Thế nào là huyết áp? Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý cao huyết áp?
Huyết áp là khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong thời gian tiêm phòng vaccine Covid 19. Không chỉ nằm trong danh sách ưu tiên tiêm vacxin mà huyết áp còn là chỉ số theo dõi sức khỏe cơ bản mà bất kỳ ai cũng phải biết. Tuy nhiên rất ít người hiểu đúng về huyết áp cũng như bệnh lý cao huyết áp. Hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu định nghĩa, cơ chế hình thành huyết áp và tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý tăng huyết áp qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Huyết áp là gì?
Mạch, nhiệt độ, huyết áp là những chỉ số cơ bản giúp bạn theo dõi sức khỏe. Trong đó huyết áp không chỉ là con số đơn thuần mà còn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. Vậy huyết áp là gì?
Hiểu một cách đơn giản, huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô và cơ quan trong cơ thể. Huyết áp là một chỉ số dao động và hoàn toàn không cố định.
Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp
Đối với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Huyết áp có xu hướng hạ xuống thấp nhất vào khoảng từ 1 – 3 giờ sáng, thời gian con người ngủ say nhất, cũng chính là khi nghỉ ngơi yên tĩnh nhất và huyết áp sẽ tăng cao nhất vào khoảng 8 – 10 giờ sáng, khi con người đang trong quá trình làm việc căng thẳng và cao độ. Đặc biệt, khi vận động thể lực gắng sức, căng thẳng thần kinh, khi trải qua các xúc động mạnh (lo lắng, hoảng hốt, giận dữ,…) hoặc khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh gây co mạch hoặc ăn mặn… đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn hoặc tiếp xúc với nhiệt độ nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi gây mất nước sẽ làm huyết áp hạ xuống.
Yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp
Tuy nhiên dù huyết áp tăng lên hay hạ thấp, sau khoảng 30 phút cơ thể sẽ sản sinh các chất điều hòa giúp tự cân bằng và đưa huyết áp trở về bình thường. Nếu sau khoảng thời gian nghỉ ngơi mà huyết áp vẫn còn cao thì cần phải theo dõi bệnh lý tăng huyết áp.
Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp người ta đã vận dụng định luật vật lý Poiseuille về sự luân chuyển chất lỏng trong hệ thống ống dẫn. Quy chiếu sang mạch máu người ta nhận thấy chỉ số huyết áp phụ thuộc vào cung lượng tim, đặc tính máu và bán kính lòng mạch. Đây cũng chính là những yếu tố tác động cơ bản giúp định hướng nguyên nhân gia tăng bệnh lý tăng huyết áp hiện nay.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi – IVIE – Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
3. Các loại chỉ số huyết áp
Để thuận tiện cho việc theo dõi sức khỏe và chẩn đoán bệnh, phân loại huyết áp bao gồm:
a. Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa đặc trưng cho áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp. Thông thường huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 90mmHg đến dưới 140mmHg. Vượt qua mức giới hạn này cũng chính là dấu hiệu sớm báo hiệu có sự bất thường của hệ thống tim mạch và cần phải theo dõi sàng lọc.
b. Huyết áp tâm trương
Ngược lại với huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương là huyết áp tối thiểu và là mức huyết áp thấp nhất trong lòng mạch xảy ra giữa các lần tim co bóp. Huyết áp tâm trương dao động từ 60mmHg đến 90mmHg.
Các loại chỉ số huyết áp
Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.
4. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh lý của hệ thống tim mạch và nó vừa là nguyên nhân, cũng vừa là hậu quả của các bệnh lý khác. Do đó bác sĩ sẽ cần phải thận trọng, tỉ mỉ trong việc chẩn đoán và tìm kiếm nguyên nhân bệnh tăng huyết áp.
Có thể bạn chưa biết, tăng huyết áp là một bệnh lý phổ biến và có tỷ lệ mắc cao. Đặc biệt, độ tuổi mắc ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Hiện nay ở các nước Châu Âu tỷ lệ tăng huyết áp chiếm 15-20% dân số. Riêng tại Việt Nam theo thống kê toàn quốc tới năm 2019 của Viện Tim Mạch con số đã đạt tới 47%, tức là cứ 2 người có 1 người mắc tăng huyết áp. Đây quả thực là con số rất đáng báo động.
5. Định nghĩa tăng huyết áp
Tổ chức Tăng huyết áp thế giới (TCYTTG) và Uỷ ban Quốc gia Công lực Hoa Kỳ (JNC) đều thống nhất với định nghĩa tăng huyết áp dưới đây:
“Một người bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu >=140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương >=90mmHg.”
Tuy nhiên định nghĩa này còn vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều. Mặc dù đơn giản, dễ chẩn đoán nhưng có nhược điểm là trị số huyết áp không hoàn toàn ổn định và huyết áp có thể thay đổi theo tuổi, giới tính. Do đó đã có rất nhiều phân loại tăng huyết áp khác dựa theo tính chất hoặc theo nguyên nhân như:
– Tăng huyết áp “áo choàng trắng”
– Tăng huyết áp ẩn giấu hoặc tăng huyết áp lưu động đơn độc
– Tăng huyết áp nguyên pháp ( vô căn)
– Tăng huyết áp thứ phát
6. Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp?
a. Triệu chứng cơ năng
Đa số bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên, nếu chỉ số huyết áp quá cao thì vẫn có thể xuất hiện một số triệu chứng cơ năng như đau đầu, hồi hộp, mệt, khó thở… một số triệu chứng khác của tăng huyết áp phụ thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng của bệnh như đau ngực trong nhồi máu cơ tim, tách thành động mạch chủ; liệt nửa người, rối loạn thần kinh cảm giác và vận động do nhồi máu não,….
b. Triệu chứng thực thể
Đo huyết áp là bước quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh. Do đó cần phải đảm bảo các quy tắc cơ bản sau:
– Băng quấn tay phải phủ được 2/3 chiều dài cánh tay. Bờ dưới bằng cuốn trên khuỷu tay khoảng 2cm. Riêng đối với trẻ em cần phải sử dụng loại bằng cuốn tay loại nhỏ để có kích cỡ phù hợp.
– Khi đó cần phải bắt mạch và đảm bảo các thao tác đúng kỹ thuật.
– Nếu đo lại lần hai cần phải chờ sau khoảng 30 giây. Nếu có tình trạng loạn nhịp tim cần phải đo 3 lần và lấy trị số trung bình cộng của các lần.
– Huyết áp phải đo nhiều lần trong 5 ngày liền. Thông thường chọn huyết áp tay trái làm chỉ số chuẩn.
Triệu chứng bệnh tăng huyết áp
c. Cận lâm sàng
Để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp hầu như không cần bất kỳ một xét nghiệm cận lâm sàng nào. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân nghi ngờ cao huyết áp cần làm thêm một vài xét nghiệm để tầm soát các bệnh lý liên quan và biến chứng.
Cận lâm sàng giúp đánh giá nguy cơ tổn thương cơ quan đích của tăng huyết áp gồm: tim, mắt, não, thận và mạch máu. Ngoài ra, các thăm dò còn giúp định hướng nguyên nhân để giải quyết triệt để tăng huyết áp, đặc biệt là tăng huyết áp ở người trẻ tuổi. Trong đó bilan xét nghiệm tối thiểu bao gồm xét nghiệm máu, nước tiểu… Nếu có điều kiện nên làm thêm soi đáy mắt, điện tim, X quang tim, siêu âm tim…
Tăng huyết áp tuy là một bệnh lý phổ biến, rất thường gặp và có nhiều thuốc điều trị nhưng đây là căn bệnh giết người thầm lặng cực kỳ nguy hiểm. Không ít các biến chứng nguy hiểm của bệnh ảnh hưởng tới rất nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, não, thận, mắt… Vì vậy cần phải tầm soát và phát hiện ở giai đoạn sớm.
Nếu bạn đang quan tâm về tình trạng sức khỏe bản thân có thể liên hệ với IVIE – Bác sĩ ơi để được tư vấn.