Thạch quyển là gì? Thạch quyển bao gồm? Cấu trúc – Rửa xe tự động
Thạch quyển giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống trên lục địa. Vậy, thạch quyển là gì? Cấu trúc và vai trò như thế nào? Tất cả sẽ được ruaxetudong.org giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây, chắc chắn sẽ giúp ích với bạn rất nhiều đó!
Thạch quyển là gì? Thạch quyển bao gồm gì?
Khái niệm thạch quyển đã được nhắc đến trong SGK Địa 10. Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên Trái Đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên lớp manti (sâu khoảng 100km) gồm nhiều loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của lớp vỏ Trái Đất. Trong thạch quyển, nhiệt độ và áp suất đạt đến các giá trị cho phép đá tan chảy tại một số điểm.
Hiểu cách khác, thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng của các hành tinh có đất đá. Trên Trái Đất, thạch quyển sẽ bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới) được kết nối với lớp vỏ. Thạch quyển bị chia nhỏ thành các mảng khác nhau.
Theo thuyết kiến tạo mảng thì thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo bao gồm cả bộ phận lục địa và đáy đại dương. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất dẻo quánh của Manti trên, chúng không đứng yên mà thường xuyên dịch chuyển nhờ hoạt động của các dòng đối lưu vật chất dẻo quánh và nhiệt độ cao của tầng Manti trên. Khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời với nhau, tạo nên sống núi ngầm đại dương hoặc xô vào nhau, chờm lên nhau để hình thành vực sâu, đảo núi lửa hay các núi cao trên lục địa.
Cấu trúc của Trái Đất thạch quyển
Trước đây, người ta tin rằng, cấu trúc của thạch quyển là nguyên khối và không bị chua mảng. Thế nhưng, giả thuyết này đã bị bác bỏ vì sự tác động của các mảng kiến tạo, lớp thạch quyển được phân chia thành nhiều mảng. Thạch quyển có nguồn gốc được hình thành từ địa chấn hoặc núi lửa tập trung ở các cạnh của mảng. Do đó, sự chuyển động của các thạch quyển được giải thích bằng kiến tạo mảng.
Trong tất cả các tầng của Trái Đất thì thạch quyển được đánh giá là tầng cứng nhất và lạnh nhất trong khi phí trên thường có nhiệt độ tương tự như trong môi trường, nhiệt độ tăng khoảng 35 độ C ở độ sâu hàng trăm mét.
Thạch quyển bao gồm hầu hết những nguyên tố hóa học có trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev. Tuy nhiên, thủy quyển chứa 3 nguyên tố chính gồm O2 (47%), Si (29,5%), Al (8,05%) cùng những nguyên tố chiếm tỷ lệ cao khác như Fe, Ca, Na, Mg, K, H,…
Độ dày của thạch quyển từ 1,6km ở các sống lưng giữa đại dương khoảng 130km (80 dặm) gần lớp vỏ cổ đại. Độ dày của mảng thạch quyển lục địa khoảng 150km (93 dặm).
Do lớp bề mặt đang nguội đi nên trong hệ thống đối lưu của Trái Đất, độ dày của thạch quyển sẽ tăng dần theo thời gian. Nó được chia cắt thành các mảng lớn được gọi là các mảng kiến tạo và chúng chuyển động độc lập với nhau. Chuyển động của các mảng thạch quyển được miêu tả là kiến kiến tạo địa tầng.
Phân loại thạch quyển
Thạch quyển được chia làm 2 loại, đó là:
-
Thạch quyển đại dương: Được liên kết cùng với lớp vỏ đại dương, tồn tại trong những lưu vực đại dương (có mật độ trung bình khoảng 2, 9gram/cm3)
-
Thạch quyển lục địa: Được liên kết cùng với lớp vỏ lục địa, có mật độ trung bình khoảng 2,7gram/cm3.
Vai trò của thạch quyển
Thạch quyển giữ một vai trò quan trọng, gắn liền với sự sống trên Trái Đất, cụ thể:
-
Là nơi ở (đất) cho con người và toàn bộ các sinh vật sống khác định cư trên Trái Đất
-
Là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu để phục vụ cho cuộc sống con người
-
Là nơi duy trì các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất,…của con người để phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu nhất cho sự tồn tại của con người trên Trái Đất.
-
Là nơi cung cấp tất cả các cơ sở hạ tầng: khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, đường xá, cầu cống, trường học, công viên giải trí,…phục vụ cho sự phát triển của các yếu tố liên quan tới nhu cầu của con người.
Sự khác nhau giữa thạch quyển và vỏ Trái Đất
-
Vỏ Trái Đất là lớp ngoài cùng, cấu tạo chủ yếu bởi các lớp đá cứng, độ dày dao động từ 5 – 70km, chia làm 2 loại là vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá trầm tích, tầng granit và tầng badan.
-
Thạch quyển bao gồm cả vỏ Trái Đất và một phần cứng mỏng của manti trên, có độ dày khoảng 100km. Ranh giới tiếp xúc với quyển mềm có đặc tính là quánh và dẻo.
Với các nội dung thông tin có trong bài viết trên đây về thạch quyển, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập website ruaxetudong.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về thiên văn, địa lý.