Thai 25 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ bầu cần bổ sung gì?

Thai 25 tuần nặng bao nhiêu?

Giai đoạn này, cơ thể bé tiếp tục tích mỡ. Lúc này bé nặng khoảng 0,68kg và dài 35,54cm từ đầu đến gót chân. Con yêu đạt kích cỡ như một quả dưa lưới. Nếu là bé trai, trong khoảng 2-3 ngày tinh hoàn của bé di chuyển dần vào bìu

Thai 25 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg? 

Thai 25 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm vì vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé mà còn ảnh hưởng cả tới ngoại hình của mẹ nữa. Đến tuần thứ 25 này, mẹ có thể tăng khoảng 6 cân, 6 cân rưỡi hoặc 7 cân. Dĩ nhiên đây chỉ là con số mang tính chất tương đối vì cơ địa mỗi mẹ mỗi khác.  

Thai 25 tuần phát triển như thế nào?

Bé có thể nghe thấy giọng nói của ba mẹ ở tuần thứ 25 của thai kỳ

Bé có thể nghe thấy giọng nói của ba mẹ ở tuần thứ 25 của thai kỳ

Ở tuần thứ 25 của thai kỳ, mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn. Bé có thể nghe thấy giọng nói của ba mẹ. Bé cũng có thể phản ứng với giọng nói của ba mẹ bằng cách cử động hoặc thay đổi tư thế. Và mí mắt của bé có thể mở ra trong tuần này.

Bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, việc này cần thiết cho sự phát triển của phổi. Những động tác này cũng chuẩn bị cho lúc bé chào đời và hít thở không khí ở bên ngoài bụng mẹ. Bé cũng nghịch ngợm và hay đá chân tay hơn. Khi nào đá là bé đang thức, còn không đá nghĩa là đang ngủ.

Tuy nhiên, nếu ba mẹ quan sát thấy trong một khoảng thời gian dài mà con không cử động. Ba mẹ có thể kiểm tra bằng cách uống một ít nước đá hoặc bật nhạc sôi động để đánh thức bé.

Các thay đổi quan trọng mẹ cần nhớ trong giai đoạn này gồm:

  • Tóc trên đầu bé ngày càng nhiều. Lanugo (lớp lông mềm, mịn bao phủ cơ thể thai nhi) đã mọc nhiều.
  • Gan của thai nhi đã tạo ra các tế bào má, xuất hiện từ tuần 11-24 của thai. Tủy xương cũng tham gia vào quá trình tạo máu của thai nhi từ tuần thứ 8-16.. Sau tuần thứ 24, tủy xương trở thành nơi sản xuất tế bào máu chính trong cơ thể bé.
  • Khứu giác hiện đang hoạt động. Con yêu bây giờ có thể ngửi thấy mùi và hương thơm trong nước ối.
  • Có bốn giai đoạn phát triển phổi của thai nhi. Tuần này, giai đoạn thứ hai (giai đoạn ống tủy) đã hoàn tất. Các nhánh của phổi, các lối đi nhỏ và các mao mạch (là những mạch máu nhỏ nhất) đã hình thành. Vẫn còn hai giai đoạn phát triển nữa cần hoàn thiện.

Sự thay đổi của mẹ khi thai nhi 25 tuần tuổi

Sự thay đổi cơ thể

Vào tuần thai thứ 25, mẹ sẽ tiếp tục tăng cân nhanh. Bụng bầu của mẹ có thể căng tròn như một quả bóng. Và dưới đây là một số triệu chứng thường gặp: 

  • Ngứa hậu môn: Có thể mẹ sẽ cảm thấy hơi ngứa hậu môn. Điều này xảy ra do tử cung ngày một lớn hơn và đẩy ép vào khu vực này, tăng lưu lượng máu đến đây. Trĩ: Vòng bụng của mẹ tăng lên tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu, gây trĩ. Đây cũng là hệ quả của chứng táo bón và sẽ khỏi hẳn sau khi sinh. 
  • Ợ nóng và khó tiêu: Hệ tiêu hóa của mẹ chịu áp lực bởi thai nhi đang lớn nhanh, đẩy axit trong dạ dày lên thực quản gây chứng ợ nóng cho mẹ bầu 
  • Đầy hơi: Quá trình tiêu hoá của mẹ chậm lại do ảnh hưởng của hoóc-môn thai kỳ, khiến khí ga tích tụ gây đầy hơi. 
  • Tóc dày hơn: Những thay đổi nội tiết trong thai kỳ ức chế sự rụng tóc như bình thường, khiến tóc ở giai đoạn “nghỉ ngơi” lâu hơn. Việc sử dụng các loại viên uống bổ sung cho bà bầu cũng có thể khiến tóc dày hơn. 
  • Hội chứng chân không yên: Hội chứng chân không yên khiến chân mẹ có cảm giác châm chích như kiến bò. Điều này thường xuất hiện ở cánh tay, đùi hoặc bàn tay khi mẹ nghỉ ngơi hoặc ngủ. Nguyên nhân của hội chứng chân không yên có thể do thay đổi nội tiết, thiếu hụt sắt và folate. Triệu chứng này sẽ tự khỏi sau khoảng 4 tuần sau sinh. Mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tắm nước ấm trước khi ngủ, bổ sung sắt, folate, vitamin B12… 
  • Hội chứng ống cổ tay: Có thể mẹ sẽ phải chịu đựng hội chứng ống cổ tay trong tuần này. Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay là tê tay hoặc cảm giác châm chích trong chốc lát. Các triệu chứng này thường ở mức nhẹ và không cần lo lắng, cũng không cần áp dụng điều trị trong hầu hết các trường hợp.   
  • Khó thở: Ở tuần thai thứ 25, mẹ bầu có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít vào. Khi bạn nói chuyện điện thoại, leo cầu thang hay đi đoạn đường dốc, đi quá nhanh, hơi thở có thể trở nên gấp gáp. Do đó hãy để ý tư thế của mình và tránh trũng người xuống. 
  • Ngứa bụng: Mẹ có thể sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò quanh bụng vào giai đoạn thai 25 tuần tuổi. Lý do là những vết rạn đã trở nên trầm trọng hơn, những sợi collagen ở lớp giữa của da đang duỗi ra. Mẹ có thể làm dịu cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm, tránh tắm nước quá nóng hoặc dùng các loại xà bông tắm làm khô da.   
  • Mất ngủ: Mẹ có thể sẽ bị mất ngủ khi mang thai tuần thứ 25. Nguyên nhân là do phải đi tiểu đêm nhiều lần. Mẹ có thể uống một cốc sữa ấm, nghe nhạc hoặc đọc sách trước khi ngủ. Hãy tạo không khí trong lành sạch sẽ nơi phòng ngủ và dùng một chiếc gối bầu để chìm vào giấc ngủ dễ hơn

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Nếu mẹ bị sưng mặt; sưng quanh mắt. Đồng thời bàn tay, bàn chân và mắt cá chân cũng sưng đột ngột quá mức hoặc tăng cân nhanh chóng; hơn 2kg trong một tuần, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay.
  • Đến bệnh viện ngay nếu mẹ bị tiền sản giật nghiêm trọng hơn với các triệu chứng khác như: đau đầu nặng hoặc kéo dài; thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc nhìn một hóa hai; nhìn thấy các đốm sáng; nhạy cảm với ánh sáng; hoặc mất thị lực tạm thời; đau hoặc sưng dữ dội ở vùng bụng trên; hoặc nôn mửa.
  • Hãy chú ý đến những thay đổi về thị lực hoặc sức khỏe của mắt. Mang thai có thể ảnh hưởng tạm thời đến mắt gây mờ mắt và khô mắt. Những thay đổi về thị lực cũng có thể báo hiệu các biến chứng như tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ.
  • Nếu gần đây phần lưng dưới của mẹ hơi đau nhức. Đó là do sự phát triển của thai nhi làm tử cung ngày càng lớn; làm thay đổi trọng tâm cơ thể; kéo giãn và làm suy yếu cơ bụng. Điều này có thể chèn ép lên dây thần kinh cộng thêm nội tiết tố thay đổi làm nới lỏng các khớp xương và dây chằng. Thêm vào đó, trọng lượng tăng thêm khiến các cơ bắp làm việc nhiều hơn và áp lực lên các khớp xương tăng; khiến mẹ thấy tệ hơn vào cuối ngày.
  • Cần thả lỏng thường xuyên, không ngồi và đứng trong thời gian dài. Mẹ bầu nên nằm ngủ nghiêng với một chiếc gối đệm giữa hai chân và một chiếc gối khác đỡ vùng bụng. Có thể tắm nước ấm hoặc chườm nóng/lạnh để giảm đau. Để thư giãn và giảm đau nhức bàn chân, mẹ hãy thử ngâm chân trong một chậu đầy nước ấm với vài giọt dầu thơm.

Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu mang thai 25 tuần 

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Tiếp tục chế độ ăn giàu chất xơ, ăn nhiều rau và trái cây, hạt, ăn các loại cá ít thuỷ ngân và thịt nạc. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Hãy bắt đầu bằng những môn tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga… Tránh các môn thể thao đối kháng. Không tập luyện khi mẹ thấy quá mệt, khó thở hoặc chóng mặt. 
  • Uống nhiều nước: Hãy chắc chắn cơ thể mẹ được cung cấp đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để tránh táo bón, đầy hơi và trĩ mẹ nhé. 

Dưỡng ẩm hàng ngày có thể giúp mẹ hạn chế các vấn đề rạn da trong khoảng tuần thứ 25 của thai kỳ Dưỡng ẩm hàng ngày có thể giúp mẹ hạn chế các vấn đề rạn da trong khoảng tuần thứ 25 của thai kỳ

  • Dưỡng ẩm: Mẹ có thể bị các vết rạn trên bụng và ngực trong khoảng tuần thứ 25 của thai kỳ, thậm chí có thể bị nổi ban ngứa. Dưỡng ẩm hàng ngày có thể giúp mẹ hạn chế các vấn đề này. Xét nghiệm đường huyết: Mang thai tuần 25, mẹ bầu nên làm xét nghiệm đường huyết. Đây là một xét nghiệm cần thiết trước khi sinh. VIệc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi to bất thường, làm cho việc sinh đẻ khó khăn hơn nhiều, nguy cơ sinh mổ cao kèm theo nhiều biến chứng khó lường khác. Trong trường hợp bị tiểu đường thai kỳ, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn và làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Bài viết này đã chia sẻ tới các bạn vấn đề thai 25 tuần nặng bao nhiêu kg và những điều bố mẹ cần chú ý. Hi vọng những thông tin mà mình cung cấp sẽ giúp ích cho các mẹ, chúc các mẹ “vượt cạn” thành công để chào đón bé yêu chào đời.