Thể thao điện tử là gì ?
Hiện nay, Thể thao điện tử (eSport) có lượng người hâm mộ tương đương với người hâm mộ của bộ môn khúc côn cầu trên toàn thế giới – Con số này này tăng nhiều hơn và dự đoán có thể ngang bằng với lượng người hâm mộ bộ môn bóng bầu dục Mỹ vào năm 2017.
Chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại 2014 tổ chức tại sân vận động Sangam, nơi từng diễn ra các trận đấu bóng đấu World Cup 2002.
Theo như bản báo cáo nghiên cứu thị trường game của công ty nghiên cứu dữ liệu Newzoo, eSports đang phát triển với ‘vận tốc ánh sáng’. Vào năm 2014, đã có 89 triệu người theo dõi các giải đấu thông qua những kênh truyền thông.
Một số so sánh thú vị về tiền thưởng của thể thao điện tử so với các bộ môn thể thao truyền thống khác.
Twitch.tv là dịch vụ streaming (phát sóng) nổi tiếng dành cho những người thích xem người khác chơi game. Năm 2014, công ty thương mại điện tử, Amazon đã mua lại dịch vụ này với giá gần tỷ USD khơi dậy tiềm năng to lớn của thể thao điện tử. eSport đã trở thành một ngành kinh doanh thật thụ.
Giải đấu quốc tế eSports – The International 5 – trên sóng truyền hình ESPN.
Vậy eSport là gì? Cụm từ “Thể thao điện tử” không chỉ đề cập tới một vấn đề trong cả sự kiện, mà nó là: thuật ngữ bao gồm tất cả các game thi đấu chuyên nghiệp, từ game bắn súng góc nhìn người thứ nhất cho tới những trò chơi đầy tính chiến thuật.
Mục Lục
Thể loại eSport được ưa chuộng nhất
Mới đây, giải đấu lớn nhất trong lịch sử Thể thao điện tử vừa mới kết thúc tại Seattle vào ngày 8 tháng 8. Đó là giải The International 5, một giải đấu thường niên của tựa game “DOTA 2” (“DOTA” là chữ viết tắt của “Defense of the Ancients”, một bản mode được tạo trong trò “Warcraft” của công ty Blizzard Entertainment).
Tổng giá trị giải thưởng của giải đấu năm 2015 lên tới hơn 18 triệu USD, vượt mặt các bộ môn thể thao truyền thống như bóng bầu dục và quần vợt… Và tất nhiên là số tiền này chỉ dành cho những đội xứng đáng nhất. Tương tự như các môn thể thao thông thường khác, người xem sẽ không tham gia thi đấu. Họ tới đây là để cổ vũ cho đội yêu thích của họ và xem các tuyển thủ chuyên nghiệp thi đấu.
Đây là một đoạn phim giới thiệu giải đấu lớn nhất thế giới “DOTA 2”:
“DOTA 2” là trò chơi thuộc thể loại Multiplayer Online Battle Arena (MOBA). Thể loại này đặt biệt khiến cho Thể thao điện tử giống như các môn thể thao khác. Giống như Tennis hay Bóng Rổ, cả 2 đội thi đấu với nhau tại một khu vực tiêu chuẩn và thêm 1 vài yếu tố hên xui nữa.
Cấu trúc cơ bản của một bản đồ MOBA.
Diễn biến của các game thuộc thể loại MOBA:
- Các thành viên của cả 2 đội sẽ lần lượt chọn một vị tướng với một vai trò nhất định.
- Mỗi đội đều có 1 nhà chính để bảo vệ, trong khi đó phải cố gắng phá hủy nhà chính của đối phương.
- Hầu hết các hoạt động đều diễn ra tại 3 tuyến đường lớn dẫn tới căn cứ của 2 đội.
- Các đơn vị lính được điều khiển bởi máy tính sẽ xuất hiện liên tục, xuất phát từ nhà chính và chia đều ra các tuyến đường lớn để chiến đấu cùng nhân vật của người chơi.
- Những người tham gia trận đấu đều nhìn trận đấu với góc nhìn từ trên xuống (Như hình).
- Thông thường các tháp phòng thủ sẽ được bố trí đồng đều tại các tuyến đường lớn, gây khó khăn lên những đợt tấn công của đối phương.
Từ những tiêu chuẩn trên, đã có rất nhiều chiến thuật được tạo ra bởi các đội tuyển eSport. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều đội tạo ra được dấu ấn riêng của mình mà hầu hết họ đều thi đấu giống nhau. Bóng đá, bóng rổ hay khúc gôn cầu đều có những nguyên tắc cơ bản giống nhau, nhưng mỗi đội đều có lối chơi và dấu ấn họ để lại trong trận đấu hoàn toàn khác nhau. Và họ thu hút những người hâm mộ trung thành thông qua những sự độc đáo đó.
Thế nên các đội tuyển eSports cần phải chọn cho mình một phong cách thi đấu tiêu biểu nhằm tách biệt với các đội tuyển khác, có nhiều lối chơi đa dạng hơn thì người xem mới cảm thấy thật sự thích thú mà ủng hộ. Đây là cách mà các đội tuyển thể thao sử dụng để xây dựng cộng đồng rộng lớn và vững chắc như bây giờ.
Tại Việt Nam, giải SEA Qualifier 2015 bộ môn LMHT vừa kết thúc vào ngày 16.8 với phần thắng thuộc về đội tuyển Bangkok Titans sau khi hạ gục đội chủ nhà Việt Nam SAJ với tỉ số 3 – 1. Với chiến thắng này, đội tuyển Bangkok Titans sẽ đại diện khu vựa Đông Nam Á thi đấu vòng loại CKTG khu vực Wildcard.
Hãy click vào đây để hiểu eSport tại Việt Nam là như thế nào sau 2 tuần thi đấu của GPL diễn ra tại trường quay Giải Phóng.
Trò chơi của tốc độ và sự chính xác
Tiếp đến chúng ta hãy nói về bộ môn khó chơi nhất trong eSport nhé, đó là “Starcraft II”.
Trước Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2, Starcraft là trò chơi thống trị eSports.
“Starcraft” là tựa game thuộc thể loại Chiến thuật thời gian thực – Real Time Strategy (RTS). Các bạn sẽ cần phải điều khiển khá nhiều đơn vị cùng 1 lúc để thực hiện các chiến thuật khác nhau cùng 1 thời điểm.
Tất cả các đơn vị trong cả 2 đội có thể di chuyển và tấn công cùng 1 thời điểm. Bởi vậy, thao tác của các game thủ “Starcraft II” đều cần phải thực hiện các một cách nhanh chóng và chính xác. Nhưng nếu chỉ nhanh thôi thì cũng không giúp họ đảm bảo giành chiến thắng mà họ còn phải đưa ra những chiến thuật phù hợp trong mỗi thời điểm của trận đấu.
Trong “Starcraft II”, thứ quan trọng nhất đối với 1 tuyển thủ chuyên nghiệp đó là APM. Một tuyển thủ chuyên nghiệp trung bình có thể thực hiện hàng trăm hành động khác biệt trong một phút – hay thậm chí là chỉ trong vài giây. Video dưới đây sẽ giải thích “APM” là gì:
“Starcraft II” là 1 trong những trò chơi nổi tiếng tại Hàn Quốc, nơi mà có hàng ngàn người tham dự xem các giải đấu lớn. Nhưng bởi do độ khó của trò chơi này mà giờ đây không còn bao nhiêu người còn tiếp tục tham gia nữa. Tuy nhiên vẫn mong Hàn Quốc có thể tiếp tục duy trì được trò chơi tuy khó nhưng rất thú vị khi xem này.
Game bắn súng
Game bắn súng góc nhìn người thứ nhất, mặc dù là một trong những game phổ biến nhất trên hệ máy console. Dù bản đồ và mục tiêu đều được tiêu chuẩn hóa,nhưng họ vẫn phải cố gắng hết mình để tăng lượng người theo dõi các trận đấu chuyên nghiệp.
2 thể loại MOBA và RTS đều có tầm nhìn từ trên xuống và góc quay thường là cố định 1 chiều. Nhưng game bắn súng góc nhìn người thứ nhất khác hoàn toàn với 2 loại trên, người chơi có thể nhìn được mọi thứ xung quanh, nhưng khi lia góc quay nhanh thì đôi lúc khiến cho người xem bị chóng mặt đối với những người mới tập chơi bộ môn này.
Game bắn súng góc nhìn người thứ nhất chuẩn bị có bước đột phá lớn, tại ngày 4/8 Microsoft vừa công bố kế hoạch giải “Halo World Championship” với trị giá 1 triệu USD. “Halo” là một thương hiệu nổi tiếng, game có rất nhiều người chơi tài năng lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu. Đồng thời, chế độ “Spectator Mode” của trò chơi cũng được nâng cấp nhằm cải thiện trải nghiệm của người xem.
Game đối kháng
Đây là thể loại chính cuối cùng của Thể thao điện tử: những game đối kháng huyền thoại. Cũng giống như môn thể thao đối kháng toàn diện ngoài đời thật, game đối kháng không chú trọng những chiến thuật dài hạn hay phối hợp với đồng đội. Chỉ đơn giản là có 2 người trong phòng, đánh nhau cho đến khi xác định được người thắng cuộc.
Mặc dù không rầm rộ như những bộ môn eSports khác, nhưng thể loại đối kháng vẫn có lượng fan hâm mộ trung thành.
Game đối kháng khá kỳ cục bởi vì hầu hết tựa đề của những game cực đỉnh đều rất quen thuộc với những người chơi bình thường, thậm chí họ có thể vừa chơi vừa đọc tên game mà không ít khi líu lưỡi hay tỏ ra cố gắng. Street Fighter là một trong những trò nổi tiếng trong thể loại game đối kháng và sắp được cho ra mắt vào năm 2016, cái tên này cũng rất quen thuộc với các bạn nam thuộc thế hệ 8x.
Kết
Thông qua bài viết này, tác giả mong phần nào có thể giải thích sơ lược được Thể thao điện tử (eSports) cho những người chưa hiểu rõ về nó. Và nếu các bạn muốn tìm hiểu việc xem các game thủ thi đấu như thế nào thì hãy vào trang Twitch.tv, Azubu, VETV… Ở đó rất nhiều loại game cũng như rất nhiều streamer khác nhau dành cho bạn thưởng thức.