Tham quan Chùa Một Cột Hà Nội: ngôi chùa độc đáo nhất Việt Nam
Chùa Một Cột Hà Nội được Tổ chức xác lập Kỷ lục châu Á bình chọn là một trong những ngôi chùa có có kiến trúc độc đáo nhất châu Á. Cùng với “Khuê Văn Các” thì đây cũng là di tích lịch sử văn hóa lâu đời, là biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Với nét đặc biệt trong cấu trúc cùng với những giá trị nhân văn, lịch sử, ngôi chùa trở thành điểm đến không thể thểu thiếu trong sổ tay du lịch của các tín đồ Phật giáo khi tới du lịch Hà Nội. Đến đây, bạn sẽ không chỉ trầm trồ trước kiệt tác đầy ấn tượng này mà còn được thư giãn trong khung cảnh yên bình dưới tán lá xanh và khám phá nhiều địa danh hấp dẫn xung quanh.
Những thông tin hữu ích cần biết về Chùa Một Cột Hà Nội
Vị trí chính xác của Chùa Một Cột Hà Nội là ở đâu?
Chùa Một Cột Hà Nội được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Chùa Mật, Diên Hựu Tự, Liên Hoa Đài (do hình dáng của nó nhìn giống như một bông hoa sen vươn mình nở rộ giữa hồ nước). Ngôi chùa này được xây dựng từ thời Vua Lý Thái Tông, từ đó trở thành biểu tượng đặc sắc mỗi lần nhắc tới cái tên Thủ đô Hà Nội.
Dưới thời vua Lý, Chùa Một Cột tọa lạc trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, ở phía Tây Hoàng thành Thăng Long. Ngày nay, chùa nằm tại công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, ngay cạnh quần thể Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
>> Tham khảo: Giới thiệu về Hà Nội – Vùng đất nghìn năm văn hiến
Ý nghĩa, sự tích Chùa Một Cột Hà Nội
Không phải chỉ là một ngôi chùa thông thường, Chùa Một Cột mang ý nghĩa đại diện cho đóa sen mà vua Thái Tôn trong một lần nằm mộng được Phật Bà Quan Thế Âm ban tặng. Đây cũng là nơi được nhà vua lựa chọn để đến tế lễ mỗi dịp rằm và mồng một hàng tháng, cầu quốc thái dân an.
Tương truyền vua Lý Thái Tôn là một tín đồ của Phật giáo và phái Vô Ngôn Thông. Thời ấy, đạo Phật đang phát triển, chỉ riêng triều đại này thôi đã cho xây tới 95 ngôi chùa mới, đồng thời trùng tu lại tất cả các pho tượng phật. Đặc biệt, vào các dịp lễ lớn của đạo Phật, vua còn miễn các loại thuế cho toàn dân trên cả nước.
Một đêm nọ (năm 1049), Lý Thái Tôn nằm mơ thấy Phật Bà ban cho một tòa sen tỏa sáng. Sau khi tỉnh dậy, ngài đã thuật lại cho các quân thần trong triều đình nghe. Sau đó, người cùng với Thiền tăng Thuyền Lã – người đã hướng dẫn vua dựng một ngôi chùa để nhớ đức của Quan Âm, đó chính là Chùa Một Cột Hà Nội ngày nay.
Lịch sử hình thành ngôi Chùa Một Cột Hà Nội
Vào năm 1049, Chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông xây dựng, đến đời vua Lý Nhân Tông thì được cải tạo lại, thêm hồ Linh Chiểu vào quần thể và trang trí thêm một tòa sen mạ vàng trên đỉnh cột. Ẩn trong tòa sen là ngôi đền được sơn tím với hình ảnh chim thần được điêu khắc trên mái nhà, bên trong có bức tượng Quan Thế Âm mạ vàng.
Trải qua bao năm tháng với nhiều lần phục dựng, trùng tu qua các thời Trần, Hậu Lê, Nguyễn. Đến năm 1954, trước khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội đã đặt thuốc nổ phá chùa. Năm 1955, Bộ Văn Hóa cho tái dụng lại theo thiết kế của vị kiến trúc sư nổi tiếng – Nguyễn Bá Lăng nhưng quy mô chỉ gói gọn trong một ngôi chùa nhỏ.
>> Đọc thêm: Hướng dẫn tham quan phố cổ Hà Nội nơi thời gian ngưng đọng
Chùa Một Cột Hà Nội có gì đặc biệt?
Chùa Một Cột Hà Nội không giống với bất cứ một tháp phật nào, và tuy không lớn nhưng lại mang đậm triết lý nhân văn. Vẻ đẹp của nó vừa là vẻ đẹp uy nghi cổ kính vừa mang phong thái thanh thoát, nhẹ nhàng của Phật giáo. Chùa có hình vuông, được làm hoàn toàn bằng gỗ, lợp ngói, mỗi cạnh 3m, trên trụ đá đường kính 1,2 m, cao 4 m (chưa tính phần chìm dưới nước) – nét độc đáo nhất của ngôi chùa. Phần trên thân trụ có tám cánh gỗ nhìn tựa như bông sen nở. Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu mặt nguyệt.
Cổng Tam Quan chùa Một Cột
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, khi tới tham quan Chùa Một Cột bạn phải đi qua Cổng Tam Quan. Thực chất, đây là công trình mở rộng mới được đưa vào xây dựng trong vài năm trở lại đây nhằm phục vụ nhu cầu đến thăm viếng, thờ cúng của người dân dịp lễ, Tết. Cổng Tam Quan gồm hai tầng với ba lối đi, cửa giữa to hơn là lối đi chính. Nhìn qua nó trông giống như kiểu kiến trúc của các đình, chùa truyền thống của Việt Nam.
Bậc thang lên chính điện chùa Một Cột
Từ sân lên chính điện Liên Hoa Đài tụng kinh, cúng bái du khách phải bước qua 13 bậc thang với chiều rộng khoảng 1,4 m. Những bậc thang này được xây dựng từ thời Lý nên còn giữ nguyên vẻ cổ kính của phong cách kiến trúc thời đó. Ngoài ra, hai bên là tường gạch còn có gắn bia đá giới thiệu lịch sử ngôi chùa.
Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát
Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát được đặt được tại vị trí chính giữa của Liên Hoa Đài, bức tượng ngồi ở vị trí cao nhất, trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, xung quanh là bình hoa, lư đồng và đồ cúng,…
Cây bồ đề tại khuôn viên chùa Một Cột
Không chỉ là một trong 25 ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Hà Nội, Chùa Một Cột còn là minh chứng của nhiều sự kiện lịch sử cũng như quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước. Nếu đến tham quan ngôi chùa bạn sẽ thấy trong khuôn viên có cây bồ đề cao to, đây là món quà được đích thân Tổng thống Ân Độ tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một lần ghé thăm (vào tháng 2/1958). Cây Bồ đề – nơi Thích Ca tu thành chính quả. Xung quanh chùa còn có nhiều cây lâu năm tỏa bóng mát càng làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch, huyền ảo.
>> Tin liên quan: Khám phá Cột cờ Hà Nội – một biểu tượng lịch sử của Thủ đô
Kinh nghiệm khám phá chùa Một Cột Hà Nội
Chùa Một Cột Hà Nội mở cửa giờ nào, có bán vé tham quan không?
Do nằm trong quần thế Quảng Trường Ba Đình và Lăng Bác nên giờ mở cửa của Chùa Một Cột Hà Nội tùy thuộc vào điểm này. Theo đó, để tham quan ngôi chùa độc đáo này, du khách có thể đi vào khung giờ từ 7h sáng đến 6h tối. Trong đó, thời lượng tham quan sẽ từ 1 – 3 tiếng.
Về phần giá vé tham quan, nếu bạn là công dân Việt Nam khi tới tham quan, hành hương sẽ được miễn phí vé vào cửa. Riêng đối với du khách nước ngoài, mức phí sẽ là 25.000 VNĐ/lượt.
Hướng dẫn đường đi đến chùa Một Cột Hà Nội
Có nhiều cách để đến Chùa Một Cột, bạn có thể đi bằng ô tô, xe máy hoặc xe bus. Một số tuyến xe bus hỗ trợ tới được chùa như xe tuyến số 09, 16, 22, 34. Với trường hợp tự di chuyển, bạn đi theo hướng Bắc vào Bưu điện thành phố, tại đây bạn chọn lối thứ nhất ở vòng xuyến để vào đường Đinh Tiên Hoàng. Tiếp tục rẽ trái tại DC Gallery để vào Hàng Gai, đi qua Hàng Bông bạn sẽ thấy Authentic Battrang – Ceramic shop. Sau đó, đi thẳng qau Xôi Cấm, rẽ qua đường Điện Biên Phủ. Con đường cắt ngang Hùng Vương và Ông Ích Khiêm, bên cạnh chính là điểm mà bạn muốn đến.
- Tham khảo :
Thuê xe máy Hà Nội
Đến tham quan chùa Một Cột Hà Nội ăn gì, ở đâu?
Đến du lịch Chùa Một Cột Hà Nội bạn không cần phải lo lắng sẽ ăn gì, vì địa danh này nằm ở khu vực nội đô, chỉ cách các tuyến phố trung tâm chỉ vài km nên xung quanh có rất nhiều địa điểm ăn uống. Du khách có thể khám phá ẩm thực chợ đêm tại Phố đi bộ, các nhà hàng Nhật Bẳn – Việt trên đường Cao Bá Quát, Lê Hồng Phong,… với vô số món ngon từ đồ mặn cho đến kem, cà phê, bánh ngọt,…
Có thể thấy, trên cả nước có không ít quần thể kiến trúc tôn giáo đồ sộ nhưng Chùa Một Cột vẫn luôn là điểm đến quen thuộc mà du khách khi đến Hà Nội đều không quên ghé thăm. Còn đối với người dân Thủ đô đây là một nơi chốn tĩnh lặng giúp trút đi mọi âu lo thường ngày.
4.2
/
5
(
5
bình chọn
)
Tôi – một cô gái với đôi chân ham đi. Niềm đam mê của tôi là được ăn món tôi thích và được đặt chân đến những nơi mà tôi chưa đến. Tôi muốn mọi nơi trên dải đất hình chứ S đều có in bóng dấu chân tôi. Bạn có cùng sở thích như tôi? Hãy cùng tôi chu du đó đây, trải nghiệm những điều thú vị của cuộc sống sau mỗi chuyến đi nhé!