Thai 29 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ bầu cần bổ sung gì?

Thai 29 tuần nặng bao nhiêu kg?

Bé trong tuần thai thứ 29 đã nặng khoảng 1,15 – 1,2kg

Bé trong tuần thai thứ 29 đã nặng khoảng 1,15 – 1,2kg

Thai 29 tuần nặng bao nhiêu kg? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), bé trong tuần thai thứ 29 đã nặng khoảng 1,15 – 1,2kg tương đương một bắp một quả cà tím lớn. Bé dài khoảng 38,6cm.

Hiện tại, đang có hơn 0,8 lít nước ối bao quanh bé, nhưng khối nước này sẽ giảm đi khi bé ngày một lớn lên và chiếm nhiều không gian hơn trong tử cung. Trong 11 tuần tới, bé có thể tăng gấp đôi, hay gấp 3 trọng lượng hiện giờ.

Ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 29 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 67 – 79mm, trung bình là 73mm.
  • Chiều dài xương đùi của thai (FL): 51 – 61mm, trung bình là 54mm.
  • Chu vi bụng của bé (AC): 233 – 272mm, trung bình là 252mm.
  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 259 – 291mm, trung bình là 275mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 1145g – 1613g, trung bình là 1379g.

Thai 29 tuần phát triển như thế nào?

Em bé đang tích tụ nhiều mỡ và sẽ ít nếp nhăn hơn

Mẹ thắc mắc thai 29 tuần phát triển như thế nào? Khi chất béo tích tụ nhiều hơn dưới bề mặt da, làn da nhăn nheo của bé sẽ ngày càng mịn màng hơn. Mỡ trắng khác với mỡ nâu mà thai nhi tích lũy trước đó. Mỡ nâu cần thiết để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể; trong khi mỡ trắng đóng vai trò như một nguồn năng lượng.

Thị lực của bé đang dần phát triển

Thị lực của bé tiếp tục phát triển dần. Ngay cả sau khi được sinh ra, bé vẫn sẽ ngủ nhiều trong ngày. Khi mở mắt, bé sẽ phản ứng lại với sự thay đổi của ánh sáng, nhưng chỉ đạt được 1/20 thị lực – có nghĩa bé chỉ có thể thấy những thứ cách mặt mình khoảng 10cm mà thôi.

Thai 29 tuần đã quay đầu chưa?

Do ở tuổi thai này, kích thước của em bé so với lượng nước ối hay khoang chứa còn nhỏ nên em bé vẫn sẽ xoay trở mình liên tục và chưa cố định ngôi. Việc bé đã quay đầu hay chưa ở tuổi thai này không có nhiều giá trị, quay đầu sớm không sao mà chưa quay đầu cũng không sao.

Nếu đến tuần thai thứ 36, thai nhi vẫn chưa có dấu hiệu quay đầu thì mẹ mới cần phải lưu tâm. Đây là thời điểm vị trí của thai nhi quyết định ngôi thai khi thai nhi chào đời.

Mẹ có thể tới bệnh viện thăm khám, siêu âm để xác định ngôi thai, tư thế nằm của thai nhi. Đây là cách nhận biết chính xác nhất thai 29 tuần đã quay đầu chưa.

Thai nhi 29 tuần nằm như thế nào?

Thông thường, thai nhi 29 tuần tuổi sẽ nằm dọc theo bụng mẹ bầu và có thể quay đầu về phía mẹ hoặc quay đầu hướng xuống dưới. Đây là giai đoạn não bộ của bé phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, ở tuần thứ 29, mí mắt của thai nhi đã hoàn toàn hoàn thiện và em bé có thể nhắm, mở mắt. Vậy mẹ đã biết thai nhi 29 tuần nằm như thế nào rồi đó!

Thai 29 tuần tuổi biết làm gì?

  • Bé sẽ nấc cụt nhiều hơn: Đứa trẻ của mẹ đang tiếp tục nấc cụt. Chúng tạo cảm giác như những cú chạm nhẹ nhàng, nhịp nhàng đối với mẹ; và cũng không gây khó chịu cho em bé.
  • Bé sẽ bắt đầu mỉm cười: Em bé của mẹ có thể bắt đầu mỉm cười trong tuần này, đặc biệt là khi đang ngủ.

Đếm số cử động của thai nhi

Bên cạnh đó, để trả lời cho câu hỏi thai 29 tuần phát triển như thế nào, mẹ cần biết về không gian sống của bé. Vì không gian trong khu sinh hoạt của bé hiện đã chật chội, mẹ sẽ cảm nhận dễ dàng hơn các cú đạp hay huých khuỷu tay vào thành bụng. Mẹ sẽ cảm nhân con đạp nhiều, năng động hơn vì thai nhi đã lớn hơn, mạnh hơn và phản ứng với tất cả các loại kích thích – chuyển động, âm thanh, ánh sáng cũng như thực phẩm mẹ ăn.

Thai 29 tuần mẹ nên bổ sung dưỡng chất gì để con phát triển? 

Bước sang tam nguyệt cá thứ 3, cả mẹ và bé yêu đều tăng nhanh về cân nặng. Vì thế mẹ phải bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt và canxi. 

Thực phẩm giàu canxi 

Mẹ phải bổ sung các thực phẩm giàu hàm lượng canxi để tránh tình trạng thiếu hụt canxi

Mẹ phải bổ sung các thực phẩm giàu hàm lượng canxi để tránh tình trạng thiếu hụt canxi

Thai 29 tuần tuổi đang trong thời kỳ phát triển mạnh, vì thế mẹ phải bổ sung các thực phẩm giàu hàm lượng canxi như: Các loại sữa, phô mai, đậu trắng, bột ngũ cốc, các loại rau có màu xanh sẫm, yến mạch…  

Mẹ hãy uống sữa bầu đều đặn và lựa chọn loại sữa bầu thích hợp, không gây nóng trong táo bón. Mẹ cũng không nhất thiết phải uống sữa công thức nếu không hợp, mẹ có thể uống các loại sữa tươi tiệt trùng và sữa đậu nành, yến mạch vẫn cung cấp đủ nguồn canxi cho cơ thể. 

Nếu mẹ bầu thiếu hụt nhiều canxi, các thực phẩm chưa đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết thì có thể uống thêm viên canxi do bác sĩ kê đơn

Thực phẩm giàu sắt 

Chất sắt rất cần thiết, quan trọng với bà bầu trong 3 tháng cuối. Thiếu sắt sẽ dẫn đến hiện tượng chóng mặt, tụt huyết áp và ngất. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ, tránh hiện tượng thiếu máu ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Các thực phẩm giàu chất sắt mẹ bầu nên bổ sung như: Thịt nạc, thịt bò, bí ngô, yến mạch, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt… Ngoài ra mẹ bầu nên uống thêm các loại thuốc sắt để đảm bảo chất sắt cơ thể cần thiết. 

Thực phẩm giàu DHA 

Thai 29 tuần tuổi đang phát triển các tế bào não và hệ thần kinh của bé yêu đang phát triển, vì thế DHA có chức năng hỗ trợ thúc đẩy quá trình phát triển não bộ của thai nhi tốt hơn. Ngoài ra, DHA còn làm tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch của bé tốt hơn. 

Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu DHA như: Cá hồi, cá thu, sữa, các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều… 

Thực phẩm giàu chất đạm

3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm hơn. Khi thai 29 tuần tuổi phát triển nhanh về cân nặng, đòi hỏi mẹ luôn phải bổ sung đầy đủ hàm lượng protein cơ thể cần thiết. 

Mẹ bầu có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm sau: Trứng, cá hồi, đu đủ chín, ngô, chuối, bông cải xanh, măng cụt… 

Thực phẩm giàu vitamin C

Khi thai 29 tuần, da mẹ xuất hiện những vết rạn, nám da, khô da… việc mẹ bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C rất tốt và giúp giảm các triệu chứng ở 3 tháng cuối như chuột rút, đau lưng, sạm da và giúp bé yêu phát triển tốt, khỏe mạnh. 

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé

Mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm và nước uống giàu vitamin C như: Ổi, dâu tây, cam, bưởi, việt quất, bơ… các loại nước ép như: Nước ép cam, bưởi, táo…

Thực phẩm giàu axit folic 

Axit folic rất cần thiết cho mẹ và thai nhi, nó giúp thai nhi phát triển tốt, khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho bé yêu.  

Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu hàm lượng axit folic như: Khoai tây, lòng đỏ trứng gà, sữa, măng tây, quả bơ,…

Thai 29 tuần mẹ nên làm gì?

Khám thai định kì theo lịch hẹn của bác sĩ

Khám thai định kì theo lịch hẹn của bác sĩ

Bắt đầu sang tháng thứ 7 của thai kỳ, mẹ phải chuẩn bị tâm lý và nên làm những việc sau đây để theo dõi sự phát triển của con yêu cũng như giúp mẹ khỏe, con phát triển tốt nhất, không gặp các vấn đề về bệnh lý trong 3 tháng còn lại của thai kỳ. 

  • Mẹ đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện thai 29 tuần đã quay đầu chưa, nặng bao nhiêu. 
  • Tìm hiểu về các chỉ số phát triển của thai nhi để so sánh bé yêu có phát triển theo tiêu chuẩn hay không. 
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, sắt và viên uống sắt, canxi. 
  • Tham gia các lớp tập yoga, đi bộ mỗi ngày.
  • Tham gia các khóa, lớp học tiền sản. 
  • Mẹ nên sử dụng các loại kem rạn da có thành phần tự nhiên, tốt nhất mẹ nên sử dụng dầu dừa để làm đẹp. 
  • Chuẩn bị đồ đi sinh. 
  • Tìm hiểu và đặt tên cho con yêu.  

Sau khi theo dõi các chỉ số thai nhi 29 tuần tuổi trên đây, chắc hẳn các mẹ bầu đã biết được ở thời điểm này bé nặng bao nhiêu kg và phát triển như thế nào rồi đúng không, đồng thời có cách chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày. Mong rằng những chia sẻ của bài viết sẽ mang đến cho các mẹ phần nào những kiến thức thai kỳ hữu ích và hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.