Thai nhi 26 tuần tuổi: Phát triển thai nhi và thay đổi ở mẹ | Huggies
Thai nhi 26 tuần là tuần thai cuối trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Mẹ sẽ chuẩn bị bước sang giai đoạn cuối cùng của quá trình mang thai. Mặc dù mẹ lúc này nhìn đã ra dáng của một bà bầu, mẹ vẫn có thể di chuyển một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Mặc dù vào cuối ngày các khớp gối và chân mẹ có thể bị phù lên một chút, đến sáng hôm sau là cơ thể các mẹ sẽ lại trở nên bình thường.
Thai nhi 26 tuần tuổi là thời điểm để các bà mẹ có thể tìm mua cho mình những bộ trang phục dành cho bà bầu phù hợp. Những bộ đồ kích cỡ lớn với vòng eo co dãn tốt, được may cắt một cách chuyên biệt đặc biệt là ở phần bụng là lựa chọn tốt cho mẹ.
Mục Lục
Mẹ bầu 26 tuần có còn bị ốm nghén không?
Nếu mẹ là một trong những phụ nữ không được may mắn lắm vì bị thai hành trong suốt thai kỳ, thì ở giai đoạn thai nhi 26 tuần tuổi này các mẹ sẽ cảm thấy nhẹ đi một chút. Tuy nhiên, mùi thức ăn và đôi khi những ý nghĩ của các món ăn mẹ không thích vẫn có thể làm mẹ cảm thấy buồn nôn.
Một số phụ nữ bắt đầu có biểu hiện khá phức tạp và trộn lẫn của triệu chứng buồn nôn và nôn mửa dữ dội, y học chuyên ngành gọi là chứng nôn nghén. Đôi khi mẹ cần phải được nhập viện và truyền nước biển nếu mẹ nôn ói quá nhiều và không thể giữ được lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tin vui là đây không phải là một biểu hiện thường thấy ở phụ nữ có thai, và y học thường có những cách điều trị khá hiệu quả nếu mẹ mắc phải những triệu chứng này.
Tham khảo: Thời kỳ thai nghén
Hãy sắm riêng một chiếc ghế êm ái ở tuần 26 của thai kỳ
Hãy nghĩ ngay đến việc mua một chiếc ghế thật thoải mái cho mẹ nếu như mẹ chưa có khi mang thai tuần 26. Mẹ sẽ cần phải ngồi nhiều hơn trong suốt những tháng còn lại và sau khi sinh, ví dụ như khi cho bé bú.
Mẹ nên tìm một chiếc ghế có phần gác tay thoải mái, phần nâng lưng khá tốt và chiếc ghế không thúc quá nhiều vào phần sau đầu gối của mẹ khi ngồi. Chiếc ghế nên có đồ gác chân nó sẽ rất hữu ích cho mẹ trong suốt giai đoạn còn lại của thai kỳ.
Tham khảo: Chăm sóc phụ nữ mang thai
Mẹ bầu 26 tuần cần chăm sóc bản thân đúng cách để thai nhi phát triển mạnh khoẻ
Tuần thai thứ 26 là tuần mà em bé phát triển khá nhanh. Mẹ sẽ cảm thấy cân nặng của mẹ gia tăng một cách bất ngờ. Vì vậy, mẹ cần phải có một nguồn cung cấp năng lượng bổ sung cho sự phát triển của bé từ thức ăn.
Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực dinh dưỡng tiền sinh sản. Phương án hiệu quả nhất vẫn là việc kiểm soát chặt chẽ về lượng cũng như về chất của những thức ăn hàng ngày mẹ ăn vào. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy một môi trường sống lành mạnh không thuốc lá, không rượu bia, ăn các thức ăn tự nhiên, lành mạnh như rau quả tươi, v.v… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé trong và sau khi sinh. Rõ ràng, cách mẹ chăm sóc bản thân ra sao trong thai kỳ ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của bé từ khi lọt lòng tới lúc trưởng thành.
Tham khảo: Dinh dưỡng trong thai kỳ
Những thay đổi về mặt thể chất của mẹ bầu 26 tuần
- Những dấu đỏ trên bụng có thể sẽ xuất hiện khi thai nhi 26 tuần tuổi. Xin đừng hoảng hốt nếu mẹ thấy chúng. Những dấu đỏ ấy là không-thể-tránh-khỏi. Mặc dù lúc đầu chúng hiện lên có màu đỏ và trông rất rõ ràng, trong vòng 1 năm chúng sẽ trắng nhạt đi và rất khó để có thể nhận biết được.
- Mẹ sẽ thấy khó khăn khi ngồi xổm và gập người xuống, và rõ ràng mẹ cũng không nên làm như vậy khi vào giai đoạn thai nhi tuần 26. Hãy tìm những cách khác hiệu quả hơn. Nếu mẹ còn đi làm, hãy sắp xếp chỗ làm việc của mình sao cho phù hợp nhất. Chiếc ghế làm việc trước bàn vi tính của mẹ cũng vì vậy mà cũng nên được điều chỉnh một ngày vài lần.
- Vú của mẹ cũng bắt đầu sản xuất sữa non, sau này sẽ trở thành sữa mẹ. Đây là một chất lỏng sánh, không màu và đôi khi có màu vàng, chứa rất nhiều kháng thể (các chất trong máu nhằm phát hiện và chống lại vi trùng, vi khuẩn). Đây là dấu hiệu tuyến vú của mẹ bắt đầu tiết sữa, chuẩn bị sẵn sàng để chăm sóc cho đứa con sắp sửa ra đời. Nếu mẹ đã từng cho con bú trước đó, sữa non có thể được tiết ra sớm hơn một chút.
Trạng thái tâm lý của mẹ bầu 26 tuần cũng sẽ có thay đổi
Cảm giác có thai, suy nghĩ về việc có thai sẽ làm cho mẹ không còn chú ý đến chuyện gì khác ngoài đứa con sắp chào đời.
Mọi người có thể thấy thích thú với cái bụng to của mẹ và tìm cách để chạm vào chúng. Có những người sẽ xin phép, cá biệt hơn có những người sẽ không làm thế mà cứ đụng bừa vào. Hãy nói rõ suy nghĩ và quan điểm của mình để tránh bực dọc và khó chịu, mẹ nhé.
Cho đến lúc này, tiếp tục đi làm, hay làm đến khi nào sẽ trở thành 1 vấn đề mà mẹ phải suy nghĩ. Nhiều phụ nữ chọn cách làm việc cho tới tuần thứ 34-36 rồi nghỉ, nhưng họ vẫn ước họ có thể nghỉ sớm hơn một chút. Mẹ nên hỏi bộ phận Quản Lý Nhân Sự của công ty mẹ để xem thử họ sẽ cho mẹ những sự lựa chọn như thế nào trong việc nghỉ sớm. Phải cân nhắc giữa vấn đề tài chính cũng như các thay đổi về tâm lý cũng như hình thể của mẹ khi xin được nghỉ sớm hay tiếp tục làm việc.
Tham khảo: Nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu