Thành ngữ tiếng Trung: 三抄七版 /sān chāo qī bǎn/ Tam sao thất bản – VIỆN GIÁO DỤC NGOẠI NGỮ VIỆT NAM
Tam sao thất bản có nghĩa là sau ba lần sao chép thì sẽ sinh ra 7 phiên bản khác nhau, một sự việc qua tai nhiều người sẽ sinh ra nhiều phiên bản khác nhau.
Tam sao thất bản là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của Tam sao thất bản.
Cụm từ “Tam sao thất bản” có thể dịch sang tiếng Trung với hai cách đó là: 三抄七版 /sān chāo qī bǎn/ hay 三抄失版 /sān chāo shī bǎn/. Tại sao lại có hai cách dịch như vậy và ý nghĩa Tam sao thất bản trong các cụm từ đó có gì khác nhau? Cùng VLEDU tìm hiểu nhé!
1. Tam sao thất bản là gì?
Để tìm hiểu ý nghĩa Tam sao thất bản, chúng ta đi vào giải thích ý nghĩa từng chữ cấu tạo nên cụm từ “tam sao thất bản” 三抄七版 /sān chāo qī bǎn/
三 sān tam: Tam tức là số 3
抄 chāo sao: 抄 chāo trong từ 抄写 chāo xiě tức là sao chép lại
七 qī thất: Thất tức là số 7
失 shī thất: 失 shī trong từ 失去 shīqù tức là mất đi, không còn nguyên vẹn như lúc ban đầu.
版 bǎn bản: 版 bǎn trong từ 版本 Bǎnběn tức là phiên bản, một bản gốc có thể có nhiều phiên bản khác nhau.
Từ cách chiết tự như trên chúng ta có thể hiểu rằng cụm từ 三抄七版 sān chāo qī bǎn Tam sao thất bản có nghĩa là sau ba lần sao chép thì sẽ sinh ra 7 phiên bản khác nhau. Hay hiểu một cách khái quát hơn thì có nghĩa là một sự việc nào đó qua tai nhiều người, được nhiều người kể lại thì từ một sự việc gốc đó sẽ sinh ra nhiều phiên bản khác nhau, qua mỗi lần sự việc sẽ bị sai lệch đi một chút, khiến cho bản chất ban đầu của sự việc đó bị sai lệch.
Trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, số 3 và số 7 thường được dùng để thể hiện cho số lượng nhiều và có tác dụng cân đối vế câu. Ví dụ như “ba chìm bảy nổi”, “ba hồn bảy vía”,…
Trong trường hợp “thất” trong “tam sao thất bản được hiểu là “mất” (thất thoát) thì cũng hoàn toàn không sai. 三抄失版 /sān chāo shī bǎn/ lúc này sẽ được hiểu là sau ba lần sao chép lại thì mất hết cả gốc. Tức một thông tin được nhiều người truyền miệng đi thì sẽ không còn đúng với thông tin ban đầu nữa.
2. Thành ngữ đồng nghĩa:
Ngoài Tam sao thất bản, trong tiếng Trung để chỉ một sự việc thông qua nhiều lời truyền miệng ý nghĩa, bản chất không còn như lúc đầu chúng ta có thể sự dụng một số thành ngữ như:
众口铄金
/Zhòng kǒu shuò jīn/
Chúng khẩu thước kim (Nhiều người nói xói chảy vàng)
Nghĩa gốc là để chỉ dư luận có sức mạnh ghê gớm, sau này thành ngữ này còn được dùng để diễn tả một sự việc nhiều người nói thì sẽ khó mà phân biệt được đúng sai.
以讹传讹
/Yǐ é chuán é/
Dĩ ngoa truyền ngoa
Ý là nghe sai đồn sai. Tức là một lời nói không chính xác được truyền đi thì càng truyền càng sai.
Trên đây là ý nghĩa của cụm từ tam sao thất bản 三抄七版 /sān chāo qī bǎn/. Trong bài viết này, VLEDU cũng đã giới thiệu đến các bạn một số thành ngữ khác trong tiếng Trung có ý nghĩa gần giống với “tam sao thất bản”. Hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn được thêm thông tin hữu ích. Học viện Giáo dục ngoại ngữ Viêt Nam chúc các bạn học tốt!