Thẩm định dự án là gì? Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?
Thẩm định dự án là gì? Thẩm định dự án đầu tư tiếng Anh là gì? Ý nghĩa thẩm định dự án đầu tư? Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?
Trong giai đoạn hiện nay, việc thẩm định đã không còn quá xa lạ. Trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống thì đều cần đến việc thực hiện các hoạt động thẩm định để có thể xem xét, đánh giá và đưa ra những kết luận cụ thể về một vấn đề nào đó. Đặc biệt, việc thẩm định dự án có những vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thẩm định dự án là gì? Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Thẩm định dự án là gì?
Thẩm định dự án được hiểu như sau:
Thẩm định dự án hay còn được gọi là thẩm định dự án đầu tư được hiểu cơ bản chính là hoạt động thực hiện nghiên cứu, phân tích một cách khách quan, khoa học, toàn diện về tất cả các nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án đó, việc thẩm định dự án đầu tư cũng được đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội để nhằm mục đích có thể quyết định đầu tư cũng như tài trợ vốn cho dự án.
Như đã đề cập cụ thể ở bên trên tại phần định nghĩa, thẩm định nói chung hay thẩm định dự án nói riêng về cơ bản là một hoạt động mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ. Bởi vì ở trong quá trình thẩm định, chủ thể là người thẩm định phải đưa được ra những kết luận, những đánh giá cụ thể. Căn cứ trên những tiêu chí cơ bản của chuyên môn trong từng lĩnh vực. Để các chủ thể có thể làm được điều này thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức thẩm định phải có sự am hiểu và biết rõ.
Việc thực hiện thẩm định cũng cần phải trải qua một quá trình đào tạo lâu dài hoặc phải trải qua quá trình tìm hiểu và các chủ thể cũng cần phải có sự trau dồi kinh nghiệm. Cho nên, thực chất thì không phải bất kỳ một tổ chức, cá nhân hay cơ quan nào đều cũng có thể thực hiện hoạt động thẩm định. Mà chỉ có các cơ quan chuyên môn khi được giao nhiệm vụ cụ thể thì cơ quan đó mới được thực hiện hoạt động thẩm định.
Thẩm định là quá trình cơ quan chuyên môn khi được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, đánh giá những nội dung cơ bản của dự án một các tách biệt so với quá trình soạn thảo dự án. Quá trình thẩm định cũng được đánh giá chính là cơ sở để nhằm có thể tạo sự vững chắc cho các hoạt động đầu tư một cách sao cho hiệu quả.
Những quyết định được đưa ra từ quá trình thẩm định dự án cũng sẽ là cơ sở có những ý nghĩa quan trọng để nhằm mục đích giúp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra được một quyết định cho phép thực hiện việc đầu tư hoặc tài trợ cho dự án hay không.
Xem thêm: Thẩm quyền, trình tự thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình
2. Thẩm định dự án đầu tư tiếng Anh là gì?
Thẩm định dự án đầu tư tiếng Anh được gọi là: Appraisal of Investment Projects.
Xem thêm: Quy định về thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
3. Ý nghĩa thẩm định dự án đầu tư:
Thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều chủ thể khác nhau, cụ thể như sau:
– Vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với chủ đầu tư: ta nhận thấy rằng, thẩm định dự án đầu tư nhằm mục đích để có thể đảm bảo tính xác thực trong các thông tin và tính hiệu quả do dự án đem lại trước khi trình dự án đầu tư cho cấp có thẩm quyền thực hiện việc phê duyệt. Thẩm định dự án đầu tư cũng là căn cứ quan trọng để các chủ thể là những nhà đầu tư có thể từ đó tự tìm ra những cơ hội đầu tư tốt, tránh được những rủi ro và giúp các nhà đầu tư sẽ có thể giảm thiểu chi phí cơ hội. Thẩm định dự án còn là cơ sở quan trọng giúp cho các chủ thể là những nhà đầu tư có thể lựa chọn các phương án đầu tư, xây dựng và thực hiện việc điều hành kế hoạch đầu tư, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện dự án và cũng giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các đối tác liên doanh.
– Vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với nhà tài trợ: Thẩm định dự án đầu tư cũng chính là căn cứ có vai trò quan trọng nhất để giúp các nhà tài trợ có thể đi đến quyết định tài trợ cho dự án hay không dựa trên các cơ sở sau đây: tính khả thi của dự án, khả năng hoàn trả nợ của dự án và những quy định của ngành về đối tượng cho vay nhằm mục đích để có thể hạn chế thấp nhất rủi ro và đảm bảo đem lại lợi nhuận cho các nhà tài trợ.
– Vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với các cơ quan quản lý: Ta thấy rằng, thẩm định dự án đầu tư đứng trên góc độ quản lý nhà nước thực chất chính là việc các cơ quan quản lý xem xét các lợi ích kinh tế – xã hội mà dự án đó mang lại liệu có phù hợp với các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế cũng như xã hội của đất nước, của địa phương hay không. Dự án đầu tư thực chất sẽ cần được thẩm định trên nhiều phương diện khác nhau, cụ thể như sự ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, mức đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm hay nhiều yếu tố khác.
Cũng thông qua đó mà sẽ có những kết luận về hiệu quả kinh tế – xã hội do dự án đầu tư đó mang lại để nhằm mục đích đưa ra quyết định có cấp giấy chứng nhận đầu tư hay không. Đối với những dự án phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của Nhà nước thì việc thẩm định dự án cũng chính là một trong số những cơ sở để từ đó cơ quan quản lý có thể thực hiện việc xem xét các hình thức ưu đãi về lãi suất, đất đai và thuế.
Xem thêm: Trách nhiệm, nhiệm vụ của tổ chức thẩm định trong đấu thầu
4. Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?
Điểm khác nhau giữa thẩm định và thẩm tra:
– Trước hết để chúng ta có thể so sánh được thẩm định và thẩm tra thì chúng ta cần phải hiểu rõ được hai khái niệm này. Cụ thể:
+ Ta hiểu thẩm định chính là việc thực hiện xem xét, đánh giá và có thể đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề cụ thể nào đó, hoạt động thẩm định này trên thực tế sẽ do các tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn và có trình độ nghiệp vụ thực hiện. Hoạt động thẩm định của các tổ chức hay các cá nhân có thể tiến hành với các lĩnh vực khác nhau cụ thể như: thẩm định dự án, thầm định báo cáo, thẩm định hồ sơ, thẩm định thiết kế, văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề khác.
+ Ta hiểu thẩm tra chính là việc tiến hành kiểm tra, xem xét các nội dung cơ bản của một vấn đề nào đó để nhằm mục đích có thể đi đến kết luận về tính đúng đắn, tính hợp pháp và tính khả thi của vấn đề.
Thẩm định và thẩm tra trên lý thuyết tuy có vẻ như tương đồng nhau nhưng trên thực tế hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Có những điểm khác biệt với nhau.
Chúng ta cũng có thể nhận thấy được sự khác biệt của thẩm định và thẩm tra khác nhau ngay trong tên củathuật ngữ. Ở đây thẩm tra với nghĩa của từ tra đó chính là mang tính tra cứu, rà soát. Còn đối với thẩm định thì từ định ở đây lại mang tính chất định đoạt, quyết định.
Sự khác nhau cơ bản của thẩm định chính là việc các chủ thể xem xét, đánh giá kết luận về một vấn đề; còn thẩm tra như đã được định nghĩa cụ thể bên trên tức là xem xét lại xem vấn đề đó có đúng hay không. Bên cạnh đó thì thẩm định còn khác thẩm tra ở nội dung của quá trình thực hiện.
– Chủ thể thực hiện:
Chủ thể thực hiện thẩm tra là do các tổ chức tư vấn thực hiện.
Chủ thể thực hiện thẩm định là do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện.
– Tính chất:
Trên thực tế thì thẩm tra thì sẽ mang quan hệ ngang bằng theo hợp đồng, còn thẩm định thì mang quan hệ cấp trên cấp dưới. Thông thường thì thẩm định do các cơ quan nhà nước có quyền hạn nhất định thực hiện theo nhiều trình tự và các bước nhất định và cụ thể theo quy định pháp luật. Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương là do Bộ Tư pháp tiến hành, ở địa phương là do Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp tiến hành.
Thẩm tra thì sẽ có sự đánh giá chi tiết hơn, cụ thể và từng phần, nội dung khi so với thẩm định nhưng thực chất thì thẩm định mang tính khái quát cao hơn so với thẩm tra. Thẩm định về bản chất đó chính là đánh giá tổng thể chứ không từng phần.
Ta thấy được rằng, thẩm định và thẩm tra là hai cụm từ rất thường xuyên được đi chung với nhau. Và hai thuật ngữ thẩm định và thẩm tra cũng được sử dụng rất nhiều trên thực tế và trong nhiều trường hợp cụ thể. Việc thực hiện thẩm định và thẩm tra thì sẽ đều cần phải do cơ quan có chuyên môn, nghiệp vụ tiến hành. Căn cứ cụ thể trên những tiêu chí, điều kiện sẵn có mà thực hiện thẩm định và thẩm tra. Tuy nhiên, 2 cụm từ thẩm định và thẩm tra này vẫn có nhiều điểm khác biệt khi chúng ta so sánh chúng với nhau.