Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải là sớm? Dấu hiệu và cách xử lý thế nào mới đúng?
Thai nhi quay đầu là biểu hiện cần thiết, là bước chuẩn bị để giúp mẹ có thể sinh thường dễ dàng. Vậy thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải là sớm? Dấu hiệu và cách xử lý thế nào mới đúng?
1. Thai Nhi quay đầu ở thời điểm nào thai kỳ?
Thai Nhi quay đầu là giai đoạn quan trọng, khi thai nhi có tư thế quay đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ tạo áp lực lên tử cung. Khi chuẩn bị sinh, tử cung sẽ rộng mở, gây những cơn co thắt và lúc này, các thiên thần nhỏ sẽ chào đời với tư thế tự nhiên, an toàn và thuận lợi nhất.
Vậy bình thường thai nhi sẽ quay đầu vào thời điểm nào của thai kỳ? Mỗi thai nhi có một thời điểm quay đầu khác nhau, điều này phụ thuộc khá nhiều vào số lần mẹ đã mang thai.
Cụ thể, nếu mẹ Mang thai lần đầu thì thường thai nhi sẽ quay đầu vào tuần thai thứ 34 hoặc 35. Với các mẹ Mang thai lần 2 thì thai nhi thường quay đầu muộn hơn, từ tuần 36 hoặc 37. Có khá nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần thai thứ 28.
Mỗi thai nhi có thời điểm quay đầu khác nhau
Theo lời khuyên của các bác sĩ Vinmec thì trong tháng thứ 5 của thai kỳ, các mẹ đã có thể biết thai nhi có quay đầu về ngôi thuận hay không để có hướng xử lý thích hợp.
Thai nhi chỉ quay đầu duy nhất 1 lần và giữ tới khi mẹ sinh, thông thường khi thai nhi bắt đầu tập tành quay đầu thì báo các mẹ về thời khắc chuẩn bị lọt lòng.
2. Có phải thai nhi nào cũng quay đầu?
Theo thông thường thì gần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ tự động quay đầu chuẩn bị cho thời khắc lọt lòng, song không phải thai nhi nào cũng quay đầu đúng thời điểm, đôi khi còn không quay đầu, gây ngôi thai ngược, cản trở cho quá trình sinh thường.
Việc xác định thời điểm thai nhi quay đầu cũng như kiểu ngôi thai là vô cùng cần thiết, giúp các mẹ có chuẩn bị tốt nhất cũng như lựa chọn được phương pháp sinh phù hợp.
Theo đó, có các kiểu ngôi thai thường gặp sau:
2.1. Ngôi đầu
Ngôi đầu là kiểu ngôi thai thông thường, khi thai như ở tư thế đầu quay xuống hướng âm đạo, còn mông hướng về phía ngực của mẹ. Ngôi đầu, ngôi mặt hay ngôi chỏm đều là tư thế thuận lợi nhất để mẹ sinh thường, nếu bé không quá nặng cân.
2.2. Ngôi mông
Ngôi mông là tình trạng ngôi thai ngược, khi đầu em bé hướng lên trên, còn mông hướng về âm đạo. Trường hợp này, thai nhi sẽ khó sinh hơn là ngôi đầu, tùy theo kiểu ngôi mông mà bác sỹ khuyên mẹ chọn phương pháp Sinh mổ hay sinh đường âm đạo.
2.3. Ngôi xiên hoặc ngôi ngang
Ngôi thai xiên hoặc ngôi ngang là tư thế mà lưng của thai nhi hướng xuống phía dưới, 1 bên bả vai có thể chạm “cửa ra”. Với ngôi thai này, nếu bác sỹ khám sẽ có thể sờ vào vai của bé, và trường hợp này mẹ chỉ có thể Sinh mổ vì các bộ phận của bé đều rất lớn, không thể sinh thường được.
3. Các vấn đề mẹ bầu hay thắc mắc về thai nhi tuần 30
3.1 Sự phát triển của thai nhi tuần 30
Tuần thai thứ 30, lúc này thai nhi dài khoảng 40,6cm, nặng khoảng 1,5kg, kích thước cỡ bằng trái bí lớn, tay chân hay thân mình đều đầy đặ hơn. Đây cũng là giai đoạn thai nhi đang trong đà tăng tốc để phát triển, và có những bé đã có thể quay đầu để chuẩn bị cho giai đoạn lọt lòng.
Tuần 30 thai nhi đã bắt đầu ngọ nguậy nhiều, lộn nhào, đạp khiến mẹ bầu có thể đau hoặc mất ngủ. Nhưng các mẹ hãy yên tâm khi tín hiệu này báo hiệu trẻ đang phát triển khỏe mạnh nhé.
Thai nhi tuần 30 đã ngọ nguậy và quay đầu
Tuần 30 thai nhi, mẹ bầu có thể cảm thấy thỉnh thoảng sự co bóp của tử cung, còn gọi là cơn co thắt Braxton Hicks, thường chúng kéo dài khoảng 30 giây, không gây đâu và không đều đặn.
Dấu hiệu này chỉ là do bé đang cố gắng xoay trở mình, quay đầu hay vận động mà thôi, lúc này mẹ bầu nên thư giãn, nghỉ ngơi và bổ sung năng lượng cho lần vượt cạn tới. Nhưng nếu cơn co thắt thường xuyên và gây đau thì các mẹ nên cẩn thận bởi đây có thể là dấu hiệu sinh non.
3.2 Thai nhi 30 tuần vẫn chưa quay đầu có sao không?
Như đã trình bày ở trên, mỗi thai nhi có thời gian quay đầu khác nhau, có thai nhi quay đầu từ tuần 28, có thai nhi đến tận tuần 36, 37 mới quay đầu. Do đó, nếu tuần 30 thai nhi vẫn chưa quay đầu thì các mẹ cũng không cần quá lo lắng nhé, hãy cố nghỉ ngơi, ăn uống, nếu đến 3 – 4 tuần nữa mà thai nhi vẫn chưa quay đầu thì hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn nhé.
3.3 Thai nhi chưa quay đầu mẹ bầu nên làm gì?
Tư thế quay đầu giúp mẹ bầu sinh thường dễ nhất, do đó nếu thai nhi chưa quay đầu, mẹ bầu có thể tập một số động tác đơn giản sau để hỗ trợ cho bé:
Hạn chế ngồi quá nhiều
Không nên ngồi lì quá nhiều mà thường xuyên đi lại, giải lao, vận động để cơ thể thoải mái và trẻ dễ quay đầu hơn.
Đặt đầu gối thấp hơn mông
Tư thế ngồi kê mông cao bằng đệm hay gối nhỏ, hoặc chọn ghế đổ người phía trước, đầu gối thấp hơn hông sẽ giúp thai nhi quay đầu dễ dàng hơn.
Nằm nghiêng
Nằm nghiêng không chỉ giúp các mẹ giảm áp lực, giúp lưu thông máu và oxy dễ dàng hơn mà giúp bé cũng dễ dàng xoay chuyển hơn.
Việc theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi là vô cùng cần thiết, theo đó, mẹ bầu nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, tận tâm để được hỗ trợ.
3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:
-
Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
-
Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
-
Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện Chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
-
Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
-
Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
-
Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
-
Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.