những hoạt định kỹ càng của công ty, nó phải độc nhất, và có hướng phát triển giúp bạn đảm bảo thành công lâu dài.
4.5. Đánh giá
Đây là lúc bạn nhìn nhận lại đánh giá sản phẩm của mình đã đáp đúng dc chưa, nếu chưa cần phải tìm ra phương hướng mới .
4.6. Thăm dò
Hãy thăm dò ý kiến cầu thị trường, bằng nhiều cách khác nhau như việc sử dụng sản phẩm dùng thử, tổ chức các cuộc hội thảo, hoặc làm những bản tin, những bước thăm dò này cực kỳ quan trọng nó không tốn quá nhiều kinh phí của doanh nghiệp nhưng nó mang lại rất nhiều hiệu quả, giúp bạn rút ra được những kinh nghiệm cần thiết trước khi tung ra thị trường. Các bạn có thể làm khảo sát và tổng kết bằng bản báo cáo khảo sát thị trường.
Trên đây là bài viết về thị trường mục tiêu là gì? Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn được tầm quan trọng của thị trường mục tiêu. Có những cách làm để xác định được thị trường mục tiêu của mình một cách tốt nhất.
Bạn đọc có thể quan tâm xem thêm các thông tin mới nhất về nhu cầu tuyển nhân viên thị trường của các doanh nghiệp hiện nay, việc làm thị trường, phát triển thị trường đang có bước phát triển mạnh mẽ với nhu cầu tuyển dụng cao, hứa hẹn và hấp dẫn với nhiều ứng viên đang tìm việc làm.
Chia sẻ: