Thai nhi 39 tuần đủ ngày chưa, dấu hiệu chuyển dạ là gì | Huggies

Trong giai đoạn thai nhi 39 tuần tuổi, bạn có thể rất dễ nóng giận vì chờ đợi ngày “khai hoa nở nhụy”. Cố gắng tránh cảm giác như mình đang có một thai kỳ dài nhất thế giới, cho dù vẫn chưa có gì xảy ra khi ngày dự sinh đã trôi qua. Trên thực tế, có ít hơn 5% phụ nữ mang thai thực sự sinh em bé vào đúng ngày dự sinh, phần lớn là sinh trước hoặc sau đó. Điều này là do thường có một số nhầm lẫn về ngày ngày thụ thai, hoặc nhầm lẫn khi tính toán ngày dự sinh. Hay đơn giản là, một số em bé cần thời gian ở trong bụng mẹ lâu hơn một chút so với các em bé khác. Vì vậy, dù bây giờ bạn có thể chưa cảm thấy gì, hãy tin là bạn rồi cũng sẽ đi hạ sinh bé trong khoảng tuần tới.

>>Tham khảo:

39 tuần chưa có dấu hiệu sinh phải làm sao?

Trong tuần này, bạn có thể trao đổi với bác sĩ của mình về việc giục sinh. Để thực hiện được việc này thì thông thường, cần phải có một số điều kiện, bao gồm sức khỏe của bạn cũng như của em bé. Một số bà bầu quá choáng ngợp với cảm xúc lúc thai 39 tuần tuổi, đến nỗi cần được giục sinh. Họ bị tràn ngập bởi những dự đoán, hồi hộp, và căng thẳng chờ đợi chuyển dạ, nên trong trường hợp đó, để tốt nhất cho họ, cần phải kích thích chuyển dạ. Trong khi đó, một số người khác thì có thái độ bình tĩnh hơn để “chờ xem”. Về cơ bản, mỗi người có những phản ứng khác nhau theo cách riêng của mình.

>>Tham khảo: Can thiệp giục sinh bằng phương pháp lóc ối

Mẹ có biết:

Ngoài việc chuẩn bị kỹ năng thở và rặn trong quá trình sinh nở, kỹ năng cho con bú thì việc chuẩn bị những đồ đi sinh cần thiết như tã, bỉm cho bé mẹ nhé! Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Bên cạnh đó, Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)

Những thay đổi về cơ thể của mẹ mang thai 39 tuần

  • Trong những đợt khám thai khi thai nhi 39 tuần tuổi, bạn có thể được kiểm tra CTG (Cardiotocography – đo tim thai và độ co thắt tử cung) vài lần, cũng như được siêu âm để đánh giá mức độ trưởng thành hay quá tháng của em bé. Bạn cũng có thể được kiểm tra lượng nước ối, kích thước của em bé, và vị trí của nhau thai. Thông thường, khi thai quá tháng thì nhau thai sẽ không làm việc hiệu quả nữa, do vậy, điều quan trọng là nó cần phải được theo dõi cẩn thận.
  • Bạn có thể được yêu cầu ghi lại những lần chuyển động của thai nhi mà bạn cảm nhận được trong giai đoạn thai nhi tuần 39. Nếu có sự thay đổi hoặc giảm đáng kể trong những chuyển động này thì bạn sẽ cần phải nhập viện.
  • Bạn có thể cảm thấy áp lực đè lên cổ tử cung, một cảm giác rất khó tả, có lẽ tương tự như khi làm pap smear (lấy mẫu tế bào cổ tử cung để xét nghiệm), đầu của em bé càng đè nặng lên cổ tử cung thì cảm giác này xuất hiện càng nhiều. Lúc này, cổ tử cung của bạn sẽ dần mỏng đi, sẵn sàng để bắt đầu giãn nở. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cổ tử cung của bạn sẽ cần phải giãn nở đến 10 cm để đầu và cơ thể em bé thoát ra bên ngoài.
  • Bạn có thể thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Đó là chất màu trắng, hơi lỏng, do các tế bào ở cổ tử cung sản xuất ra. Một số bà bầu có thể thấy ra chất nhầy, và dù đó không phải là dấu hiệu thực sự của chuyển dạ, nhưng nó cũng cho thấy là có gì đó đang diễn ra ở bên trong.

>>Tham khảo: Chất nhầy cổ tử cung khi mang thai

Cơ thể mẹ thay đổi khá nhiều khi bước vào tuần thai thứ 39

Cơ thể mẹ thay đổi khá nhiều khi bước vào tuần thai thứ 39 (Nguồn: Sưu tầm)

Cảm xúc của mẹ bầu mang thai 39 tuần có thể gặp là gì? 

  • Mỗi cơn đau đến và đi là một dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ, nghĩa là những gì bạn mong đợi cuối cùng cũng đã đến. Đi ngủ cũng vẫn đau, và bạn có thể sẽ bị những cơn đau này đánh thức ngay trong đêm. Việc cố gắng giữ được một thái độ bình tĩnh là rất khó khăn khi thai đã được 39 tuần tuổi. Dường như không thể làm được bất cứ điều gì, hay có được một kế hoạch cụ thể nào, và bạn sẽ cảm thấy như thể toàn bộ cuộc sống của mình chỉ xoay sự kiện lớn này.
  • Khi mang thai tuần 39, bạn sẽ có những cảm xúc lẫn lộn: thất vọng, vui mừng, hồi hộp, bồn chồn, sợ hãi, khó chịu, mệt mỏi, và có thể nhiều hơn nữa. Hãy cố gắng nghỉ ngơi và làm những công việc đơn giản, nhẹ nhàng, không tốn nhiều năng lượng.
  • Hãy đọc một quyển sách có nội dung kích thích trí tưởng tượng của bạn, hoặc xem một bộ phim. Như vậy sẽ giúp giết thời gian và đánh lạc hướng tâm trí bạn ra khỏi sự chờ đợi hồi hộp. Hãy đi thăm bạn bè, hoặc tốt hơn nữa là yêu cầu họ đến thăm mình. Làm cái gì đó buổi sáng và buổi chiều thì nghỉ, tách ra như vậy để không có vẻ như ngày đang kéo dài vô tận.
  • Hãy thử hình dung mình đang chuyển dạ. Hãy tưởng tượng mình mạnh mẽ và làm được bất cứ điều gì cần thiết để em bé chào đời suôn sẻ. Hãy tin tưởng vào bệnh viện, bác sĩ, và các nhân viên y tế. Và trên hết, bạn cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của sức khỏe và sự an toàn của bạn cũng như của em bé hơn bất kỳ mong muốn nào khác về việc chuyển dạ. Đây là ưu tiên hàng đầu.
  • Bạn có thể có những giấc mơ kỳ lạ, sống động về em bé trong tuần này. Bạn mơ thấy mình đã có em bé mà không nhận ra, hoặc mơ thấy giới tính của bé không như mình vẫn mong đợi. Bạn thức dậy, cảm thấy còn mệt mỏi hơn khi đi ngủ, trí tưởng tượng của bạn thực sự đã làm việc quá sức khi bạn mang thai quá hạn.

>>Tham khảo: Tháng cuối thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi

  • Lớp da bên ngoài của thai nhi 39 tuần đã bong tróc và được thay bằng lớp da mới. Hầu hết các lông tơ và chất nhầy trên da của bé lúc này đã được tái hấp thu vào trong, cuối cùng sẽ đến dạ dày và ruột. Tất cả những thứ này, kết hợp với các chất dịch mật và tế bào da chết tạo ra phân su, một chất đặc quánh và có màu xanh đen, trong lần thải ra đầu tiên của bé.
  • Tóc dài ra: Tóc bé đã ra 3cm, nhưng vẫn là tóc tơ. 
  • Tuần thai này nhịp tim bé đập nhanh hơn nhịp tim của mẹ. 
  • Não và phổi tiếp tục phát triển.  
  • Xương sọ của bé chưa khít lại, cho phép chúng chờm lên nhau một chút để có thể chui lọt qua ống sinh. 
  • Dây rốn dày và dài hơn: Dây rốn đã dài khoảng 50cm và dày tới 1,3cm. Ba mẹ nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ khi có nguy cơ dây rốn quấn cổ thai nhi.  
  • Các cơ quan đã hoàn thiện các chức năng báo hiệu rằng mẹ có thể yên tâm bé có thể chào đời bất cứ lúc nào vào thời điểm này. 
  • Cơ bắp tay và chân của em bé tuần 39 trở nên săn chắc hơn, móng chân và móng tay gần như hoàn thiện. Phần đầu của thai nhi đã lọt vào vùng xương chậu và sẵn sàng cùng mẹ vượt cạn. 
  • Vị trí của bé tụt sâu xuống tử cung, sẵn sàng ra bên ngoài. Vì vậy bé ít hoạt động hơn do bụng mẹ chật chội, hạn chế khả năng vận động của bé. 
  • Bạn có thể cảm thấy như thể đứa bé sắp bật ra khỏi bạn, đặc biệt là nếu bạn đã có con trước đó. Giá mà thực tế cũng đơn giản được như vậy. Em bé của bạn đã đủ ngày đủ tháng nhưng chưa thực sự sẵn sàng để chào đời.
  • Nếu được sinh ra trong tuần này, cơ thể bé đã phát triển hoàn chỉnh và rất sẵn sàng để hít thở, bú, tiêu hóa, loại thải, khóc, và biểu hiện những đòi hỏi cho các nhu cầu của mình.

>>Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi

Hình ảnh thai nhi 39 tuần tuổi

Hình ảnh thai nhi 39 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Thai nhi 39 tuần tuổi đã biết khóc chưa?

Có trường hợp mẹ bầu ở tháng cuối nghe được tiếng khóc của thai nhi, đặc biệt là vào ban đêm. Mặc dù khoa học vẫn chưa lý giải được hiện tượng trên, nhưng trên thực tế giai đoạn này tuyến lệ của bé chưa hề hoạt động và cũng sẽ không có giọt nước mắt nào rơi ra. Tất cả những gì bé có thể làm là lấy 2 tay dụi mắt tương tự như hành động khóc, và mẹ sẽ được nhìn thấy điều này qua video siêu âm. Vì vậy, mẹ không cần lo lắng bé đang khóc hoặc đang buồn tủi. 

>>Xem thêm: Lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ cần nhớ!

Da em bé trắng hơn ở tuần 39? 

Theo What To Expect, da trẻ sơ sinh có thể mang màu đỏ hồng, do những mạch máu dưới da được nhìn thấy qua lớp biểu bì mỏng manh. Nhưng trong tuần thai này, da của bé có thể chuyển từ màu hồng sang màu trắng, bất kể màu da thực sự của bé là màu như thế nào, vì tế bào sắc tố da chỉ xuất hiện sau khi sinh. Màu trắng của da bé lúc này là do lớp mỡ dưới da bé bắt đầu tích tụ dày hơn, làm cho má của bé trở nên tròn trịa và đáng yêu. Tuy nhiên, da thai nhi cũng có khả năng xanh xao hoặc tím tái vì hệ tuần hoàn chưa hoạt động mạnh mẽ, bé còn thiếu máu và oxy. Sau khi sinh, sắc tố da sẽ cộng hưởng với môi trường bên ngoài để hình thành nên màu da thật của bé, có thể sáng hoặc sẫm màu hơn. Những bé có da vàng vọt mức độ nhẹ là hiện tượng sinh lý bình thường, mức độ nặng và kéo dài là có nguy cơ bệnh lý. 

>>Xem thêm: Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Mẹ mang thai tuần 39 nên làm gì? Thời điểm này có được quan hệ không?

Nếu bạn thật sự muốn cố gắng để chuyển dạ tự nhiên, bạn có thể thử vài cách dưới đây. Mặc dù không thể bảo đảm chắc chắn là được, nhưng chúng cũng có thể giúp ích cho bạn.

  • Ăn một bữa món Thái với cà ri thật cay, hoặc cố gắng uống một ít dầu hải ly (dầu thầu dầu). Cả hai cách này đều nhằm làm cho ruột co thắt. 
  • Quan hệ tình dục cũng được cho là có ích, vì trong tinh dịch nam có chứa chất prostaglandin (hỗn hợp chất béo), có hoạt động tương tự như các kích thích tố nhân tạo có trong gel được sử dụng để giục sinh.
  • Nếu có đủ sức thì bạn nên đi bộ nhiều một chút. Đi sẽ giúp tăng áp lực từ đầu em bé lên cổ tử cung, như vậy sẽ giúp cổ tử cung dần mỏng đi và dễ giãn nở.
  • Thử kích thích đầu vú nếu bạn có thể chịu đựng được. Một số bà bầu thấy cách này rất hữu ích để giúp tử cung bắt đầu co thắt. Nếu bạn không muốn tự làm điều đó thì có thể nhờ ông xã giúp.
  • Không nên làm việc nặng trong tuần này. Sơn nhà, xây tường đá, hoặc bắt đầu sửa nhà – mọi thứ đều phải chờ vào lúc khác.

>>Xem thêm: Cách rặn thở khi sinh thường dễ dàng

Mẹ bầu nên đi bộ nhiều vào tháng cuối để tăng áp lực lên cổ tử cung giúp chúng mỏng đi và dễ giãn nở

Mẹ bầu nên đi bộ nhiều vào tháng cuối để tăng áp lực lên cổ tử cung giúp chúng mỏng đi và dễ giãn nở (Nguồn: Sưu tầm)

Một số lưu ý cho mẹ bầu ở tuần thai 39

Tuần thai 39 cũng là thời điểm đường ruột của mẹ bầu bị chèn ép nhiều. Tử cung giãn ra khiến bụng bầu của mẹ ngày càng nặng hơn. Ngoài ra, thai nhi 39 tuần đạp nhiều và di chuyển xuống gần khung xương chậu sẽ làm mức độ đau nhức tăng lên. Mẹ có thể sử dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như bấm huyệt, xoa bóp để thư giãn cơ thể lẫn tinh thần trong thời gian chờ đợi ngày con yêu chào đời. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của mẹ lẫn bé cần được theo dõi và kiểm tra cẩn thận. Mẹ bầu cần nắm rõ một số lưu ý sau để quá trình sinh nở được diễn ra thuận lợi:

  • Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ thật để đến bệnh viện kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
  • Phân biệt rỉ nước ối với rỉ dịch tiết âm đạo để xử lý kịp thời, đúng cách. Điều này giúp tránh sinh non, thai chết lưu.
  • Nếu xuất hiện hiện tượng chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần phải cấp cứu gấp để đảm bảo tính mạng của cả mẹ và bé.
  • Theo dõi lượng nước ối thường xuyên và liên tục.
  • Theo dõi cân nặng thai nhi trong 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của thai nhi cũng như lường trước những rủi ro có thể xảy ra khi sinh con.
  • Nhau tiền đạo, thai chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi đặc biệt, chặt chẽ và có chỉ định phù hợp.
  • Phân biệt giữa chuyển dạ giả, chuyển dạ thật và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.

>>Xem thêm: Dấu hiệu vỡ ối như thế nào? Vỡ ối bao lâu thì sinh?

Đừng quên chuẩn bị kỹ năng thở và rặn trong quá trình sinh nở, kỹ năng cho con bú cũng như đồ đi sinh cần thiết như tã, bỉm cho bé mẹ nhé. Bỉm Huggies cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu cùng hàm lượng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp mang đến trải nghiệm êm dịu, mềm mại cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu khả năng thấm hút cực nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo bề mặt khô thoáng và an toàn cho làn da của bé. 

Bên cạnh đó, thương hiệu tã, bỉm hàng đầu Huggies còn có dòng sản phẩm tã dán Huggies Tràm Trà Tự Nhiên ứng dụng công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé. Công nghệ bong bóng 3D giúp tã khóa ẩm và ngăn thấm ngược cùng màng đáy thoát ẩm 100% sẽ hạn chế tình trạng hăm tã. Mẹ có thể cân nhắc trong “hành trang” chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé. 

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade mang đến trải nghiệm êm mềm cho làn da trẻ sơ sinh

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade mang đến trải nghiệm êm mềm cho làn da trẻ sơ sinh (Nguồn: Huggies)

Các câu hỏi thường gặp

Thai 39 tuần có nên đi siêu âm?

Tuần thai 39, mẹ vẫn nên đi siêu âm để nắm được tình hình phát triển của thai nhi cũng như các chỉ số cơ bản cần thiết.

Dấu hiệu cạn ối tuần 39

  • Phần âm đạo xuất hiện nước ối bị rỉ
  • Các chỉ số đo nước ối giảm
  • Em bé đạp mạnh
  • Vòng bụng của mẹ bầu giảm hoặc không to thêm
  • Mẹ ít đi tiểu hơn

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi.Tiếp theo là Thai nhi tuần 40.

Để biết thêm thông tin, xin xem mục Thai kỳ hoặc Thai kỳ theo tuần.

Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ đừng ngại đặt câu hỏi qua Góc chuyên gia để được giải đáp miễn phí. Đồng thời đừng quên đăng kí thành viên để tham gia vào câu lạc bộ các mẹ Huggies® và chuẩn bị tã Huggies® trong túi dự sinh với các siêu phẩm nhà Huggies® để sẵn sàng chào đón thiên thần nhí nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-39.aspx

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/39-weeks-pregnant

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-39/