Thai 30 tuần: Sự phát triển tăng tốc trước khi chào đời – MarryBaby
Sự phát triển của thai nhi 30 tuần
1. Thai 30 tuần phát triển như thế nào? Thai 30 tuần nặng bao nhiêu?
Mẹ thắc mắc thai 30 tuần nặng bao nhiêu? Khi được 30 tuần, chiều cao của bé khoảng 40cm từ đỉnh đầu đến gót chân (chiều dài gót chân).
Tuần này, bé nặng khoảng 1,3kg – 1,5kg; cỡ bằng trái bí dâu lớn và đang chuẩn bị tăng tốc phát triển. Bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia. Tay, chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn hơn do chất béo cần thiết đang bắt đầu tích tụ dưới da.
Đến tuần thai 30, các hệ cơ quan chính của bé đều đã hình thành và đang trong quá trình phát triển. Bây giờ là lúc bé bắt đầu tăng cân rất nhanh để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
Bé có thể cũng ngọ nguậy nhiều, đạp và lộn nhào khiến mẹ khó ngủ. Hãy tự nhủ: tất cả những hoạt động này cho thấy con mẹ khỏe mạnh và lanh lợi.
♦ Bộ não của thai nhi 30 tuần tuổi ngày càng lớn
Bộ não của con cũng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng trong những ngày này. Trước đó, bề mặt của não rất nhẵn, nhưng bây giờ, não bộ của thai nhi đang hình thành những rãnh và vết lõm đặc trưng.
Những rãnh não nhằm giúp tăng lượng mô não – một sự thay đổi cần thiết khi bé chuẩn bị phát triển trí thông minh cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
♦ Nấc cụt
Con mẹ có thể đã bị nấc cụt trong một thời gian. Tuy nhiên, chúng đặc biệt phổ biến trong ba tháng cuối của thai kỳ. Những chuyển động nhịp nhàng nhỏ đó là sự co thắt của các cơ hô hấp.
Các nghiên cứu cho thấy ngay từ 10 tuần trước khi sinh, nấc cụt sẽ kích thích não bộ và có thể đóng một phần quan trọng trong sự phát triển của não.
♦ Lanugo (lông tơ) đang biến mất
Bây giờ, não của bé và các tế bào chất béo mới đang điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Trong khi đó, lớp lông tơ mềm mại bao phủ cơ thể bé bắt đầu biến mất. Mẹ có thể thấy một vài sợi lông còn sót lại trên lưng và vai của trẻ khi chào đời.
♦ Tủy xương thai nhi tuần 30 tuổi đang tạo ra các tế bào hồng cầu
Một sự thay đổi lớn khác khi thai 30 tuần là tủy xương của bé đã hoàn toàn đảm nhận việc sản xuất các tế bào hồng cầu.
Trước đó, các nhóm mô và lá lách đảm nhiệm việc này. Đây là một bước quan trọng đối với bé, có nghĩa là bé sẽ tự phát triển tốt hơn sau khi chào đời.
♦ Tỷ lệ sống sót bên ngoài bụng mẹ