Thẻ tín dụng là gì? Cách mở và sử dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng không còn quá xa lạ với nhiều người. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thẻ tín dụng là gì và cách mở thẻ ra sao. Bên cạnh đó, khi sử dụng loại thẻ này, bạn cần nắm rõ các khái niệm khác như hạn mức tín dụng, bảng sao kê tín dụng, lãi suất, … Hãy cùng Sforum khám phá tất cả điều này để hiểu rõ hơn về loại thẻ này nhé.

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng là một loại thẻ thanh toán được cấp bởi ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Chức năng chính của thẻ là cho phép chủ thẻ mượn tiền để “mua trước, trả sau”. Tức là vay tiền để thanh toán trước và trả lại tiền sau cho ngân hàng.

Với chức năng này, thẻ tín dụng được sử dụng cho nhiều mục đích. Như mua hàng online, thanh toán hóa đơn siêu thị. Và thậm chí là rút tiền mặt tại các ATM. Tùy nhiên, chủ thẻ không có quyền chi tiêu không giới hạn. Ngân hàng sẽ cấp cho các chủ thể hạn mức tín dụng nhất định. Và bạn chỉ được chi tiêu trong giới hạn này.

Thẻ tín dụng là gì?

Bên cạnh việc hiểu rõ thẻ tín dụng là gì, khách hàng còn phải biết các khái niệm liên quan, bao gồm:

Thông tinKhái niệm

Hạn mức thẻ

Là số tiền tối đa mà chủ thẻ được sử dụng để chi tiêu qua thẻ tín dụng. Ngân hàng sẽ đánh giá điều kiện tài chính của chủ thẻ để đưa ra hạn mức này.

Bảng sao kê thẻ

Giống như một hóa đơn điện tử ghi lại toàn bộ hoạt động giao dịch qua thẻ. Dựa trên bảng sao kê này, chủ thẻ sẽ biết được số tiền đã chi tiêu trong một chu kỳ đáo hạn, số dư nợ trên thẻ, thời gian đáo hạn và số tiền thanh toán tối thiểu để không bị phạt.

Thanh toán tối thiểu dư nợ

Là số tiền tối thiểu mà chủ thẻ phải thanh toán cho ngân hàng. Để không dính nợ xấu hoặc chịu lãi suất phạt từ ngân hàng. Số tiền này thường rơi vào khoảng 5% số dư nợ trên thẻ tín dụng tùy vào ngân hàng.

Lãi suất tín dụng

Là khoản tiền lãi phải trả cho ngân hàng sau khi hết thời gian miễn lãi (thường là 20 – 30 ngày). Sau thời gian miễn lãi, nếu chủ thẻ chưa trả hết số dư nợ thẻ tín dụng theo sao kê hàng tháng thì phải chịu lãi và các hình thức phạt khác.

Phân loại hạng thẻ

Thường gồm thẻ hạng chuẩn, hạng vàng và hạng bạch kim. Mỗi hạng thẻ sẽ có hạn mức tín dụng và điều kiện mở thẻ khác nhau theo quy định ngân hàng.

Phân loại chủ thẻ

Chia thành thẻ tín dụng doanh nghiệp (dành cho các tổ chức) và thẻ cá nhân.

Phân loại phạm vi thẻ

Gồm thẻ tín dụng nội địa (thanh toán trong nước) và thẻ quốc tế (giao dịch tại nước ngoài).

Phân loại mục đích sử dụng thẻ

Thường gồm thẻ tín dụng hoàn tiền, tích điểm, du lịch, thẻ rút tiền, thẻ đồng thương hiệu, thẻ đặc quyền, …

Chức năng chính của thẻ tín dụng

Vậy tại sao thẻ tín dụng lại được nhiều người ưa chuộng? Đó là vì loại thẻ này giúp chủ thẻ thanh toán trước các khoản chi tiêu, trả góp với lãi suất 0% trong thời hạn nhất định. Và rút tiền mặt trong trường hợp khẩn cấp. Cụ thể:

“Mua trước – trả sau”

Chức năng chính của thẻ tín dụng là giúp chủ thẻ thanh toán trước khi không có sẵn tiền trong tài khoản. Việc thanh toán bằng loại thẻ này giống với việc “tạm vay” ngân hàng một khoản và trả lại sau đó. Điều này giúp chủ thẻ xử lý được các khoản chi tiêu khẩn cấp mà không cần đến các thủ tục rườm rà.

“Mua trước - trả sau”

Lãi suất 0%

Trong lần đầu sử dụng thẻ tín dụng hoặc trong thời hạn miễn lãi, chủ thẻ có quyền “vay tạm” ngân hàng với lãi suất 0%. Tuy nhiên, sau thời hạn này mà chủ thẻ chưa thanh toán hết khoản vay thì phải chịu lãi suất cao hơn. Thường dao động từ 20% – 40%.

Lãi xuất 0%

Rút tiền mặt

Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể dùng thẻ tín dụng để rút tiền tại các cây ATM. Số tiền rút tối đa bằng với hạn mức thẻ do ngân hàng quy định. Đồng thời, khách hàng phải chịu lãi ngay thời điểm rút tiền.

Rút tiền mặt

Lợi ích khi dùng thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng được nhiều khách hàng tin dùng vì mang đến các lợi ích nhất định. Như thanh toán tiện lợi, ưu đãi hấp dẫn, tính an toàn và bảo mật cao, …

Thanh toán tiện lợi: Khách hàng có thể thanh toán mọi lúc mọi nơi, cả trong nước lẫn nước ngoài. Bên cạnh chức năng thanh toán online thì chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt tại ATM.

Chi tiêu linh hoạt: Thẻ tín dụng giúp khách hàng làm chủ được các khoản chi tiêu trong cuộc sống mà không lo về số dư trong tài khoản ngân hàng.

Chi tiêu linh hoạt

An toàn, bảo mật: Nếu bị mất thẻ, khách hàng có quyền yêu cầu ngân hàng khóa thẻ. Để tránh các trường hợp chiếm đoạt tài sản.

Ưu đãi: Tùy thuộc vào hạng mức mà thẻ tín dụng sẽ đi kèm với các ưu đãi khác nhau. Như tích điểm thưởng, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm hàng hóa, chương trình khuyến mãi, …

Các cách mở thẻ tín dụng là gì?

Trước khi mở thẻ tín dụng, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện mở thẻ được quy định bởi các ngân hàng. Tiếp đó, hãy làm theo hướng dẫn để đăng ký mở thẻ và hoàn tất thủ tục tại ngân hàng.

Điều kiện mở thẻ tín dụng là gì?

Trước hết, hãy đảm bảo bạn có thể đáp ứng các tiêu chí sau nếu muốn mở tín dụng tại các ngân hàng:

  • Khách hàng là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại lãnh thổ Việt Nam.

  • Khách hàng phải đủ từ 18 tuổi trở lên. Đang cư trú tại một số tỉnh thành nhất định theo quy định của từng ngân hàng.

  • Khách hàng phải có thu nhập cố định hàng tháng từ 6 triệu đồng trở lên đối với người Việt. Mức thu nhập tối thiểu này có thể khác nhau tùy vào quy định của các ngân hàng đối với thẻ tín dụng.

  • Khách hàng phải có tài sản hợp pháp như sổ tiết kiệm hoặc tài khoản (có hoặc không tùy vào ngân hàng).

  • Khách hàng phải đáp ứng một số điều kiện khác tùy vào loại thẻ mà khách hàng muốn đăng ký.

Điều kiện mở thẻ tín dụng

Thủ tục mở thẻ tín dụng là gì?

Để đăng ký mở thẻ tín dụng, bạn có thể tham khảo hướng dẫn của ngân hàng hoặc làm theo các bước sau đây.

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ gồm:

  • CMND/CCCD

  • Hộ chiếu, hộ khẩu

  • Giấy xác nhận tạm trú

  • Hợp đồng lao động

  • Bảng sao kê lương (nếu có)

  • Giấy đề nghị phát hành thẻ tín dụng do ngân hàng cung cấp (nếu làm thủ tục tại quầy)

  • Và một số tài liệu khác.

Thủ tục mở thẻ tín dụng bước 1

Bước 2: Đăng ký thẻ tín dụng.

Có hai cách để khách hàng đăng ký thẻ, một là đăng ký online, hai là đăng ký tại chi nhánh ngân hàng. Nếu đăng ký online, bạn cần truy cập vào đường link đăng ký thẻ của ngân hàng. Sau đó điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu để đăng ký làm thẻ tín dụng. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng gần nhất để tiến hành quá trình làm thẻ.

Thủ tục mở thẻ tín dụng bước 2

Bước 3: Chờ xét duyệt.

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký thẻ, ngân hàng sẽ kiểm tra các hồ sơ và tài liệu cần thiết. Để đánh giá khách hàng. Nếu đáp ứng các yêu cầu do ngân hàng quy định, bạn sẽ  được mở thẻ.

Thủ tục mở thẻ tín dụng bước 3

Lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán chi tiêu

Không chỉ tìm hiểu về thẻ tín dụng là gì, bạn còn cần phải biết những nguy cơ tiềm ẩn của nó. Bởi thẻ tín dụng tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng nhiều rủi ro. Vì vậy, chủ thẻ cần lưu ý các điều sau để dùng thẻ đúng cách.

Hiểu rõ các điều khoản và điều kiện: Khi đăng ký thẻ, khách hàng nên đọc kỹ hợp đồng thẻ và các điều khoản về lãi suất, thời hạn miễn lãi, mức hạn tín dụng, lệ phí, và các ưu đãi kèm theo.

Theo dõi và kiểm soát chi tiêu: Đừng nghĩ rằng bạn có thể thoải mái chi tiêu khi dùng thẻ tín dụng. Hãy đảm bảo mức chi tiêu không vượt quá giới hạn tín dụng. Để tránh phí vượt hạn và rủi ro nợ xấu.

Theo dõi và kiểm soát chi tiêu

Kiểm tra sao kê và thanh toán đúng hạn: Hãy kiểm tra sao kê định kỳ. Mục đích là phát hiện kịp thời các giao dịch đáng nghi. Đồng thời, chủ thẻ cần thanh toán dư nợ trước ngày đáo hạn. Để tránh ảnh hưởng đến điểm tín dụng và chịu lãi suất cao.

Bảo mật thông tin: Sau khi đăng ký thẻ, chủ thẻ cần bảo vệ thông tin thẻ để tránh gian lận hoặc đánh cắp thông tin. Nếu ai đó lấy được thẻ tín dụng của bạn, họ có thể thanh toán bằng thẻ đó.

Sử dụng các ưu đãi đúng cách: Các chính sách ưu đãi thẻ tín dụng đôi khi kích thích nhu cầu chi tiêu của bạn. Vì vậy, hãy sử dụng ưu đãi và khuyến mãi đúng cách để tránh việc chi tiêu quá mức.

Sử dụng các ưu đãi đúng cách

Qua bài viết này, bạn đã biết được thẻ tín dụng là gì, lợi ích, chức năng và các lưu ý khi dùng thẻ. Tuy mang đến nhiều tiện ích cho việc thanh toán nhưng bạn cần biết cách kiểm soát chi tiêu để tránh chịu lãi suất tín dụng nhé.