Thăm Làng Sen – Quê Nội Bác Hồ Với Vẻ Đẹp Hết Sức Bình Dị & Yên Bình

Quê Nội Bác nằm ở đâu?

Quê Nội Bác Hồ có tên là Làng Sen, nằm ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thuộc mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Từ trung tâm thành phố Vinh đi theo đường quốc lộ 46 chừng 15km là tới được Làng Sen.

có tên là Làng Sen, nằm ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thuộc mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Từ trung tâm thành phố Vinh đi theo đường quốc lộ 46 chừng 15km là tới được Làng Sen.


Vẻ đẹp yên bình của Quê Nội Bác Hồ (Làng Sen)
Vẻ đẹp yên bình của Quê Nội Bác Hồ (Làng Sen)

Câu chuyện về Quê Nội Bác Hồ – Làng Sen

Quê Nội Bác Hồ (Làng Sen) là nơi đã sinh thành ra Bác Hồ và cũng là nơi người sinh sống trong thời niên thiếu (1901-1906), ngôi làng với hương sen thơm ngát, cùng khung cảnh bình dị sẽ mang tới cho bạn cảm giác yên bình, dễ chịu ngay từ khi lần đầu ghé thăm.

Vào năm 1901 khi khoa thi trạng nguyên diễn ra, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó Bảng và theo tục của địa phương và nguyện vọng của người dân trong làng, ông đã cùng các con rời làng Chùa (Hoàng Trù) để về sống tại Làng Sen quê nội. Ngôi nhà này do người dân Làng Sen xuất quỹ công dựng để mừng ông Phó bảng. Những hàng cây cối mọc um tùm phía trong vườn đều là do họ trồng cho ông.

Sau những hàng lũy tre xanh rì rào trong gió là ngôi nhà lá với 5 gian lợp mái tranh đơn sơ, mộc mạc của gia đình cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân phụ của Bác Hồ. 

Bàn thờ bà Hoàng Thị Loan

Bàn thờ bà Hoàng Thị Loan

Trong ngôi nhà đơn sơ này, cụ Sắc đã dành 2 gian rộng rãi để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của cụ Sắc, tại đây có bộ phản gỗ kệ cạnh cửa sổ chính, bên cạnh có chiếc án thư nơi cụ dạy các con học chữ và đây cũng là nơi cụ thường mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh vào các buổi tối. Với nhân cách cao tượng của người cha và tấm lòng nhân ái vị tha của người mẹ đã ảnh hưởng lớn tới nhân cách các con của cụ Sắc.

Tới nay, những kỷ vật trong gian nhà của cụ Sắc đều vẫn được gìn giữ nguyên vạn. Hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó bảng và 2 người con trai. Chiếc giường xinh xinh là của bà Thanh – con gái của cụ. Còn chiếc rương đựng lương thực, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen, chiếc tủ đứng 2 ngăn đựng đồ dùng vẫn còn nguyên đấy.

Ngôi nhà tranh này là những tình cảm của làng xóm quê hương, là nơi chứng kiến quá trình trưởng thành và học tập, nơi ghi dấu nhiều cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc, bước đầu cho con đường cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Bên trong gian nhà tranh có rất nhiều kỷ vật linh thiêng, quý giá

Bên trong gian nhà tranh có rất nhiều kỷ vật linh thiêng, quý giá

Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương, là nơi chứng kiến quá trình học tập , trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước rồi đây của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngôi nhà tranh lịch sử này là cụm di tích quan trọng nhất của Khu di tích sử Kim Liên – được xây dựng vào những năm 60 của thế kỷ trước, với nhiều hạng mục cấu trúc khác nhau, được nâng cấp và tôn tạo để gìn giữ cho tới bây giờ.