Thế nào là câu đặc biệt? tác dụng của câu đặc biệt & ví dụ
Câu đặc biệt là một phần kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 7. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bạn học sinh chưa hiểu rõ thế nào là câu đặc biệt cũng như làm bài tập vận dụng về phần ngữ pháp này. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã biên soạn và tổng hợp toàn bộ các kiến thức về câu đặc biệt, mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Thế nào là câu đặc biệt?
Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ như các câu thông thường. Hay nói cách khác, câu đặc biệt là kiểu câu không tuân theo bất kỳ quy tắc ngữ pháp nào.
Ví dụ về câu đặc biệt:
-
“Mừng quá! Lần thi được điểm 10!” – thì “Mừng quá!” là câu đặc biệt.
-
“Ôi! Trời lại mưa rồi” – thì “Ôi!” là câu đặc biệt.
Tác dụng của câu đặc biệt
Câu đặc biệt được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày và trong văn học với các mục đích cụ thể:
-
Xác định chính xác thời gian và địa điểm diễn ra của sự việc:
Ví dụ: “Đêm Giáng Sinh. Cái lạnh như “cắt da cắt thịt” vẫn không đủ để xua tan đi sự cô đơn trong lòng”.
=> “Đêm giáng sinh” là một câu đặc biệt dùng để xác định thời gian.
-
Dùng để bộc lộ cảm xúc:
Ví dụ: “May quá! Điểm của tao vừa đủ để qua môn!”
=> “May quá!” là câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng của người nói khi vừa đủ điểm qua môn, không phải học lại.
-
Câu đặc biệt được dùng với chức năng gọi đáp:
Ví dụ: “Hoa ơi! Hoa ơi! – Hồng kêu lên khi thấy một người có dáng người giống bạn của mình”.
=> “Hoa ơi! Hoa ơi!” là câu đặc biệt có chức năng dùng để gọi đáp.
Hay: “Thanh ơi! Xuống đây mẹ bảo! – Dạ”
=> “Thanh ơi!” là câu đặc biệt được dùng với chức năng gọi. “Dạ!” là câu đặc biệt có chức năng dùng để đáp.
-
Sử dụng để liệt kê hoặc để thông báo sự có mặt của hiện tượng, sự vật:
Ví dụ: “Buổi sớm tại vùng quê thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng người.”
=> “Tiếng chim. Tiếng người” là câu đặc biệt dùng để liệt kê các âm thanh vào buổi sáng sớm của vùng quê.
Phân biệt câu đặc biệt là câu rút gọn
Câu đặc biệt và câu rút gọn khá giống nhau về mặt hình thức. Vì vậy mà có khá nhiều bạn bị nhầm lẫn giữa hai loại câu này. Trước khi chỉ ra điểm khác biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn, chúng ta cùng tìm hiểu hai ví dụ sau:
Ví dụ 1: Chửi. Đấm. Đánh. Đá.
Ví dụ 2: Lão ta chạy đến. Chửi. Đấm. Đánh. Đá.
Trong hai ví dụ trên, ví dụ 1 là câu đặc biệt và ví dụ 2 là câu rút gọn. Qua đó, chúng ta có thể chỉ ra điểm khác biệt của hai loại câu này như sau:
Câu đặc biệt
Câu rút gọn
Không được cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ. Vì vậy, không thể khôi phục được các bộ phận đó.
Là câu bị lược bỏ thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ. Vì vậy, có thể khôi phục lại những thành phần đã bị lược bỏ.
Ví dụ: Trời ơi! Món ăn này ngon vậy!
“Trời ơi!” là câu đặc biệt không được cấu tạo theo cấu trúc chủ ngữ – vị ngữ nên không thể khôi phục được.
Ví dụ: “Ai là người vẽ bức tranh này? – Hoa.”
Thì “Hoa” là câu đã bị rút gọn vị ngữ. Vì vậy có thể khôi phục câu đầy đủ như sau: “Hoa là người vẽ bức này”.
Một số dạng bài tập vận dụng về câu đặc biệt
Dạng 1: Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn trong đoạn văn cho trước.
Để làm được dạng bài tập này, các bạn phải vận dụng các kiến thức về đặc điểm của câu đặc biệt, câu rút gọn để tránh nhầm lẫn khi phân biệt hai loại câu này.
Dạng 2: Xác định tác dụng của câu đặc biệt và câu rút gọn.
Dạng bài này không chỉ tổng hợp kiến thức về câu đặc biệt, câu rút gọn mà còn giúp tăng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh.
Dạng 3: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của chúng trong đoạn văn.
Bài viết tham khảo: Trọng lượng là gì? Công thức tính trọng lượng của thép
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thế nào là câu đặc biệt và tác dụng qua những ví dụ minh họa cụ thể. Câu đặc biệt và câu rút gọn khá giống nhau về mặt hình thức nên các bạn cần hiểu rõ và biết cách phân biệt để vận dụng làm bài tập chính xác. Cuối cùng, supperclean.vn xin chúc các bạn học tập tốt nhé!
4.1/5 – (69 bình chọn)