Thai nhi 27 tuần tuổi phát triển như thế nào
Tuần thứ 27 mẹ bầu đã bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ 3, thời điểm này mẹ nên thường xuyên đi khám thai đề biết được thai nhi 27 tuần tuổi phát triển như thế nào, có những dấu hiệu gì bất ổn hay không? 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu đã sắp về đích việc quan tâm và châm sóc cho bé cũng cần được chú ý nhiều hơn.
Thai nhi 27 tuần tuổi phát triển như thế nào
Thai nhi tuần thứ 27 có một số thay đổi rất đáng chú ý. Chiều dài của bé tính từ đầu đến gót chân khoảng 37cm và cân nặng cũng đã gần 1kg. Sự thay đổi nổi bật trong tuần này là mắt bé có thể nhìn thấy mờ mờ ánh sáng qua thành từ cung, mắt bé giờ đã có lông mi và có thể nhắm mở bất kỳ lúc nào để điều tiết,phản ứng với ánh sáng bên ngoài.
Mô não và lượng mỡ trong cơ thể bé là những thứ tăng lên rất nhanh trong tuần này, đây là bước chuẩn bị quan trọng cho cuộc sống bên ngoài mà chỉ 1 thời gian ngắn nữa bé sẽ được ra đời.Nhịp tim của bé cũng tăng lên rất nhiều nằm trong khoảng 120-160 nhịp/phút. Nếu áp tai vào bụng mẹ các bố có thể nghe thấy nhip tim của bé đấy.
Bé yêu đạp rất nhiều trong tuần thứ 27 cũng cho mẹ bầu thấy thai nhi 27 tuần tuổi phát triển như thế nào? Kích thước tử cung giãn nỡ để tạo không gian thoải mái cho bé, tuần 27 bé cũng chưa đủ lớn nên không gian trong tử cung vẫn còn rất rộng cho bé tha hồ quậy phá. Các chuyển động của bé bao gồm những cú đạp đá, xoay người huých mạnh….
Các giác quan của thai nhi cũng đang phát triển rất nhanh chuẩn bị cho giai đoạn bé ra đời, bé dần có thể cảm nhận được ánh sáng và âm thanh.
Hình ảnh thai nhi 27 tuần tuổi
Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao khi bước vào tuần 27
Bước qua 3 tháng cuối của thai kỳ cơ thể mẹ cũng xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như chuột rút, phù chân bụng căng cứng nặng nề hay táo bón. Tuy nhiên Đây là những triệu chứng hết sức binh thường mà hầu hết các mệ bầu để gặp phải không cần phải lo lắng. Chỉ cần biết một số mẹo nhỏ thì mẹ bầu có thể thoát khỏi những vấn đề này dễ dàng.
-
Giảm chuột rút: Tránh đứng hoặc ngồi 1 tư thế quá lâu, dành thời gian đi bộ mỗi ngày, mẹ bầu có thể ngâm mình trong nước ấm hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ và đừng quên là phải uống thật nhiều nước.
-
Giảm phù chân: để giảm phù chân trước hết mẹ bầu nên có một chế độ dinh đưỡng lành mạnh. Ăn nhiều trái cây, hoa quả, giảm ượng muối đường chất béo trong bữa ăn. Đảm bảo uống đủ nước trong ngày. Khi ngủ phải nằm nghiêng bên trái, tránh đứng hoặc ngồi 1 tư thế quá lâu. Tập thể dục thường xuyên và mang giày dép phải thoải mái không quá chật.
-
Giảm táo bón: Nếu mẹ bầu thường xuyên bị táo bón hãy bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ và bổ sung nhiều mangie. Một số thực phẩm rất tốt cần bổ sung khi mẹ bầu bị táo bón như dưa hấu, khoai lang, bí đỏ….
Thai nhi 26 tuần tuổi đạp nhiều
Do có rất nhiều triệu chứng khó chịu như trên nên trong tuần này mẹ bầu thường rất dễ bị mất ngủ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bên cạnh việc quan tâm thai nhi 27 tuần tuổi phát triển như thế nào thì các mẹ cũng nên tìm hiểu cách có thể khắc phục tình trạng này bằng nhiều cách như nằm nghiêng sang trái, đầu gối uốn cong, chân gác lên cao, tắm nước ấm, không ăn quá no, vận động thường xuyên…
Tất nhiên lúc này bụng mẹ đã khá to và gây rất nhiều khó khăn cho mẹ bầu khi trọng lượng của chiếc bụng lớn dồn xuống vùng xương chậu và vùng hông khiến mẹ cảm thấy đau lưng khủng khiếp. Mẹ nên massage và chườm nóng mỗi ngày để giảm thiểu tối đa tình trạng này.
Tâm trạng của mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ ngày càng bất thường, vui buồn lẫn lộn bởi lúc này mẹ vừa háo hức mong con chào đời vừa cảm thấy mệt mỏi với các triệu chứng khi mang thai. Mẹ bầu nên tự tìm cách thư giãn tạo cảm giác thoải mái cho mình tránh tình trạng căng thẳng quá mức rất dễ gây ra trầm cảm.
Mẹ bầu ngủ nên nằm nghiêng bên trái
Những việc mà mẹ bầu cần làm trong những tháng cuối thai kỳ
-
Bắt đầu từ thời điểm này, mẹ bắt buộc phải đi siêu âm thai 27 tuần tuổi 2 tuần/lần để theo dõi sự phát triển của thai nhi, kiểm tra sức khỏe của mẹ xem có đạt yêu cầu không để chuẩn bị cho quá trình sinh con.
-
Việc cung cấp dinh dưỡng là cần thiết nhưng hãy chú ý việc tăng cân trong mức chco phép nếu không sẽ dễ dẫn đến các bệnh tiểu đường hay tăng huyết áp.
-
Các lớp học tiền sản sẽ rất hữu ích cho mẹ bầu, tại đây mẹ bầu sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì để chăm sóc tốt nhất cho bé yêu trong bụng cũng như ngăn ngừa, xử lý được những sự khó chịu trong thời gian sắp sinh này.
Các mẹ cần quan tâm thai nhi 27 tuần tuổi phát triển như thế nào vì đây là những tuần quan trọng khi bé đang phát triển rất nhanh, các mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của bé để có những biện pháp cung cấp dinh dưỡng hoặc chế độ nghỉ ngơi và khám định kỳ một cách hợp lý.
Xem thêm thai nhi những vấn để cần biết về thai nhi tại: Kiến thức 40 tuần thai
Chia sẻ: