Thể chế hành chính là gì? (cập nhật 2023)

Môt nhà nước muốn thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ giúp mình thì trước hết phải có một cơ cấu tổ chức phù hợp và đúng đắn, thành lập được các cơ quan chuyên môn hiệu quả giúp nhà nước đạt được các mục tiêu đề ra. Vậy thể chế hành chính là gì? Thể chế hành chính có vai trò gì trong tổ chức bộ máy nhà nước? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thể Chế Hành Chính Là Gì

1. Thể chế hành chính là gì?

Thể chế hành chính nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết để cấu thành nên nền hành chính nhà nước ở mỗi quốc gia. Nó có ý nghĩa trong việc giúp nhà nước quản lý bộ máy hành chính một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.

Thể chế bao gồm toàn bộ các cơ quan Nhà nước với hệ thống quy định do Nhà nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, các tổ chức nhằm thiết lập kỷ cương xã hội

Thể chế nhà nước là toàn bộ các văn kiện pháp luật: Hiến pháp, Luật, Bộ luật, văn bản dưới luật để tạo thành khuôn khổ pháp luật để bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với toàn xã hội, để cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật.

Thể chế hành chính nhà nước là một hệ thống gồm: Luật, các văn bản pháp quy dưới Luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước, một mặt là thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cho mọi tổ chức và cá nhân sống và làm việc theo pháp luật; mặt khác là các quy định các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế cũng như các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong các cơ quan hành chính nhà nước. Thể chế hành chính nhà nước là toàn bộ các yếu tố cấu thành hành chính nhà nước để hành chính nhà nước hoạt động quản lý nhà nước một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu của quốc gia.

Thể chế hành chính nhà nước và thể chế nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, biểu hiện cụ thể qua việc thể chế hành chính nhà nước là một bộ phận của thể chế Nhà nước, có ảnh hưởng bao trùm hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước với số lượng lớn và nội dung phức tạp.

Có thể thấy rằng, thể chế hành chính nhà nước có mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ với thể chế nhà nước. Đặc biệt, thể chế hành chính nhà nước luôn phải mang đặc trưng của thể chế nhà nước hiện hành, với nguyên tắc xây dựng nhất định và tạo sự thống nhất cho bộ máy hành chính của nhà nước hiện nay.

2. Thể chế hành chính ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, thể chế hành chính nhà nước được hiểu theo 3 quan điểm sau:

Quan điểm thứ nhất, thể chế hành chính nhà nước được định nghĩa là: “toàn bộ các yếu tố cấu thành hành chính nhà nước để hành chính nhà nước hoạt động nhà nước một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu quốc gia”[1].

Quan điểm thứ hai, coi “thể chế là những quy tắc, quy định do con người đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, con người ở đây có thể là các thể nhân hoặc các pháp nhân, các cơ quan nhà nước, nhà nước nói chung, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế”. Theo quan điểm này thì không đồng nhất giữa “thể chế” với pháp luật mà thể chế bao gồm:

– Các quy tắc, quy định do Nhà nước đặt ra (pháp luật);

– Quy tắc, quy định do cơ quan, tổ chức ban hành có ý nghĩa nội bộ (quy chế, nội quy);

– Hợp đồng giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, tổ chức với tổ chức,…

Như vậy, pháp luật là một bộ phận cơ bản của mọi thể chế.

Quan điểm thứ ba, quan niệm về thể chế hành chính nhà nước với nghĩa hẹp hơn, chỉ bao gồm hệ thống gồm luật, các văn bản pháp quy dưới luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước, một mặt là thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như cho mọi tổ chức và cá nhân sống và làm việc theo pháp luật; mặt khác là các quy định các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế cũng như các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong của các cơ quan hành chính nhà nước. Quan niệm về thể chế hành chính nhà nước theo hệ thống quan điểm này được thể hiện rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay.

3. Nội dung thể chế hành chính nhà nước:

Thể chế hành chính nhà nước bao gồm các nội dụng sau đây:

  • Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước

Có nhiều cách định nghĩa về nền hành chính nhà nước, nhưng phổ biến hiện nay cho rằng nền hành chính nhà nước là hệ thống các yếu tố hợp thành về tổ chức (Bộ máy, con người, nguồn lực công) và cơ chế hoạt động để thực thi quyền hành pháp của nhà nước theo qui định pháp luật. Như vậy, muốn có nền hành chính nhà nước tồn tại cần phải hội đủ các yếu tố sau:

– Thứ nhất, hệ thống thể chế hành chính bao gồm Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các văn bản qui phạm về tổ chức, hoạt động của hành chính nhà nước và tài phán hành chính ;

– Thứ hai, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà nước các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu thực hiện quyền hành pháp;

– Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính được đảm bảo về số lượng và chất lượng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của nền hành chính;

– Thứ tư, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm yêu cầu thực thi công vụ của các cơ quan và công chức hành chính.

Giữa các yếu tố của nền hành chính có mối quan hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau trong một khuôn khổ thể chế. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính nhà nước cần phải cải cách đồng bộ cả bốn yếu tố trên.

Hoạt động của nền hành chính nhà nước được thực hiện dưới sự điều hành thống nhất của Chính phủ nhằm phát triển hệ thống và đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng. Trong quá trình đó, các chủ thể hành chính cần thực hiện sự phân công, phân cấp cho các cơ quan trong hệ thống nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và thế mạnh riêng có của từng ngành, từng địa phương vào việc thực hiện mục tiêu chung của nền hành chính.

  • Những đặc tính chủ yếu của nền hành chính Nhà nước Việt Nam

Để xây dựng một nền hành chính hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cần phải hiểu rõ những đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước. Những đặc tính này vừa thể hiện đầy đủ bản chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa kết hợp được những đặc điểm chung của một nền hành chính phát triển theo hướng hiện đại.

Như vậy nền hành chính Nhà nước Việt Nam có những đặc tính chủ yếu sau:

a) Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị

Ở nước ta, nền hành chính nhà nước mang đầy đủ bản chất của một Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” dựa trên nền tảng của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước Việt Nam nằm trong hệ thống chính trị, có hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội giữ vai trò tham gia và giám sát hoạt động của Nhà nước, mà trọng tâm là nền hành chính.

b) Tính pháp quyền

Nền hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động tuân theo những quy định pháp luật, đồng thời yêu cầu mọi công dân và tổ chức trong xã hội phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Đảm bảo tính pháp quyền của nền hành chính là một trong những điều kiện để xây dựng Nhà nước chính quy, hiện đại, trong đó bộ máy hành pháp hoạt động có kỷ luật, kỷ cương.

c)Tính phục vụ nhân dân

Hành chính nhà nước có bổn phận phục vụ sự nghiệp phát triển cộng đồng và nhu cầu thiết yếu của công dân. Muốn vậy, phải xây dựng một nền hành chính công tâm, trong sạch, không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, không đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao. Đây cũng chính là điểm khác biệt cơ bản giữa mục tiêu hoạt động của hành chính nhà nước với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

d) Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ

Nền hành chính nhà nước được cấu tạo gồm một hệ thống định chế tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương tới các địa phương, trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp trên.

e) Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao

Hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi quyền hành pháp là một hoạt động đặc biệt và cũng tạo ra những sản phẩm đặc biệt. Điều đó được thể hiện trên cả phương diện nghệ thuật và khoa học trong quản lý nhà nước. Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao là đòi hỏi bắt buộc đối với hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước và là yêu cầu cơ bản đối với nền hành chính phát triển theo hướng hiện đại.

f) Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng

Hoạt động của nền hành chính nhà nước được thực hiện dưới sự điều hành thống nhất của Chính phủ nhằm phát triển hệ thống và đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế -xã hội theo định hướng. Trong quá trình đó, các chủ thể hành chính cần thực hiện sự phân công, phân cấp cho các cơ quan trong hệ thống nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và thế mạnh riêng có của từng ngành, từng địa phương vào việc thực hiện mục tiêu chung của nền hành chính.

4. Các câu hỏi thường gặp

– Cải cách thể chế hành chính là gì?

Ở Việt Nam hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào, kể cả các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước chính thức cũng chưa có định nghĩa rõ ràng khái niệm cải cách thể chế hành chính. Tuy nhiên có thể hiểu đây là quá trình cải cách quy trình xây dựng và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, nhằm làm rõ trách nhiệm giữa cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp và lấy ý kiến của người dân;

– Vai trò của thể chế hành chính là gì?

+ Là nền tảng cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý hành chính

+ Cơ sở để xây dựng và cơ cấu lại tổ chức bộ máy hành chính quản lý nhà nước

+ Cơ sở để xác lập cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước đạt hiệu quả

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề thể chế hành chính là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về thể chế hành chính là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hotline: 19003330

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

5/5 – (1105 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin