Thế giới có bao nhiêu nước, quốc gia? Cập nhật mới nhất năm 2022

Thế giới có bao nhiêu nước, bao nhiêu quốc gia chắc hẳn không phải ai cũng biết do con số này quá phức tạp và to lớn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các quốc gia trên thế giới hiện nay.

Thế giới có bao nhiêu nước, quốc gia Cập nhật mới nhất năm

1. Thế giới có bao nhiêu nước, quốc gia

Thế giới có bao nhiêu nước, quốc gia

Trên thế giới, chúng ta có quy chuẩn riêng về các quốc gia và theo thống kê đầy đủ thì hiện tại trên thế giới đang có 204 quốc gia. Thế nhưng, số lượng quốc gia này thực tế phức tạp hơn nhiều do có nước tự công nhận nền độc lập nhưng không có bộ máy chính quyền hoặc không đáp ứng được các tiêu chí của một quốc gia độc lập theo thế giới. Vậy nên, trong nhóm 204 quốc gia sẽ được chia thành các nhóm cụ thể như sau:

  • Nhóm 1: 193 quốc gia được công nhận, đồng thời là thành viên chính thức của tổ chức Liên Hợp Quốc
  • Nhóm 2: Palestine và Thành Vatican đang trong quá trình theo dõi của Liên Hợp Quốc do một số thành viên của Liên Hợp Quốc không công nhận.
  • Nhóm 3: Đài Loan và Kosova không có nền độc lập trọn vẹn. Cả 2 khu vực đã được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận khi là thành viên chính thức của nhiều tổ chức.
  • Nhóm 4: Tây Sahara được 41 quốc gia trên thế giới và Liên minh Châu Phi công nhận nhưng không có bộ máy chính quyền độc lập. Hiện tại, Tây Sahara đang bị chiếm đóng.
  • Nhóm 5: Có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ tự tuyên bố độc lập nhưng không được thế giới công nhận: Abkhazia, Nam Ossetia, Bắc Síp, Nagorno – Karabakh, Transnistria và Somaliland.

2. Danh sách các quốc gia trên thế giới theo từng Châu lục

Khu vực Châu Á

Khu vực Châu Á

Châu Á hiện nay đang có 50 quốc gia và được chia thành 5 khu vực khác nhau dựa theo vị trí địa lý.

  • Đông Nam Á (11 nước): Việt Nam, Thái Lan, Lào, Đông Timor, Myanmar, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Singapore.
  • Đông Á (6 nước): Đài Loan, Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc.
  • Nam Á (9 nước): Nepal, Bangladesh, Iran, Ấn Độ, Afghanistan, Sri Lanka, Maldives, Pakistan, Bhutan.
  • Tây Á (19 nước) : Yemen, Liban, Kuwait, Oman, Jordan, Palestine, Iraq, CH Síp, Ả Rập, Armenia, Syria, Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, Bahrain, Qatar, Georgia, Ả Rập Xê Út, Israel, Bắc Síp.
  • Trung Á (5 nước): Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan.

Khu vực Châu Âu

Khu vực Châu Âu

Khu vực Châu Âu hiện nay có sự góp mặt của 44 quốc và được chia thành 04 khu vực chính dựa theo vị trí địa lý.

  • Bắc Âu (10 nước): Đan Mạch, Thụy Điển, Estonia, Anh, Iceland, Latvia, Nauy, Lithuania, Ireland, Phần Lan.
  • Đông Âu (10 nước): Nga, Ukraine, Slovakia, Belarus, Cộng Hòa Séc, Romania, Ba Lan, Bulgaria, Moldova, Hungary
  • Nam Âu (15 nước): Albania, Serbia, Bosnia & Herzegovina, San Marino, Croatia, Andorra, Macedonia, Vatican, Malta, Tây Ban Nha, Montenegro, Slovenia, Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp. 
  • Tây Âu (9 nước): Bỉ, Monaco, Hà Lan, Pháp, Luxembourg, Liechtenstein, Thụy Sĩ, Áo, Đức.

Khu vực Châu Mỹ

Khu vực Châu Mỹ

Châu Mỹ hiện tại tương đối phức tạp do việc tranh chấp thuộc địa và chiến tranh giành độc lập. Theo thống kê 2021, Châu Mỹ hiện tại đang có 34 quốc gia và 19 vùng lãnh thổ độc lập.

  • Bắc Mỹ (2 nước): Mỹ (US), Canada
  • Vùng Caribe (13 nước): Antigua & Barbuda, Trinidad & Tobago, Bahamas, St.Vincent and Grenadines, Barbados, Saint Lucia, Cuba, Saint Kitts and Nevis, Dominica, Jamaica, Dominican Republic, Haiti, Grenada.
  • Nam Mỹ (12 nước): Argentina, Venezuela, Bolivia, Uruguay, Brazil, Suriname, Chile, Peru, Colombia, Paraguay, Ecuador, Guyana.
  • Trung Mỹ (8 nước): Belize, Panama, Costa Rica, Nicaragua, El Salvador, Mexico, Guatemala, Honduras.
  • 19 vùng lãnh thổ độc lập theo đặc khu và vùng tự trị (tự cai quản)

Khu vực châu Úc (Châu Đại Dương)

Khu vực châu Úc (Châu Đại Dương)

Châu Úc là châu lục có ít quốc gia nhất khi tổng cộng chỉ có 14 quốc gia độc lập. Thế nhưng, diện tích quốc gia cũng không được chia đều, chỉ riêng Úc đã chiếm đến 85% diện tích của châu Úc.

  • Australia and New Zealand (2 nước): Australia, New Zealand.
  • Khu Melanesia (4 nước): Fiji, Vanuatu, Papua New Guinea, Solomon Island.
  • Khu Micronesia (5 nước): Kiribati, Palau, Marshall Island, Nauru, Micronesia.
  • Khu Polynesia (3 nước): Tuvalu, Samoa, Tonga.

Khu vực Châu Phi

Khu vực Châu Phi

Châu Phi hiện tại đang có 54 quốc gia độc lập và được chia thành 6 khu vực dựa theo địa lý.

  • Bắc Phi (7 nước): Algeria, Tây Sahara, Maroc, Sudan, Tunisia, Libya, Ai Cập.
  • Nam Phi (5 nước): Lesotho, Swaziland, Namibia, Nam Phi, Botswana.
  • Đông Phi (18 nước): Somalia, Eritrea, Comoros, Mozambique, Ethiopia, Uganda, Kenya, Zambia, Madagascar, Zimbabwe, Mauritius, Tanzania, Nam Sudan, Malawi, Rwanda, Djibouti, Seychelles, Burundi.
  • Tây Phi (17 nước): Bờ Biển Ngà, Saint Helena, Cape Verde, Sierra Leone, Gambia, Senegal, Guinea, Niger, Liberia, Togo, Mali, Guinea – Bissau, Mauritania, Ghana, Nigeria, Benin, Burkina Faso.
  • Trung Phi (9 nước): Cameroon, Chad, Cộng hòa dân chủ Công, Guinea Xích đạo, Gabon, Cộng hòa Trung Phi, São Tomé & Príncipe Chad, Cộng hòa Congo, Angola.

3. Đất nước Việt Nam và câu chuyện Liên Hợp Quốc

Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé nằm tại Đông Nam Á và đây là quốc gia có tinh thần dân tộc cao. Trải qua rất nhiều trận chiến, đã có rất nhiều chiến sĩ hy sinh anh dũng chỉ với mục đích duy nhất là bảo vệ lãnh thổ, đất nước cho nhân dân. Đứng trước các cuộc xâm chiếm của Pháp, Anh, Mỹ,… nhưng Việt Nam không hề khuất phục. Khi nền độc lập được xây dựng, từ vị trí “kẻ thù”, Việt Nam đã tìm cách để biến “kẻ thù” thành “bạn” và xây dựng mối quan hệ thương mại nhằm phát triển kinh tế.

Đất nước Việt Nam và câu chuyện Liên Hợp Quốc

Hiện tại, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc và đây là tổ chức cộng đồng lớn nhất thế giới hiện nay. Để gia nhập được Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã có một quá trình gian nan và đầy gian truân để khẳng định tên tuổi cũng như một nền độc lập. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đất nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã được ra đời dựa theo phương thức tổng tuyển cử trên cả nước và thành lập Quốc hội. Thế nhưng, Pháp lại có một toan tính riêng và họ đã xây dựng một chính phủ bù nhìn với tên gọi Quốc Gia Việt Nam. Vào ngày 17/12/1951, chính phủ bù nhìn của Pháp (Quốc Gia Việt Nam) đã đệ đơn xin gia nhập LHQ. Sau khi biết tin, chỉ trong vòng 10 ngày sau, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (được toàn dân công nhận) cũng nộp đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc. Lúc này, chỉ có 01 đất nước nhưng có tới 02 tên gọi và 02 lá đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc. Người anh em ruột thịt – Liên Xô chính là người đề cử Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và kẻ thù – Pháp chính là người đề cử Quốc Gia Việt Nam. Dựa vào cơ chế xét duyệt, cả 02 lá đơn xin gia nhập lúc đó đều bị bác bỏ và cả Pháp, cả chính phủ Việt Nam đều phải nhận thất bại. Các thực thể chính trị ở miền Nam Việt Nam là Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa sau này cũng đều không phải là thành viên LHQ.

Các thực thể chính trị ở miền Nam Việt Nam là Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa

Khi chiến tranh giành độc lập kết thúc, Việt Nam thành công trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Chính phủ Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc và chính thức trở thành thành viên thứ 149 vào ngày 20/09/1977. Ngay lập tức, Liên Hợp Quốc đã nhận ra hoàn cảnh Việt Nam lúc đó, một đất nước mới giải phóng, gặp rất nhiều khó khăn do chiến tranh bào mòn nền kinh tế, con người, tài nguyên. Tổ chức Liên Hợp Quốc đã hỗ trợ Việt Nam và xếp vào nhóm tập trung tái thiết sau chiến tranh và hỗ trợ nhân đạo. Nhìn chung, sau khi gia nhập Liên Hợp Quốc, lãnh thổ Việt Nam được đảm bảo và có nhiều nguồn hỗ trợ về kinh tế, xuất nhập khẩu,….

Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã gửi đến các bạn thông tin về số lượng các nước trên thế giới và danh sách các quốc gia chia theo châu lục thế giới. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!