Thể thao Việt Nam thất bại tại Olympic Tokyo 2020: Đến lúc cần sự thay đổi toàn diện
Việt Nam “trắng tay” ở Olympic sau gần 20 năm
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Olympic Tokyo 2020 đã phải lùi thời gian muộn hơn so với 1 năm. Đây là kỳ Thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử khi mọi thứ để trở nên khó khăn từ khâu chuẩn bị của Ban Tổ chức cho đến yếu tố chuyên môn của VĐV. Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Olympic Tokyo 2020 với 18 vận động viên (VĐV), mục tiêu của chúng ta là giành được huy chương ở kỳ đại hội trên đất Nhật Bản trong đó kỳ vọng được đặt lên Hoàng Thị Duyên, Thạch Kim Tuấn ở môn Cử tạ hay Hoàng Xuân Vinh môn Bắn súng. Tuy nhiên, ở một kỳ Thế vận hội mà các VĐV vừa cố gắng thi đấu cũng như vừa đảm bảo an toàn giữa đại dịch, Thể thao Việt Nam đã kết thúc khi không có thể huy chương.
Nhìn lại lịch sử thể thao nước nhà, sau gần 20 năm kể từ Olympic Athens 2004 Thể thao Việt Nam mới lại “trắng tay” ở một kỳ Thế vận hội. Nếu như vào năm 2008, tại Olympic Bắc Kinh, Thể thao Việt Nam đoạt một HCB đến từ Cử tạ nhờ đô cử Hoàng Anh Tuấn thì ở Olympic London 2012, vẫn tiếp tục là môn Cử tạ đã có được tấm HCĐ của đô cử Trần Lê Quốc Toàn dù phải mất gần 10 năm mới có thể nhận tấm huy chương khi đối thủ đứng trên Trần Lê Quốc Toàn có kết quả dương tính với chất cấm. Trong khi đó, ở Olympic Rio 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã đem về tấm HCV quý giá ở nội dung 10m súng ngắn hơi và HCB 50m súng ngắn bắn chậm.
Theo nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh, nguyên nhân dẫn đến những thất bại tại Olympic Tokyo 2020 vừa qua do công tác chuẩn bị cho Olympic và hệ thống đào tạo VĐV của Việt Nam chưa được chặt chẽ và chưa được đầu tư đủ mức.
Theo nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh, nguyên nhân dẫn đến những thất bại tại Olympic Tokyo 2020 vừa qua do công tác chuẩn bị cho Olympic và hệ thống đào tạo VĐV của Việt Nam chưa được chặt chẽ và chưa được đầu tư đủ mức.
“Việc thất bại không phải do VĐV. Những VĐV chỉ là người thể hiện trực tiếp ở sân chơi Olympic. Thực tế, VĐV không có quá trình huấn luyện chặt chẽ trước đó của thời kỳ trẻ. Olympic là sân chơi có trình độ cao chứ không phải SEA Games vì SEA Games là nơi mà trình độ của VĐV rất thấp nên để lấy được huy chương ở Olympic là rất khó. Trong khi đó, Việt Nam đầu tư không có hệ thống và không đủ mức, không đủ kinh phí để đầu tư. Các VĐV của chúng ta thua là trình độ thấp và thấp là do quá trình huấn luyện, đào tạo trong nhiều năm chứ không 1 năm” – ông Nguyễn Hồng Minh cho biết.
“Việc thất bại không phải do VĐV. Những VĐV chỉ là người thể hiện trực tiếp ở sân chơi Olympic. Thực tế, VĐV không có quá trình huấn luyện chặt chẽ trước đó của thời kỳ trẻ. Olympic là sân chơi có trình độ cao chứ không phải SEA Games vì SEA Games là nơi mà trình độ của VĐV rất thấp nên để lấy được huy chương ở Olympic là rất khó. Trong khi đó, Việt Nam đầu tư không có hệ thống và không đủ mức, không đủ kinh phí để đầu tư. Các VĐV của chúng ta thua là trình độ thấp và thấp là do quá trình huấn luyện, đào tạo trong nhiều năm chứ không 1 năm” – ông Nguyễn Hồng Minh cho biết.
Cần nhìn lại chiến lược đầu tư
Thất bại tại Olympic Tokyo 2020 đã phản ánh đúng thực lực cũng như sự tụt lùi của Thể thao Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo như bảng tổng sắp huy chương tính đến ngày 4/8, với khu vực Đông Nam Á, Đoàn Thể thao của Indonesia đang đứng đầu với 1 HCV, 1 HCB, 3 HCĐ. Trong khi đó, Đoàn Thể thao Philippines cũng có 1 HCV, 1 HCB, Đoàn Thể thao Thái Lan cũng có được 1 HCV và Đoàn Thể thao Malaysia có được 1 tấm HCĐ. Thực tế, việc giành vé tham dự Olympic Tokyo 2020 của Thể thao Việt Nam cũng kém hơn so với các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Malaysia… Tuy nhiên, chúng ta lại luôn tự hào với các nước trong khu vực mỗi khi giành vị thế trong top đầu ở mỗi kỳ SEA Games. Phải khẳng định rằng, việc so sánh giữa SEA Games và Olympic là điều “xa xỉ” khi đẳng cấp của các VĐV đến với các kỳ Thế vận hội là điều đã được khẳng định. Bên cạnh đó, thất bại tại Olympic Tokyo 2020 vừa qua cũng cho thấy lỗ hổng trong việc đầu tư, định hướng của Thể thao Việt Nam đang cho các môn trọng điểm của Olympic, Asiad. Có thể thấy, trường hợp của Ánh Viên là rất rõ khi đây là VĐV được đầu tư trọng điểm với số tiền lớn nhất trong lịch sử ngành thể thao Việt Nam khoảng 30 tỷ đồng nhưng thành tích ở Olympic lại là dấu hỏi chấm với VĐV. Thậm chí, việc Ánh Viên phải gồng mình để gánh lấy thành tích tại SEA Games khi thi đấu 8 đến 10 nội dung, còn ở giải vô địch quốc gia cũng không dưới 10 nội dung.
Thất bại tại Olympic Tokyo 2020 đã phản ánh đúng thực lực cũng như sự tụt lùi của Thể thao Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo như bảng tổng sắp huy chương tính đến ngày 4/8, với khu vực Đông Nam Á, Đoàn Thể thao của Indonesia đang đứng đầu với 1 HCV, 1 HCB, 3 HCĐ. Trong khi đó, Đoàn Thể thao Philippines cũng có 1 HCV, 1 HCB, Đoàn Thể thao Thái Lan cũng có được 1 HCV và Đoàn Thể thao Malaysia có được 1 tấm HCĐ. Thực tế, việc giành vé tham dự Olympic Tokyo 2020 của Thể thao Việt Nam cũng kém hơn so với các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Malaysia… Tuy nhiên, chúng ta lại luôn tự hào với các nước trong khu vực mỗi khi giành vị thế trong top đầu ở mỗi kỳ SEA Games. Phải khẳng định rằng, việc so sánh giữa SEA Games và Olympic là điều “xa xỉ” khi đẳng cấp của các VĐV đến với các kỳ Thế vận hội là điều đã được khẳng định. Bên cạnh đó, thất bại tại Olympic Tokyo 2020 vừa qua cũng cho thấy lỗ hổng trong việc đầu tư, định hướng của Thể thao Việt Nam đang cho các môn trọng điểm của Olympic, Asiad.Có thể thấy, trường hợp của Ánh Viên là rất rõ khi đây là VĐV được đầu tư trọng điểm với số tiền lớn nhất trong lịch sử ngành thể thao Việt Nam khoảng 30 tỷ đồng nhưng thành tích ở Olympic lại là dấu hỏi chấm với VĐV. Thậm chí, việc Ánh Viên phải gồng mình để gánh lấy thành tích tại SEA Games khi thi đấu 8 đến 10 nội dung, còn ở giải vô địch quốc gia cũng không dưới 10 nội dung.
Cũng theo nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh khẳng định, trình độ VĐV của Việt Nam chưa cao dù có những người đã từng vô địch Olympic, từng vô địch thế giới, vô địch châu Á.
Cũng theo nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh khẳng định, trình độ VĐV của Việt Nam chưa cao dù có những người đã từng vô địch Olympic, từng vô địch thế giới, vô địch châu Á.
“Ngoài ra, nhìn nhận thực tế là những VĐV giỏi của Việt Nam là rất ít. Và số lần đạt được huy chương vẫn ít, đặc biệt là khi đem so với sự ổn định của VĐV các nước khác thì mình vẫn kém và cách xa với tầm Olympic trong khi trình độ của VĐV các nước đến Olympic đều là những nhà thể thao xuất sắc của thế giới. VĐV các nước là nhà vô địch thế giới nhiều lần, vô địch Olympic nhiều lần nên những người đến Olympic là những người trình độ cao nhất và Việt Nam thua kém nhiều về trình độ nên việc trình độ thấp thì không thể thắng được những người trình độ cao là đương nhiên” – ông Nguyễn Hồng Minh nhấn mạnh.
“Ngoài ra, nhìn nhận thực tế là những VĐV giỏi của Việt Nam là rất ít. Và số lần đạt được huy chương vẫn ít, đặc biệt là khi đem so với sự ổn định của VĐV các nước khác thì mình vẫn kém và cách xa với tầm Olympic trong khi trình độ của VĐV các nước đến Olympic đều là những nhà thể thao xuất sắc của thế giới. VĐV các nước là nhà vô địch thế giới nhiều lần, vô địch Olympic nhiều lần nên những người đến Olympic là những người trình độ cao nhất và Việt Nam thua kém nhiều về trình độ nên việc trình độ thấp thì không thể thắng được những người trình độ cao là đương nhiên” – ông Nguyễn Hồng Minh nhấn mạnh.
Việt Nam thiếu cho Olympic nhưng lại thừa SEA Games đang là bất cập trong định hướng và đầu tư nhiều năm qua. Các nước trong khu vực Đông Nam Á tập trung nhiều cho các môn Olympic như Cầu lông, Cử tạ, TDDC, võ thuật… đã mang đến những thành quả. Đây cũng là lúc cần nhìn lại và có sự thay đổi cho ngành thể thao của Việt Nam. Kỳ Thế vận hội tiếp theo chỉ còn 3 năm để chuẩn bị, vì thế thất bại ở Olympic Tokyo 2020 là sự cảnh tỉnh cho thể thao nước nhà nếu như không muốn chứng kiến sự tụt lùi trên bảng xếp hạng trong khu vực, thậm chí tình cảnh đáng buồn hơn là chúng ta có thể vắng bóng tại Olympic Paris 024.
Việt Nam thiếu cho Olympic nhưng lại thừa SEA Games đang là bất cập trong định hướng và đầu tư nhiều năm qua. Các nước trong khu vực Đông Nam Á tập trung nhiều cho các môn Olympic như Cầu lông, Cử tạ, TDDC, võ thuật… đã mang đến những thành quả. Đây cũng là lúc cần nhìn lại và có sự thay đổi cho ngành thể thao của Việt Nam. Kỳ Thế vận hội tiếp theo chỉ còn 3 năm để chuẩn bị, vì thế thất bại ở Olympic Tokyo 2020 là sự cảnh tỉnh cho thể thao nước nhà nếu như không muốn chứng kiến sự tụt lùi trên bảng xếp hạng trong khu vực, thậm chí tình cảnh đáng buồn hơn là chúng ta có thể vắng bóng tại Olympic Paris 024.