Thai nhi đầu to có sao không? Làm cách nào để phòng ngừa dị tật thai nhi?

Ngoài cân nặng, kích thước của thai nhi, thì chu vi vòng đầu cũng là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh sự phát triển của em bé đang trong bụng mẹ và dự đoán được một số dị tật bẩm sinh. Vậy thai nhi đầu to có sao không?

30/08/2022 | Tầm quan trọng và các bước thực hiện xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12
08/08/2022 | Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt cho thai nhi hay không?
06/08/2022 | Có bầu ăn khổ qua được không? Lợi ích và tác hại của khổ qua với thai nhi
29/07/2022 | Bà bầu nằm nghiêng bên nào để đảm bảo an toàn cho thai nhi

1. Thai nhi đầu to có sao không?

1.1. Bác sĩ giải đáp: Thai nhi đầu to có sao không?

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chu vi vòng đầu của thai nhi có thể kể đến như chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu và gen di truyền từ bố, mẹ. Thời điểm đo chu vi vòng đầu của bé hợp lý nhất là vào tuần thứ 12 đến tuần thứ 20. Đây là giai đoạn mà chu vi vòng đầu của bé phát triển nhanh nhanh nhất và có thể dự đoán được một số dị tật. Nếu đo quá sớm hoặc quá muộn thì sẽ không còn giá trị chẩn đoán dị tật.

Thai nhi đầu to có thể là do bệnh não úng thủy

Thai nhi đầu to có thể là do bệnh não úng thủy

Trong trường hợp chu vi vòng đầu của thai nhi chỉ to hơn một chút so với tiêu chuẩn và thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh thì mẹ bầu không cần lo lắng quá và không cần có biện pháp can thiệp. 

Trường hợp chu vi đầu thai nhi vượt xa so với tiêu chuẩn cho phép có nghĩa là thai nhi đang mắc phải hội chứng đầu to. Tình trạng đầu to có thể là do một số bệnh lý gây ra, phổ biến nhất là não úng thủy, phì đại não hay não thất to. Đây là những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ trong tương lai và còn có thể dẫn đến nhiều dị tật bẩm sinh khác. 

Do đó, rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác cho thắc mắc “thai nhi đầu to có sao không”. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể và có thể can thiệp nếu cần thiết. 

1.2. Cần làm gì khi thai nhi đầu to?

Nếu kết quả siêu âm cho thấy chu vi vòng đầu của thai nhi đang to hơn nhiều so với tiêu chuẩn thì bác sĩ thường sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện thêm một số thủ thuật khác. Sau đó, mới có thêm nhiều dữ liệu để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

+ Chọc ối để lấy mẫu nước ối của mẹ bầu và thực hiện phân tích, xét nghiệm, đánh giá về tình trạng nhiễm trùng hay một số bất thường về nhiễm sắc thể, tìm nguyên nhân gây ra tình trạng đầu to. Tuy nhiên, đây là một thủ thuật xâm lấn và có thể gây ra những nguy cơ rủi ro, nhất là nguy cơ sinh non. Do đó, đây chỉ là lựa chọn cuối cùng.

+Chụp cộng hưởng từ (MRI) để thấy rõ được những bất thường về cấu trúc nội tạng, não bộ thai nhi, từ đó đánh giá được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. 

+ Siêu âm: Các trường hợp chu vi vòng đầu thai nhi to hơn bình thường thì mẹ bầu cần được siêu âm khảo sát thêm các bất thường khác có thể kèm theo cũng như  cần siêu âm định kỳ để theo dõi chi tiết tình trạng sức khỏe của thai nhi. 

1.3. Thai nhi đầu to có sinh thường được không?

Một thắc mắc khác cũng được nhiều bà mẹ quan tâm đó là “thai nhi đầu to có sinh thường được không”. Nếu cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và thai nhi phát triển bình thường, mẹ bầu nên sinh thường. Đây là hình thức sinh được khuyến khích vì có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

Thai nhi đầu to và có cân nặng từ 4kg trở lên rất khó sinh thường

Thai nhi đầu to và có cân nặng từ 4kg trở lên rất khó sinh thường

Tuy nhiên, với những trường hợp thai nhi đầu to, có cân nặng từ 4kg trở lên thì việc sinh thường sẽ rất khó khăn và thậm chí gây rách tầng sinh môn, thậm chí thai nhi có thể bị ngạt khi chuyển dạ. Chính vì thế, nếu thai nhi có vòng đầu to và nặng trên 4kg thì nên sinh mổ. 

Bên cạnh đó, với một số trường hợp sản phụ bị cạn ối, sức khỏe không đảm bảo, co cơ tử cung yếu thì cần chuyển sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

2. Thai nhi đầu nhỏ có sao không?

Ngoài trường hợp thai nhi đầu to, các trường hợp thai nhi đầu nhỏ cũng khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, mẹ bầu và gia đình cũng không nên lo lắng thái quá vì không phải bất cứ các trường hợp thai nhi đầu nhỏ nào cũng gặp nguy hiểm. Một số trẻ có chu vi vòng đầu nhỏ nhưng sau khi chào đời, trẻ vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường. 

Siêu âm là phương pháp có thể tính chu vi vòng đầu của thai nhi

Siêu âm là phương pháp có thể tính chu vi vòng đầu của thai nhi

Sau khi siêu âm, các bác sĩ còn chỉ định mẹ bầu thực hiện thêm một số phương pháp kiểm tra khác để kiểm tra và đưa ra kết luận chính xác hơn. Thông thường, nếu chỉ số chu vi vòng đầu của thai nhi càng nhỏ thì nguy cơ trẻ gặp phải những vấn đề về thần kinh, trí tuệ càng cao. 

– Tình trạng thai đầu nhỏ là do một số nguyên nhân như sau:

+ Trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị nhiễm virus chẳng hạn như virus rubella, thủy đậu, zika,…

+ Thai nhi mắc dị tật bẩm sinh chẳng hạn như hẹp hộp sọ, tật đầu nhỏ, dị tật hệ thần kinh,…

+ Chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, mẹ bầu quá căng thẳng, nghỉ ngơi không hợp lý, làm việc quá sức. 

+ Thai nhi bị rối loạn di truyền hoặc bất thường về nhiễm sắc thể. 

+ Do thai bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não. 

3. Một số phương pháp giúp hạn chế dị tật thai kỳ

Để hạn chế nguy cơ thai nhi đầu quá to hoặc quá nhỏ và một số dị tật thai nhi khác, chị em cần lưu ý những vấn đề sau: 

– Nên khám sức khỏe trước khi có ý định sinh con: Trước khi mang thai, phụ nữ cần có một sức khỏe tốt để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu thai phụ mắc một số bệnh lý chẳng hạn như bệnh về nội tiết, bệnh về thận, béo phì, tiểu đường,… thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. 

Súp lơ là thực phẩm chứa nhiều axit folic mà mẹ bầu nên bổ sung để phòng ngừa nguy cơ dị tật thai nhi

Súp lơ là thực phẩm chứa nhiều axit folic mà mẹ bầu nên bổ sung để phòng ngừa nguy cơ dị tật thai nhi

Thăm khám trước khi mang thai sẽ giúp chị em nhận biết rõ về tình trạng sức khỏe của mình và kịp thời điều trị để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Trong trường hợp mẹ bầu có bệnh mạn tính, bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí, theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình thai nghén. 

– Tiêm vắc xin trước khi mang thai, có thể kể đến như vắc xin cúm, bạch hầu-ho gà, thủy đậu, Sởi – Quai bị – Rubella. Nên tiêm trước khi thụ thai trong thời gian khoảng 3 đến 6 tháng. 

–  Sàng lọc dị tật bẩm sinh bằng một số phương pháp như đo độ mờ da gáy, Double test, Triple test, sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT),… 

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt nên bổ sung đầy đủ axit folic để giảm nguy cơ đột biến gen, từ đó phòng ngừa dị tật thai nhi hiệu quả. 

– Phụ nữ mang thai không nên sử dụng chất kích thích như rượu bia, khói thuốc lá,…để tránh gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.  

– Hạn chế sinh hoạt và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại. Đồng thời không tiếp xúc với các loại vật nuôi trong nhà để tránh bị vi khuẩn, virus tấn công. 

– Thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi chặt chẽ tình trạng phát triển của thai nhi và phát hiện sớm một số dị tật bẩm sinh.

Mẹ bầu còn thắc mắc về vấn đề “thai nhi đầu to có sao không”, các phương pháp chăm sóc sức khỏe thai kỳ và có nhu cầu thăm khám thai, có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.