Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi – Chi tiết A>>Z

Ngày nay, với nhịp sống hiện đại thì taxi đã dần trở thành một phương tiện di chuyển phổ biến của mọi người. Cũng chính vì lý do này mà mô hình kinh doanh dịch vụ taxi ngày càng rộng rãi. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi dần mọc lên với nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Vậy việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Nam Việt Luật tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

  • Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi

  • Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi

  • Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi

  • Kinh nghiệm khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi

  • Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi tại Nam Việt Luật

Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi và những điều cần biết

 Để biết rõ hơn về những nội dung trên, bạn đọc thể tham khảo nội dung chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật qua bài viết này nhé!

Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:

Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi

  • Luật doanh nghiệp năm 2020;

  • Luật đầu tư năm 2020;

  • Luật giao thông đường bộ năm 2008;

  • Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

  • Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

  • Thông tư 02/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

  • Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

  • Thông tư 17/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi

Kinh doanh dịch vụ taxi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể Điều 6, Điều 13 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, Điều 38 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT, Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGTVT quy định về điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi như sau:

Điều kiện chung kinh doanh dịch vụ taxi

Điều 13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

(Nội dung này đã được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP và bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP).

1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách

d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).

3. Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.”

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Điều 6. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

(Nội dung này được hướng dẫn tại Mục 4 Điều IV Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT, Khoản 8, Khoản 11, 12 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT và khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGTVT). Cụ thể, điều kiện về xe taxi phải đáp ứng được quy định như sau:

Điều 38. Quy định đối với xe taxi

(Nội dung này được được hướng dẫn, sửa đổi bổ sung bởi Khoản 8, Khoản 11, 12 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT và khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGTVT)

2. Phải được niêm yết thông tin như sau:

a) Hai bên cánh cửa xe: tên, số điện thoại và biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; bảng giá cước đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Trong xe: bảng giá cước tính tiền theo kilômét (km), giá cước tính tiền cho thời gian xe phải chờ đợi theo yêu cầu của hành khách và các chi phí khác (nếu có) mà hành khách phải trả; bảng giá cước đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Trường hợp xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền còn phải hiển thị trên giao diện dành cho hành khách bảng giá cước đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Trên xe phải đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

3. Phù hiệu của xe taxi

a) Phù hiệu “XE TAXI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT;

b) Phù hiệu xe taxi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định riêng đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý hoặc theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT.

Phù hiệu riêng phải có mã code QR và kích thước thống nhất theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT. Trường hợp địa phương tự in ấn, phát hành phải thông báo mẫu phù hiệu riêng về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi thực hiện;

c) Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.

5. Cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang niêm yết (dán cố định) trên kính phía trước và kính phía sau xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT (trừ trường hợp xe có gắn hộp đèn).

6. Trong xe phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm cho hành khách, các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn đóng, mở cửa xe đảm bảo an toàn.

Như vậy, trước khi kinh doanh dịch vụ taxi chủ doanh nghiệp cần lưu ý đặc biệt về các điều kiện như: sức chứa của xe taxi, quy định về hình thức bên ngoài của xe, có sử dụng đồng hồ tính tiền, phần mềm tính tiền…theo quy định trên để có thể đăng ký hoạt động kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.

Tư vấn của Nam Việt Luật về điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi

Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi

Như đã đề cập trên, vì là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên việc đăng ký thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi cần phải trải qua 02 giai đoạn: Giai đoạn đăng ký thành lập doanh nghiệp và Thủ tục xin giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Đăng ký thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên khi muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi. Cụ thể sẽ thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm các thành phần sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);

  • Dự thảo điều lệ;

  • Danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông sáng lập;

  • Bản sao chứng minh thư của các thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập nếu thành viên là cá nhân; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu là tổ chức kèm với bản sao CMND/CCCD của đại diện quản lý vốn của tổ chức;

  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

  • Thời gian xử lý hồ sơ: 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ.

  • Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc tài khoản chữ ký số công cộng. Trường hợp hồ sơ cần điều chỉnh cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo lý do hồ sơ không hợp lệ bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận phải công bố thông tin doanh nghiệp công khai trên Cổng thông tin quốc gia (trong thời hạn 30 ngày).

Bước 4: Khắc dấu

Việc khắc con dấu do Doanh nghiệp linh động về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Doanh nghiệp có thể liên hệ với Nam Việt Luật hoặc tự mình thực hiện khắc dấu.

Giai đoạn 2: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dich vụ Taxi

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty kinh doanh dịch vụ taxi phải đáp ứng các điều kiện và làm thủ tục để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ taxi theo quy định pháp luật. Cụ thể Điều 17, Điều 18, Điều 19 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục và hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh như sau:

Điều 17. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).

2. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

c) Người đại diện theo pháp luật;

d) Các hình thức kinh doanh;

đ) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

c) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:

a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều 19. Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh

1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Kinh nghiệm khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi 

Để giúp quý khách hàng có thể thành lập thành công công ty kinh doanh dịch vụ taxi, Nam Việt Luật sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm sau đây.

Kinh nghiệm về lựa chọn mã ngành: Doanh nghiệp có thể tham khảo một số mã ngành nghề kinh doanh vận tải dưới đây để tiến hành bổ sung và đăng ký hoạt động kinh doanh:

  • Mã ngành 4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt). Chi tiết: Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi

  • Mã ngành 4932: Vận tải hành khách đường bộ khác. Chi tiết: Vận tải hành khách đường bộ (bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh); Kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng ô tô.

  • Mã ngành 4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Chi tiết: Khai thác, quản lý và điều hành dịch vụ vận tải đường bộ bằng taxi và các dịch vụ khác có liên quan tại việt Nam bao gồm vận hành Taxi, trung tâm điều hành xe, cho thuê xe, xưởng sửa chữa xe và các dịch vụ bảo trì và sửa chữa xe.

Xem thêm: Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

Kinh nghiệm về trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh

Đơn vị kinh doanh vận tải nói chung và kinh doanh dịch vụ taxi nói riêng sẽ bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“6. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:

a) Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

b) Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;

c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;

d) Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe trước, trong và sau khi truyền dữ liệu.”

Lưu ý về hệ quả của việc bị thu hồi Giấy phép kinh doanh

Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 47/2022/NĐ-CP quy định: “Khi cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh thì đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 07 ngày kể từ khi quyết định có hiệu lực phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, phải dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh ngay sau khi quyết định có hiệu lực;”. Vậy câu hỏi đặt ra lúc này doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn có được cấp lại Giấy phép kinh doanh hay không? Nếu có thì thủ tục như thế nào?

Với chính sách khoan hồng của Nhà nước thì hiện nay pháp luật vẫn cho phép doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn được cấp lại Giấy phép kinh doanh. Cụ thể khoản 2 Điều 19 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định:

“2. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh bị thu hồi, bị tước quyền sử dụng…

Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi tại Nam Việt Luật

Đặc biệt, nhằm giúp bạn nắm rõ những quy định trước khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi, Nam Việt Luật tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan như:

  • Tư vbi quy đệt, nhằm giúp bạn nắm rõ những q;

  • Tư v đ thay đt, nhằm giúp bạn nắm ;

  • Tư vy đt, nhằm giúp bạn nắm rõ những quy định trước khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi, Nam Việt Luật tư vấn chi t

  • Tư vấn các vấn đề liên quan như: Chọn tên công ty, ngành nghề kinh doanh, loại hình, chọn địa điểm đặt trụ sở chính, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật…

  • Tư vấn & Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp & giấy phép con cần thiết;

  • Tư vấn các bước làm thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi.

  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Các vấn đề cần quan tâm sau khi thành lập công ty như: Tư vấn pháp luật về thuế, dịch vụ kế toán cũng như các vấn đề phát sinh khác…

Nếu các bạn quan tâm đến bài tư vấn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi, có thể xem các nội dung liên quan khác tại website của Nam Việt Luật:

Đơn vị tư vấn về thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi

—————————————————–

Trên đây là tư vấn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi do công ty Nam Việt Luật. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên sẽ phần nào cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu còn băn khoăn, bạn có thể liên hệ trực tiếp  với chung tôi để được hỗ trợ tư vấn. Nam Việt Luật luôn cam kết là nơi cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng, tư vấn cho quý khách hàng nhiệt tình, chi tiết nhất. Chúng tôi sẽ cung cấp gói dịch vụ ưu đãi, hợp lý, đảm bảo giúp cho khách hàng hoàn thiện mọi thủ tục pháp lý để đi vào hoạt động.

Tham khảo ngay: Bảng giá dịch vụ tại Nam Việt Luật