Theo chức năng nhiệm vụ, công chức có được lập biên bản vi phạm hành chính đối với lĩnh vực môi trường và quản lý đất đai không?


Theo chức năng nhiệm vụ, công chức có được lập biên bản vi phạm hành chính hay không? Đối với lĩnh vực môi trường và đất đai. Áp dụng mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với công chức bị biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai và môi trường được quy định như thế nào?

Công chức có được lập biên bản vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đất đai hay không?

Đối với lĩnh vực đất đai tham khảo quy định tại Điều 40 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

“Điều 40. Biên bản và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai được lập theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại các Điều 38 và 39 của Nghị định này;

b) Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất đai.

Công chức kiểm lâm được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng rừng được lập biên bản- vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm, sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất vào mục đích khác. Công chức, viên chức Cảng vụ hàng không được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra việc

sử dụng đất cảng hàng không, sân bay dân dụng.”

Áp dụng mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với công chức bị biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai

Theo Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc áp dụng mức phạt tiền với công chức bị biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai:

– Đối tượng áp dụng mức phạt tiền thực hiện như sau:

+ Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;

+ Mức phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, khoản 2 Điều 30, Điều 31 và Điều 37 của Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức.

– Thẩm quyền phạt tiền quy định tại các Điều 38 và 39 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.

Theo đó, công chức khi được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất đai thì là người có thẩm quyền được lập biên bản vi phạm hành chính. Trong trường hợp công chức có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quản lý đất đai thì mức phạt tiền và thẩm quyền sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 6 nêu trên.

Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023: Tại Đây

 Công chức có được lập biên bản vi phạm hành chính đối với lĩnh vực môi trường và quản lý đất đai?

Công chức có được lập biên bản vi phạm hành chính đối với lĩnh vực môi trường và quản lý đất đai?

Công chức có được lập biên bản vi phạm hành chính đối với lĩnh vực môi trường hay không?

Đối với lĩnh vực môi trường thực hiện theo Điều 56 Nghị định 155/2016/NĐ-CP:

“Điều 56. Quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

2. Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang thi hành công vụ;

b) Công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường và Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Công chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành mình quản lý thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ;

d) Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý;

đ) Chiến sĩ công an nhân dân, công an xã, phường, thị trấn và cán bộ trật tự công cộng đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

e) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ban quản lý rừng, Ban quản lý các vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại khoản này khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải kịp thời lập biên bản để xử phạt hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.”

Như vậy, công chức đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường thì có thể thực hiện việc lập biên bản vi phạm hành chính đối với lĩnh vực môi trường khi phát hiện sai phạm trong phạm vi mình quản lý.

Áp dụng mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với công chức bị biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

Theo Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.

– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 51 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.

Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó.

Như vậy, có thể thấy Công chức có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đồng thời, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại khoản này khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải kịp thời lập biên bản để xử phạt hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp công chức có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực môi trường thì mức phạt tiền và thẩm quyền sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định nêu trên.