Thai nhi đầu to có sao không
Thai nhi đầu to có sao không? Thai nhi đầu to có thể gây khó khăn cho mẹ trong quá trình sinh thường, còn lại không có gì phải lo lắng về sức khỏe của bé.
Khi siêu âm hình thái học từ khoảng tuần thứ 20 trở đi, mẹ bầu thường biết được các chỉ số cơ bản của con mình như chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng đầu…
Chu vi vòng đầu của thai nhi khác với đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal diameter, viết tắt là BPD) còn gọi là đường kính đầu. Đường kính lưỡng đỉnh là đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất (tính từ trán ra sau gáy) của hộp sọ thai nhi.
Chu vi vòng đầu của trẻ theo từng thời điểm của thai kỳ như sau:
- Thai 12 tuần: 70 mm
- Thai 13 tuần: 84 mm
- Thai 14 tuần: 98 mmmm
- Thai 15 tuần: 111 mm
- Thai 17 tuần: 137 mm
- Thai 18 tuần: 150 mm
- Thai 19 tuần: 162 mm
- Thai 20 tuần: 175 mm
- Thai 21 tuần: 187 mm
- Thai 22 tuần: 198 mm
- Thai 23 tuần: 210 mm
- Thai 24 tuần: 221 mm
- Thai 25 tuần: 232 mm
- Thai 26 tuần: 242 mm
- Thai 27 tuần: 252 mm
- Thai 28 tuần: 262 mm
- Thai 29 tuần: 271 mm
- Thai 30 tuần: 280 mm
- Thai 31 tuần: 288 mm
- Thai 32 tuần: 296 mm
- Thai 33 tuần: 304 mm
- Thai 34 tuần: 311 mm
- Thai 35 tuần: 318 mm
- Thai 36 tuần: 324 mm
- Thai 37 tuần: 330 mm
- Thai 38 tuần: 335 mm
- Thai 39 tuần: 340 mm
- Thai 40 tuần: 344 mm
Thai nhi đầu to có sao không? Chu vi đầu to hơn tiêu chuẩn theo mình tìm hiểu các tài liệu thì không có cảnh báo gì đáng lo ngại. Đó là chỉ dấu báo hiệu em bé tăng trưởng rất tốt, và mẹ sẵn sàng tinh thần sinh con hơi khó nếu sinh thường.
Nếu chu vi vòng đầu nhỏ hơn chuẩn bình thường, thì có hai trường hợp xảy ra. Khả năng em bé bị suy dinh dưỡng , mẹ cần bồi bổ thêm. Một trường hợp hiếm gặp khác là em bé có thể bị tật đầu nhỏ. Tuy nhiên, nếu như vậy khi trả kết quả bác sĩ siêu âm sẽ có tư vấn ngay. Nếu bác sĩ không có khuyến nghị gì thì mẹ bầu cứ yên tâm, về nhà bồi bổ và tiếp tục thăm khám theo định kỳ nhé.