Thanh toán bảo hiểm thân thể khi phẫu thuật như thế nào?

Bảo hiểm thân thể là sản phẩm bảo vệ trước rủi ro gây ra thiệt hại về thân thể và con người, đặc biệt là người lao động tại các xí nghiệp, nhà máy và học sinh sinh viên. Tuy nhiên đây là loại bảo hiểm phòng thân mà chẳng ai mong dùng đến nên cách thanh toán bảo hiểm thân thể khi phẫu thuật không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

1. Phạm vi bảo hiểm thân thể tại Việt Nam

Bảo hiểm thân thể chi trả các trường hợp dưới đây cho người tham gia:

  • Chi phí y tế: bao gồm các chi phí cấp cứu, phẫu thuật, nằm viện, tiền thuốc được chi trả tùy vào hạn mức bảo hiểm mà người tham gia lựa chọn.
  • Tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong:

Đối với trường hợp tàn tật vĩnh viễn (từ 81% trở lên) hoặc tử vong, số tiền bảo hiểm sẽ được thanh toán toàn bộ cho người được bảo hiểm

Đối với trường hợp thương tật toàn bộ tạm thời được bồi thường dựa vào số ngày lương thực tế khi người tham gia nằm viện hoặc không còn khả năng lao động. Hạn mức của trường hợp này là 6 tháng lương. 

Đối với trường hợp thương tật vĩnh viễn theo cơ quan, bộ phận cơ thể được bồi thường theo tỷ lệ % được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. 

Ngoài ra, những thương tật xảy đến với người mua bảo hiểm khi có các hành vi cứu người, cứu tài sản Nhà Nước và nhân dân hay tham gia chống hoạt động phạm pháp cũng được tính vào phạm vi chi trả bảo hiểm thân thể. 

Số tiền bảo hiểm được chính người tham gia kê khai trong đơn bảo hiểm nhưng cần phải dựa trên các tiêu chí sau:

  • Số tiền bảo hiểm thân thể = mức lương thực tế x 36 tháng: Đây là hình thức nhằm bảo đảm quyền lợi cho người được bảo hiểm khi mức đến bù thiệt hại phù hợp với sự cống hiến cho người lao động trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức này lại làm tăng thủ tục hành chính khi doanh nghiệp có sự biến đổi lớn về mặt nhân sự. 
  • Dựa trên số tiền bảo hiểm quy ước (10 triệu, 20 triệu): Việc quy ước cố định số tiền bảo hiểm làm tiết kiệm thời gian và thủ tục hành chính hơn so với hình thức trên. Dù vậy, hình thức sẽ biến mọi người có mức lương giống nhau và không phản ánh được sự công bằng trong cống hiến và trách nhiệm người lao động đối với doanh nghiệp.

thanh toán bảo hiểm thân thể khi phẫu thuậtthanh toán bảo hiểm thân thể khi phẫu thuật
Bảo hiểm thân thể rất cần thiết cho mỗi người 

2. Thanh toán bảo hiểm thân thể khi phẫu thuật

Học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm thân thể được thanh toán chế độ bảo hiểm theo quy định trong những trường hợp sau: 

  • Tử vong, thương tật thân thể do tai nạn.
  • Phẫu thuật, nằm viện do ốm đau, tai nạn…
  • Ốm đau, bệnh tật nằm viện điều trị, phẫu thuật nhưng không qua khỏi dẫn đến tử vong, được trả trợ cấp mai táng phí.

Bảo Minh được biết là một trong những công ty bảo hiểm có chế độ bảo hiểm thân thể cho học sinh sinh viên tốt nhất. Bạn có thể tham khảo mua bảo hiểm thân thể Bảo Minh tại đây:

3. Chứng từ thanh toán bảo hiểm thân thể khi phẫu thuật 

Đối với trường hợp điều trị nội trú (nằm viện): 

  • Giấy ra viện;
  • Giấy chứng nhận phẫu thuật (nếu người tham gia bảo hiểm phẫu thuật);
  • Kết quả chụp X – quang (nếu người tham gia bảo hiểm bị gãy xương);

Đối với trường hợp điều trị ngoại trú (không nằm viện):

  • Sổ khám bệnh (ghi rõ thương tật).
  • Kết quả chụp X – quang (nếu người tham gia bảo hiểm bị gãy xương)

Ghi chú: các chứng từ phải có dấu đỏ pháp lý của cơ sở khám chữa bệnh.

4. Mẫu đơn đề nghị thanh toán bảo hiểm thân thể khi phẫu thuật

Đơn đề nghị thanh toán bảo hiểm thân thể là mẫu đơn được lập để ghi chép việc thanh toán bảo hiểm thân thể. Mẫu đơn sẽ nêu rõ thông tin người đề nghị thanh toán, hãy cùng tham khảo ngay dưới đây: 

thanh-toan-bao-hiem-than-the-khi-phau-thuatthanh-toan-bao-hiem-than-the-khi-phau-thuat
Mẫu đơn đề nghị thanh toán bảo hiểm thân thể cho học sinh sinh viên 

Trên đây là những thông tin về thanh toán bảo hiểm khi phẫu thuật và thông tin liên quan mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Chúc bạn có thêm thật nhiều điều bổ ích với các bài viết khác về bảo hiểm từ Tư Vấn Tài Chính nhé.

5/5 – (1 bình chọn)

Continue Reading