Thai 22 tuần nặng bao nhiêu cân là tốt?
Bố mẹ nào mang thai cũng đều muốn biết sự phát triển của con trong từng giai đoạn thai kỳ như thế nào. Vậy thai 22 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ bầu 22 tuần nên chú ý những điều gì?
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thai nhi ở tuần thứ 22 chính là thời điểm bé đang phát triển mạnh mẽ nhất, do đó cơ thể người mẹ cũng có những sự thay đổi rõ rệt như đi lại khó khăn, nặng nề hơn và bắt đầu xuất hiện những vết rạn da. Về vấn đều chỉ số sức khỏe thai 22 tuần nặng bao nhiêu thì cùng tùy thuộc vào cơ thể mẹ và chế độ dinh dưỡng hay vận động của mẹ. Tuy nhiên, có những thông số chung trong các giai đoạn phát triển mà các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra để theo dõi sức khỏe của bé. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Thai nhi 22 tuần tuổi.
Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi
Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi đã phát triển hơn trước rất nhiều, đặc biệt là tất cả các cơ qu an của cơ thể trẻ đã hình thành và phát triển đầy đủ.
Nhiều bố mẹ quan tâm rằng rằng thai 22 tuần nặng bao nhiêu cân thì câu trả lời là tuần này nếu tính từ đỉnh đầu đến gót chân thai nhi dài khoảng từ 27-30cm và nặng khoảng từ 360-500 gram. Kích thước này tương đương với một quả đu đủ nhỏ. Đây là giai đoạn này thai nhi bắt đầu phát triển một cách mạnh mẽ.
Bé 22 tuần tuổi khi siêu âm.
Làn da của bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ dày giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể. Da có nhiều nếp nhăn chưa căng phồng do bé chưa lên cân quá nhiều.
Mí mắt, lông mày của bé đang trong quá trình hoàn thiện. Đôi mắt đã có hình dáng nhưng con người vẫn thiếu sắc tố.
Các đốt sống liên kết cùng nhau tạo thành cột sống để bảo vệ tủy sống. Lá lách và các mạch máu ở phổi cũng đang tiếp tục phát triển để bé thở dễ dàng hơn. Trong khi đó các tế bào máu mang ôxy đến các cơ quan trong cơ thể của thai nhi.
Từ tuần 20-22 các cử động của thai trở nên rõ ràng và có chủ đích do các dây thần kinh liên kết với nhau thành một khối hoàn chỉnh, điều này cho thấy các tế bào thần kinh của thai nhi đang phát triển rất tốt.
Mẹ bầu có thể dễ dàng cảm nhận hoặc nhìn thấy rõ những chuyển động của con yêu dưới lớp da bụng của mình. Bé có thể uốn mình, đạp, quẫy khiến mẹ thích thú nhưng đôi khi thấy đau bụng.
Nếu bạn cho rằng, con còn bé chưa thể nghe được những âm thanh của cuộc sống bên ngoài thì bạn đã nhầm. 22 tuần tuổi các giác quan cảm nhận sự di chuyển của bé đã phát triển đầy đủ, bé có thể cảm nhận được những chuyển động của mẹ cũng như nhạy cảm với các âm thanh bên ngoài như giọng nói của bố mẹ, tiếng xe cộ, tiếng tivi… Do vậy, đây chính là thời điểm thích hợp để bố mẹ cùng trò chuyện với con yêu nhiều hơn. Mẹ cũng có thể đọc truyện, cho bé nghe nhạc và học cách thích ứng dần với những âm thanh từ bên ngoài.
Sự phát triển của bé theo từng ngày trong tuần thứ 22:
Ngày thứ 148: Bé đã ra dáng một em bé sơ sinh rồi đây, ngoại trừ làn da vẫn còn hơi trong suốt và mong manh.
- Mẹ cần làm cho bé: Cũng khá bình thường nếu dịch tiết âm đạo thải ra quá nhiều trong suốt thai kỳ, tuy nhiên sẽ là bất bình thường nếu màu sắc của nó chuyển sang vàng, xanh hoặc màu phô mai, có mùi lạ. Đó là dấu hiệu của các chứng viêm nhiễm âm đạo hoặc cổ tử cung, hãy tham vấn bác sĩ để được chữa trị, tránh nguy cơ lây cho bé.
Ngày thứ 149: Miệng bé giờ đã đầy đủ phần lợi và mầm răng nhú ra.
- Mẹ làm cho bé: Có lẽ là quá sớm để mua bàn chải răng cho bé nhưng bạn cũng cần chuẩn bị dụng cụ làm sạch miệng cho bé từ bây giờ.
Ngày thứ 150: Lớp lông tơ bao phủ toàn bộ cơ thể bé bây giờ đã chuyển sang màu nâu xám.
Mẹ làm cho bé: Bắt đầu nghĩ đến việc thiết kế một chỗ ngủ cho bé khi bé rời bệnh viện. Một số bố mẹ cho bé ngủ chung và một số bố mẹ cho bé ngủ riêng. Nếu cho bé bú sữa mẹ thì thời gian đầu nên cho bé ngủ chung hoặc nằm trên một chiếc nôi ngay cạnh giường bố mẹ.
Ngày thứ 151: Xương tai trong của bé đã hoàn thiện và bé có thể nghe được hầu hết mọi âm thanh.
- Mẹ làm cho bé: Để tăng cường tư duy cho bé, bạn nên cho bé nghe nhạc giao hưởng từ lúc còn trong bụng mẹ, nó có thể hơi mang tính hàn lâm nhưng sẽ có tác dụng thư giãn cho cả bạn và bé.
Ngày thứ 152: Mắt bé bây giờ phát triển khá tốt, tuy nhiên mống mắt (tròng) thì vẫn chưa có màu sắc rõ ràng.
- Mẹ làm cho bé: Bạn nên tránh xa lò vi sóng trong thời gian này, những tia sóng này có thể làm hại đến bào thai.
Ngày thứ 153: Bé nghe và phân biệt âm thanh khi giận dữ cũng như khi vui mừng của bạn. Và bé càng phân biệt tốt hơn những thay đổi về ngữ điệu sau khi chào đời.
- Mẹ làm cho bé: Nên sử dụng găng tay khi đóng, mở tay nắm cửa hoặc cửa thông gió. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua tay và gây các loại bệnh, hơn nữa gió trời thường không tốt cho bé sơ sinh. Nên chà rửa các vật dụng trong gia đình với giấm, suối, bột soda để đến lúc bé biết bò, sờ, nắm vào chúng sẽ ăn toàn hơn.
Ngày thứ 154: Các mạch máu của bé phát triển nhanh và phổi đang chuẩn bị đón nhận không khí từ bên ngoài.
- Mẹ làm cho bé: Có một điều bạn cần phải tin là nên nhờ thầy phong thủy đặt chiếc giường cũi của bé ở đâu, trang trí màu sắc gì… Đa số thầy phong thủy sẽ tư vấn cho bạn là bạn nên sử dụng màu sơn trắng vì nó mang đến cảm giác thư giãn, hãy trang trí thêm một ít đồ chơi cho bé nữa bạn nhé.
XEM THÊM: 4 điều chưa biết về thai nhi 5 tuần tuổi
Sự thay đổi của mẹ khi bé 22 tuần tuổi
Trong 9 tháng thai kỳ thì hiện tại bạn đang có khoảng thời gian dễ chịu, thoải mái. Bởi vì khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba trở đi, mẹ bầu sẽ vất vả hơn khi thai nhi phát triển mạnh mẽ, bụng bầu trở nên khệ nệ đè lên phổi khiến thai phụ khó thở, khó ngủ và mệt mỏi hơn.
Bước vào tuần 22, nhiều chị em bầu bí thường so sánh chiếc bụng bầu của nhau. Có nhiều bụng vẫn lùm lùm chưa ra dáng của một bà bầu thực sự nhưng có người bụng tròn xoe. Đừng quá quan trọng việc bụng bầu to nhỏ mà các mẹ phải đảm bảo thai nhi vẫn phát triển ổn định với sự tăng cân chuẩn.
Mẹ bầu 22 tuần bị rạn da.
Thời điểm này nhiều chị em sẽ gặp phải hiện tượng phù nề thai kỳ. Nguyên nhân là do sự chèn ép của thai nhi xuống vùng bụng dưới khiến lưu lượng máu giảm, cơ thể bị tích nước. Giải pháp cho mẹ bầu là nằm nghiêng về bên trái khi ngủ, kê cao chân, không nên ngồi hay đứng quá lâu với một tư thế.
Nếu tình trạng phù nghiêm trọng, xuất hiện cả ở mắt, mặt, bàn tay… thì chị em nên đi khám càng sớm càng tốt vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của hiện tượng tiền sản giật khá nguy hiểm cho thai phụ.
Cùng với việc quan tâm thai 22 tuần nặng bao nhiêu cân, mẹ bầu cũng lo lắng đến việc tăng cân của bản thân trong tuần thai này. Mặc dù 3 tháng giữa sức khỏe và tâm trạng của bà bầu đã tốt hơn trước rất nhiều, ăn uống ngon miệng hơn nhưng chị em vẫn cần kiểm soát cân nặng thai kỳ. Mức tăng cân hợp lý ở thời điểm này 3-5 kg. Bạn cần lưu ý đến chất lượng bữa ăn chứ không phải số lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.
Tóm tắt những triệu chứng mà mẹ bầu 22 tuần gặp phải:
- Ợ nóng, khó tiêu
- Táo bón
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Chóng mặt
- Chuột rút
- Rạn da
- Rốn nhô ra
Những chú ý cho mẹ bầu 22 tuần tuổi lưu ý
- Mẹ bầu 22 tuần nên tiêm phòng uốn ván: Nếu khi mang thai, mẹ bầu chưa hề được tiêm phòng mũi uốn ván nào thì cần tiêm 2 mũi trong quá trình thai kỳ. Mũi đầu được tiêm trong giai đoạn mang thai tháng thứ 4 hoặc thứ 5 (thông thường là khoảng tuần thai thứ 21, 22). Mũi thứ 2 sau mũi đầu khoảng 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày. Với những mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi, tức là có khả năng bảo vệ nhiều hơn 95% thì không cần tiêm bổ sung. Tuy nhiên nếu mũi cuối cùng đã trên 10 năm thì vẫn cần tiêm 1 mũi nhắc lại vào tháng 4 và tháng thứ 5.
- Mốc siêu âm quan trọng: Đây là một trong những mốc siêu âm quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua. Lúc này,bé đã gần như phát triển hoàn thiện nhưng chưa quá lớn để gây chật chội buồng ối, khiến một số bộ phận bị khuất lấp, khó phát hiện, công thêm việc nước ối nhiều nên bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện các dấu hiệu bất thường cũng như dị tật bẩm sinh ở thai nhi so với các tuần lễ sau. Và nếu không may, mẹ buộc phải dừng thai kỳ, thì phải thực hiện điều này trước tuần 28 của thai kỳ. Do vậy, sau khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bác sĩ cần phải tiến hành thêm hàng loạt các xét nghiệm khác để quyết định có nên bỏ thai hay không
- Uống một ít nước ép việt quất mỗi ngày. Nguồn vitamin C dồi dào của loại trái cây này có tác dụng phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì nó có tính axit cao giúp chống lại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, hơn nữa nó còn có vị rất ngon.
- Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý với 3 bữa chính và 3 bữa phụ.
Lợi ích của việc siêu âm 3D-4D ở tuần 22
Siêu âm 4D bé 22 tuần.
Khi các mẹ tiến hành siêu âm 3D-4D ở tuần thứ 22 thì bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết các bộ phận trên cơ thể con. Cụ thể:
- Ở thai 22 tuần. Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra chiều dài tứ chi, xem kỹ lưỡng con có đủ 5 ngón tay ngón chân không, có dư thừa món nào không?
- Bác sĩ sẽ đo chiều dài lưỡng đỉnh (đầu), xem đầu óc có điều gì bất thường không dựa trên các số đo ấy.
- Bác sĩ sẽ xác định chính xác hơn sự hiện diện cũng như tình trạng của các cơ quan nội tạng khác như tim phổi, dạ dày… tim con có 4 ngăn và hoạt động bình thường không, có bị tim bẩm sinh không, phổi con có dịch hay bất thường gì…
- Bác sĩ cũng ngắm kỹ gương mặt con, có thể bác sẽ chụp lại khuôn mặt con cho mẹ xem con có bị sứt môi, hở hàm ếch, con có đầy đủ hai tai không…
- Bác sĩ cũng có thể phát hiện sự bất thường của bánh nhau, nước ối… xem bánh nhau bám có chắc không, diện tích nhau bám có lớn không, có bị canxi hóa không ước ối có dư quá hay thiếu quá không…
- Bác cũng soi luôn cả bộ phận nhạy cảm của con và báo cho mẹ biết con là con trai hay con gái.
Mẹ nên làm gì với con 22 tuần tuổi?
Câu trả lời là viết thư cho bé.
Đây sẽ là kỷ niệm quý giữa bạn và bé trong những năm sau. Mẹ hãy dành tâm huyết để thực hiện nhé. Một vài gợi ý cho mẹ như sau:
- Thử miêu tả cảm xúc mẹ dành cho bé và hình dung của mẹ về bé đang lớn trong bụng mình.
- Tưởng tượng ra ngày kỳ diệu được gặp bé và những điều sẽ làm cùng con.
- Viết ra những hy vọng, ước mơ, mong muốn dành cho con trẻ.Nghĩ đến việc làm mẹ có ý nghĩa như thế nào với mẹ và định nghĩa của mẹ về một người mẹ tốt.
- Nếu viết lách không phải là sở trường của mẹ, hãy thay bằng album hình ảnh hoặc tạo một hộp lưu niệm cho quá trình mang thai.
Trên đây là tất cả những thông tin các mẹ cần biết về thai nhi 22 tuần tuổi. Nếu các mẹ đang trong giai đoạn khác của thai kỳ thì có thể tham khảo bảng chỉ số sức khỏe mình đã chia sẻ trong bài viết: Bảng cân nặng thai nhi theo tuần bố mẹ cần nhớ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!