Thế nào là đô thị hoá? Đô thị hoá ở các nước phát triển và đang phát triển khác nhau ra sao?
Đô thị hóa là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới. Thế nào là đô thị hoá? Đô thị hoá ở các nước phát triển và đang phát triển khác nhau ra sao? Quá trình đô thị hoá tác động như thế nào đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển?
Khái niệm đô thị hóa:
Theo nghĩa rộng:
- Là một quá trình kinh tế – xã hội làm thay đổi môi trường do con người xây dựng, biến khu vực trước đây là nông thôn thành khu định cư đô thị, đồng thời dịch chuyển sự phân bố theo không gian của dân cư từ nông thôn sang thành thị.
- Bao gồm những thay đổi về nghề nghiệp chủ đạo, lối sống, văn hoá và hành vi, do đó làm thay đổi cấu trúc nhân khẩu, xã hội của dân cư ở khu vực thành thị và nông thôn
Theo nghĩa hẹp: là quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Sự khác nhau giữa đô thị hoá ở các nước phát triển và đang phát triển
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển
Lịch sửđô thị hóa
– Diễn ra sớm, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
– Diễn ra muộn và gắn liền với sự bùng nổ dân số.
Tỉ lệ dân thành thị
– Tỉ lệ dân thành thị cao.
– Tăng nhanh nhưng vẫn còn thấp.
Quy mô đô thị
– Quy mô nhỏ và trung bình.- Số lượng các siêu đô thị ít hơn các nước đang phát triển.
– Số lượng và quy mô đô thị ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng nhanh.
– Có nhiều siêu đô thị hơn các nước phát triển.
Chức năngđô thị
– Chức năng về kinh tế giữ vai trò chủ đạo.
– Đô thị có quy mô dân số lớn thường gắn với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá,… của quốc gia, khu vực
– Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá,… của quốc gia và khu vực.
Lối sống đô thị
– Đã lan toả mạnh mẽ về các vùng nông thôn.
– Ít có sự khác biệt về lối sống giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn.
– Ngày càng phổ biến rộng rãi, ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn.
– Chênh lệch lớn giữa lối sống của dân cư thành thị và dân cư nông thôn.
Xu hướng đô thị hóa
– Chuyển cư từ trung tâm đô thị ra vùng ngoại ô và các đô thị vệ tinh
– Số lượng các đô thị lớn và rất lớn vẫn tiếp tục tăng nhanh.
– Phát triển đô thị theo hướng bền vững.
Tác động của quá trình đô thị hoá đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển
Tác động tích cực:
Đối với dân số: làm thay đổi quá trình sinh, tử; thay đổi cơ cấu dân số theo hướng gia tăng số dân trong độ tuổi lao động, trong khu vực công nghiệp, dịch vụ; thay đổi phân bố dân cư, dẫn đến sự thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất và thị trường tiêu thụ.
Đối với kinh tế – xã hội:
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.
- Sản xuất ra khối lượng hàng hoá lớn và có nhiều dịch vụ phục vụ nhu trong nước và xuất khẩu.
- Tác động lan toả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các khu vực lân cận và cả nước.
- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
- Nâng cao đời sống của người dân thành thị.
- Phổ biến lối sống tích cực ở thành thị vào dân cư nông thôn.
Đối với môi trường: đô thị được quy hoạch một cách khoa học, được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật đã góp phần tạo cảnh quan, môi trường ngày càng văn minh, hiện đại.
Tác động tiêu cực
Đối với dân số: tuổi kết hôn ở đô thị thường muộn hơn ở vùng nông thôn.
Đối với kinh tế – xã hội:
- Tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn.
- Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở đô thị; suy giảm nguồn lao động ở nông thôn.
- Gia tăng đáng kể sự phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
- Gây sức ép lên vấn đề nhà ở và làm nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh, trật tự xã hội,…
Đối với môi trường: sự tập trung cao độ về dân cư và các hoạt động sản xuất làm gia tăng các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường khu vực đô thị, như sự ô nhiễm môi trường nước; sự suy giảm lớp phủ thực vật và đa dạng sinh học; sự gia tăng ô nhiễm không khí.