Thai 26 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ bầu cần bổ sung gì?

Thai nhi 26 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

 Thai nhi 26 tuần nặng 960g Thai nhi 26 tuần nặng 960g 

Thai nhi 26 tuần là đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Thai lúc này nặng 960g là bình thường. Chiều dài khoảng 35,1cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Thai ở tuần 26 đã phát triển rất đầy đủ từ cơ thể, các bộ phận, não bộ.

Thai 26 tuần phát triển như thế nào?

Não phát triển

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Thai nhi 26 tuần tuổi có nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực.

Giấc ngủ

Thai nhi 26 tuần đã ngủ và thức đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí mút ngón tay.

Phổi hoạt động

Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành nhưng nếu trong trường hợp bé được sinh ra ở tuần thai thứ 26; phổi vẫn có khả năng hoạt động với sự trợ giúp đặc biệt của y tế.

Khi của thai nhi 26 tuần, phổi của bé đang phát triển các mạch máu; các tế bào tiết surfactant trong giai đoạn bà bầu 6 tháng này. Do chưa phát triển hoàn thiện nên những bé sinh non ở tuần thai này thường mắc phải các vấn đề hô hấp.

Để ý các chuyển động nhỏ nhịp nhàng rất thường xảy ra lúc này, mẹ sẽ thấy giống như bé bị nấc cụt. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút và không hại gì cho bé nên mẹ chỉ cần thư giãn và tận hưởng cảm giác nhột nhột này.

Mạch máu và hệ tuần hoàn đã đủ chức năng

Tim của thai nhi 26 tuần đã bơm máu, mạch máu đã phát triển và thực hiện vai trò của mình.

Dây rốn dày

Dây rốn dày và khỏe hơn để cung cấp cho bé nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.

Nhau thai và dây rốn sẽ khỏe mạnh khi mẹ bổ sung đầy đủ chất sắt. Nguồn dinh dưỡng này có trong nhiều rau xanh như rau chân vịt, bông cải xanh, dưa chuột, thịt nạc…

Những chuyển động nhẹ

Ở thời kỳ này, hệ thần kinh của bé phát triển hơn.Ở thời kỳ này, hệ thần kinh của bé phát triển hơn.

Thai nhi tuần thứ 26 sẽ thực hành những chuyển động sau khi sinh, cụ thể như đạp vào bụng mẹ như một cách thức luyện tập kỹ năng… đi bộ.

Ở thời kỳ này, hệ thần kinh của bé phát triển hơn. Nhờ vậy, thai nhi thực hiện được nhiều chuyển động phối hợp, có những chuyển động mạnh hơn… và đôi khi còn gây đau đớn cho mẹ.

Để giảm đau trong những lần bị thai nhi 26 tuần “tấn công” như thế, mẹ thử thay đổi tư thế hoặc thực hiện một số động tác duỗi tay hoặc chân.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 26 tuần

Đau lưng, chuột rút bắp chân

Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc. Và khi cơ thể đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ có thể bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Nguyên nhân do tử cung của mẹ lớn và nặng thêm, gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới đưa máu từ chân trở lại tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân.

Tình trạng chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiếp diễn. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm nhưng cũng có thể xảy ra trong ngày. Khi bị chuột rút, duỗi căng cơ bắp chân sẽ giúp mẹ giảm đau phần nào. Duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng có hiệu quả.

Ngoài các biện pháp cải thiện như trên, khi gặp phải tình trạng chuột rút bắp chân mẹ bầu cũng cần phải xem lại việc bổ sung canxi trong thai kì của mình như nào; hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng canxi bổ sung cũng như cách uống đúng nhé.

Rốn nhô ra

Tử cung phình ra đủ để đẩy bụng của mẹ bầu về phía trước, làm cho rốn của mẹ nhô ra.Tử cung phình ra đủ để đẩy bụng của mẹ bầu về phía trước, làm cho rốn của mẹ nhô ra.

Khi mang thai 26 tuần, mẹ đã đi được 2/3 chặng đường của thai kỳ và tử cung của mẹ cao hơn rốn khoảng 1 cm. Tử cung phình ra đủ để đẩy bụng của mẹ bầu về phía trước, làm cho rốn của mẹ nhô ra. Tuy nhiên, nó sẽ trở lại vị trí ban đầu sau khi sinh.

Mất ngủ

Chứng ợ nóng và chuột rút ở chân, đi tiểu thường xuyên khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng với những bài tập an toàn dành cho bà bầu. Đồng thời, mẹ cũng không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

Lời khuyên của bác sĩ khi thai nhi 26 tuần

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần thứ 26

Lựa chọn cho mẹ khi muốn bổ sung vitamin C: Ngoài nước cam, mẹ bầu 26 tuần cũng có thể lựa chọn trái cây tươi hoặc các món salad rau củ. Ớt chuông cũng là một lựa chọn tốt vì chứa gần gấp đôi lượng vitamin C có trong cam.

Đối phó với tình trạng đau xương sườn

Tập yoga giúp mẹ bầu đối phó với tình trạng đau xương sườnTập yoga giúp mẹ bầu đối phó với tình trạng đau xương sườn

Đau xương sườn khi mang thai khiến mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu. Để giảm bớt, mẹ hãy:

  • Chuyển sang một vị trí giúp mẹ thấy thoải mái hơn.
  • Tập yoga khi mang thai để có sức khỏe tốt hơn.
  • Nhẹ nhàng ấn vào bụng để thai nhi di chuyển.
  • Chọn áo ngực thoải mái, dễ chịu.
  • Đeo băng hỗ trợ bụng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý. Tránh tăng cân quá nhiều.
  • Dùng thêm gối hỗ trợ khi mẹ ngồi hoặc nằm để thoải mái hơn.
  • Hỏi bác sĩ về liệu pháp châm cứu hoặc trị liệu thần kinh cột sống.
  • Hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau an toàn, nếu cần thiết.

Lời khuyên cho cha

 Tình yêu, sự quan tâm và chăm sóc của chồng là rất cần thiết trong giai đoạn nàyTình yêu, sự quan tâm và chăm sóc của chồng là rất cần thiết trong giai đoạn này

Vợ của bạn có thể gặp khó khăn trong việc xoay xở với những thay đổi trên cơ thể cô ấy. Tình yêu, sự quan tâm và chăm sóc của bạn có thể giúp cho người bạn đời của mình giải quyết những thay đổi này tích cực hơn. 

Trên đây là các chia sẻ cụ thể về vấn đề cân nặng của thai nhi tuần 26. Mong rằng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc thai kì của mình một cách tốt nhất.