Thai 37 tuần nặng bao nhiêu? Những điều mẹ cần lưu ý ở giai đoạn này
Thai 37 tuần nặng bao nhiêu là điều không ít mẹ bầu quan tâm. Ở tuần thai này, em bé đã nặng 2,8-3,2kg. Đây là những tuần cuối cùng của thai kỳ. Lúc này điều mẹ cần làm là nghỉ ngơi và chuẩn bị cho sự chuyển dạ sinh em bé có thể đến bất cứ lúc nào.
Nội dung bài viết:
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng thai nhi
-
Thai 37 tuần nặng bao nhiêu?
-
Sự phát triển của thai nhi tuần 27
-
Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai này
Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng của thai nhi
Thai nhi sẽ có sự thay đổi đáng kể về cân nặng qua mỗi tuần của thai kỳ. Lúc này một số cơ quan, bộ phận trên cơ thể của bé được hoàn thiện dần. Từ tuần thứ 37 trở đi, cân nặng của thai nhi sẽ ảnh hưởng lớn đến trọng lượng của bé khi chào đời. Cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ.
Bạn có thể chưa biết:
Thai 37 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Thai nhi ở tuần thứ 37 thì chỉ còn khoảng 3 tuần nữa bé sẽ chào đời. Vì vậy, cân nặng của thai nhi là điều mẹ bầu quan tâm hàng đầu. Dựa trên bảng cân nặng thai nhi, cân nặng của thai nhi ở tuần 37 sẽ có chỉ số trung bình từ 2,8kg đến 3kg. Chiều dài của thai nhi đạt khoảng 48,6cm đến 50cm.
Lúc này bé đã có kích thước tương đương với một quả dưa gang. Cân nặng của bé sẽ tiếp tục tăng khoảng 100gr mỗi tuần. Ở tuần thứ 37 của thai kỳ, thai nhi đã có kích thước tương đối lớn. Đầu của thai nhi có chu vi tương đương với vòng ngực khi bé ra đời. Lúc này bé đã trở nên mũm mĩm hơn, bé cũng có các ngấn thịt ở khuỷu tay, cổ tay, đầu gối…
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 37
Bên cạnh việc quan tâm 37 tuần thai nặng bao nhiêu, mẹ cũng cần biết những bước phát triển đáng kể của bé ở tuần thai này như:
Thai nhi có thể quay đầu
Để chuẩn bị cho ngày chào đời, đầu của em bé có thể bắt đầu di chuyển vào vị trí trong xương chậu của mẹ và gây ra hiện tượng sa bụng. Nếu ở thời điểm này mà thai nhi vẫn chưa quay đầu, các bác sĩ sản khoa sẽ thông báo tình trạng và thảo luận với mẹ về các phương hướng để giải quyết vấn đề này.
Thai nhi đã có hệ miễn dịch gần như hoàn chỉnh
Hệ thống miễn dịch của em bé cũng đang phát triển và sẽ tiếp tục hoàn thiện cho đến sau khi bé được sinh ra. Để trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Phổi và não của bé gần hoàn chỉnh
Phổi của thai nhi dù đã phát triển nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh và còn cần thêm thời gian. Cụ thể là trong hai tuần tới, phổi và não của bé mới hoàn toàn trưởng thành. Do đó mặc dù đã sắp đến ngày sinh nhưng các bác sĩ sẽ không nhận định là bé đủ tháng cho đến tuần thứ 39 của thai kỳ.
Bạn có thể chưa biết:
Những thay đổi ở cơ thể mẹ trong thai kỳ tuần thứ 37
Khi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ, mẹ cũng phải chịu những sự thay đổi như:
Sưng ở một số vị trí trên cơ thể
Ở tuần thứ 37 của thai kỳ, mẹ sẽ bị sưng ở một vài chỗ trên cơ thể như mắt cá chân, lòng bàn tay, mặt… Tuy nhiên nếu mẹ bị sưng quá mức ở những vị trí nói trên hoặc tăng cân đột ngột, mẹ cần phải báo ngay cho bác sĩ.
Đồng thời, mẹ cần đi gặp bác sĩ nếu mẹ bị đau đầu nghiêm trọng hoặc liên tục, thay đổi thị lực hoặc bị mờ mắt, nhìn thấy đốm hoặc nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng hay mất thị lực tạm thời. Hoặc mẹ có triệu chứng đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và ói mửa. Đây là những dấu hiệu tiền sản giật.
Mẹ bị đầy hơi
Do lượng hormone progesterone trong cơ thể gia tăng, mẹ sẽ cảm thấy đầy hơi. Lúc này mẹ hãy chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và uống nhiều nước, tình trạng này sẽ được cải thiện.
Vết rạn da
Sự thay đổi của mẹ ở tuần thứ 37 có thể dễ dàng nhận thấy với một số vết sọc (rạn) mới trên bụng, hông, đùi, cánh tay. Nguyên nhân do làn da của mẹ bị căng quá mức khi mẹ tăng cân nhanh. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ nên uống nhiều nước và thoa dầu hoặc kem chống rạn da.
Khó ngủ
Rất nhiều phụ nữ mang thai khó ngủ trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai. Các hoạt động như yoga và thiền có thể giúp ích cho mẹ trong giai đoạn này.
Buồn nôn hoặc tiêu chảy
Sự phát triển của thai tuần 37 có thể chèn đường tiêu hóa của mẹ. Từ đó, mẹ dễ mệt mỏi, đồng thời cũng dễ cảm thấy buồn nôn hoặc tiêu chảy. Đây còn có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ sớm.
Kết
Thai nhi ở tuần thứ 37 đã gần như phát triển hoàn chỉnh. Vào thời điểm này chắc hẳn các mẹ cũng đã mua sắm gần như đầy đủ đồ dùng cho bé. Bên cạnh việc hồi hộp chờ đợi khoảnh khắc con yêu chào đời, mẹ đừng quên tiếp tục bổ sung thêm dinh dưỡng trong những tuần thai cuối cùng này. Việc luyện các bài tập thở khi chuyển dạ cũng rất cần thiết, mẹ đừng quên làm việc này mỗi ngày nhé. Cách tập luyện với bóng hoặc massage tầng sinh môn trong những ngày cận sinh có tác dụng tăng cường sức mạnh của cơ bụng, mang lại sự thư giãn và nhẹ nhàng trong quá trình chuyển dạ cũng là gợi ý không tồi.
Mẹ cũng nhớ thư giãn và nghỉ ngơi tối đa cả về thể chất lẫn tinh thần để tạo cơ hội tốt nhất cho bé sinh ra khỏe mạnh. Khi có các cơn gò, cần phân biệt đâu là cơn gò sinh lý và đâu là dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!