Thạch quyển là gì? Tất tần tật những kiến thức về thạch quyển

Trong cấu trúc của Trái đất, thạch quyển giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống trên lục địa. Để hiểu hơn về thạch quyển là gì? Phân loại, tầm quan trọng của thạch quyển thế nào mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

Thạch quyển là gì?

Khái niệm thạch quyển là gì đã được nhắc đến trong chương trình Địa lý lớp 10. Theo đó, thạch quyển là lớp vỏ cứng ở ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. 

Trên Trái Đất, thạch quyển gồm lớp vỏ và tầng trên lớp manti (sâu khoảng 100km) gồm nhiều các loại đá khác nhau. Từ đó, giúp tạo thành một lớp vỏ cứng ở ngoài cùng lớp vỏ Trái Đất. Trong thạch quyển, áp suất và nhiệt độ đạt đến giá trị cho phép đá tan chảy tại một điểm nhất định.

Thạch quyển là gì?

Một cách dễ hiểu hơn, thạch quyển chính là lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của các hành tinh có đất đá. Trên Trái Đất, thạch quyển gồm lớp vỏ và tầng trên cùng của lớp phủ được kết nối với lớp vỏ. Thạch quyển bị chia thành các mảng nhỏ khác nhau. 

Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Những mảng kiến tạo gồm cả bộ phận lục địa và đáy đại dương. Những mảng này rất nhẹ và nổi trên lớp vật chất dẻo quánh. Chúng cũng không đứng yên mà dịch chuyển thường xuyên nhờ hoạt động của các dòng đối lưu vật chất và nhiệt độ cao của tầng Manti trên. 

Khi xảy ra dịch chuyển, các mảng có thể sẽ tách rời nhau, tạo nên những sóng núi ngầm đại dương hoặc chờm lên nhau, xô vào nhau hình thành vực sâu, những hòn đảo núi lửa hay núi cao trên lục địa. 

Cấu trúc của thạch quyển là gì?

Trước đây, người ta cho rằng cấu trúc của thạch quyển nguyên khối và không bị chia mảng. Tuy nhiên, giả thuyết này sớm bị bác bỏ vì sự tác động của những mảng kiến tạo, thạch quyển được phân chia thành nhiều mảng khác nhau. Nguồn gốc của thạch quyển được cho là hình thành từ núi lửa hoặc địa chấn tập trung ở các cạnh của mảng. Vậy nên, sự chuyển động của thạch quyển được lý giải bằng kiến tạo mảng. 

Cấu trúc của thạch quyển

Trong tất cả tầng Trái Đất thì thạch quyển được đánh giá là tầng cứng và lạnh nhất. Thạch quyển gồm gần hết những nguyên tố xuất hiện trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev. Tuy nhiên, thạch quyền có chứa 3 nguyên tố chính gồm Oxi (47%), Silic (29,5%), Nhôm (8,05%). Ngoài ra, một số nguyên tố khác cũng chiếm tỉ lệ cao như Fe, Na, Ca, Mg, K, H,…

Độ dày thạch quyển từ 1,6km tại các sống lưng giữa đại dương khoảng 80 dặm (130km) gần lớp vỏ cổ đại. Độ dày mảng thạch quyển lục địa khoảng 93 dặm (150km).

Vì lớp bề mặt đang nguội dần nên trong hệ thống đối lưu Trái Đất, độ dày của thạch quyển tăng dần theo thời gian. Nó được chia cắt thành những mảng lớn được gọi là mảng kiến tạo. Chúng chuyển động hoàn toàn độc lập với nhau. Chuyển động của mảng thạch quyển này được miêu tả là kiến tạo địa tầng. 

 ➡ Xem thêm:  Loài thú mỏ vịt và những điều bạn có thể không biết

Phân loại thạch quyển

Thạch quyển được các nhà khoa học chia thành  2 loại, đó là:

  • Thạch quyển đại dương: Thạch quyển này sẽ được liên kết cùng lớp vỏ đại dương. Nó tồn tại trong những lưu vực của đại dương (có mật độ trung bình khoảng 2, 9gram/cm3)

  • Thạch quyển lục địa: Được liên kết cùng lớp vỏ lục địa, mật độ trung bình thạch quyển lục địa khoảng 2,7gram/cm3.

Tầm quan trọng của thạch quyển

Là một thành phần cấu tạo ban đầu của Trái Đất, thạch quyển giữ vai trò vô cùng quan trọng, gắn liền với sự sống của loài người cũng như động vật trên thềm lục địa. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân tích rất rõ vai trò của thạch quyển như sau:

Thạch quyển gắn liền với sự sống của con người

Đóng vai trò cung cấp nơi ở cho sinh vật sinh sống

Cấu trúc trái đất thạch quyển nếu không hình thành được thì cả con người lẫn động, thực vật cũng không có nơi cư trú. Đất khi đó không được hình thành và toàn bộ mọi sinh vật sống trên trái đất cũng không có nơi để mà sinh hoạt. 

Thạch quyển là nơi kiến tạo nên cuộc sống của con người hiện nay. Từ phía đại dương cho đến lục địa nếu không có sự kiến tạo của thạch quyển thì toàn bộ sự sống trên Trái Đất hiện nay sẽ khó mà hình thành. Vậy nên, phần thạch quyển cực kỳ cần thiết và quan trọng. Đây là nơi duy trì những hoạt động phục vụ toàn bộ yêu cầu thiết yếu nhất của động thực vật, trong đó có cả con người. 

Cung cấp lượng tài nguyên thiên nhiên

Mỗi lớp thạch quyển hình thành còn là nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ vô cùng quý giá với con người. Các thành phần tài nguyên này góp phần quan trọng tạo nên nhiều lợi ích to lớn phục vụ cuộc sống của con người tốt đẹp hơn. 

Tuy nhiên, thực tế không phải lớp thạch quyển nào cũng có sẵn nguồn thiên nhiên tài nguyên có ích. Việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên từ thạch quyển cũng không hề dễ dàng. Quá trình này cần phải có sự tác động mạnh mẽ từ phía con người. 

Phân biệt vỏ trái đất với thạch quyển

Vì cùng là một lớp ngoài Trái Đất nên khá nhiều người nhầm lẫn giữa thạch quyển với vỏ Trái Đất. Tuy nhiên, thực chất đây là hai thành phần khác nhau hoàn toàn và có rất nhiều sự đối lập. Dưới đây là sự khác nhau giữa vỏ trái đất và thạch quyển: 

Phân biệt vỏ trái đất với thạch quyển

  • Vỏ Trái Đất là lớp ngoài cùng, chủ yếu được cấu tạo bởi các lớp đá cứng, có độ dày dao động từ 5 đến 70km. Vỏ trái đất được chia thành hai loại gồm vỏ đại dương và vỏ lục địa. Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi những tầng đá trầm tích lâu năm, tầng granit và tầng badan.

  • Thạch quyển gồm cả vỏ Trái Đất và một phần cứng mỏng của lớp manti trên, độ dày khoảng 100 km. Ranh giới tiếp xúc với  thạch quyển mềm có đặc tính là dẻo và quánh. 

Qua bài viết là toàn bộ những thông tin về thạch quyển là gì? Đặc điểm, cấu trúc và tầm quan trọng của thạch quyển. Cùng với đó là sự khác nhau giữa thạch quyển với vỏ trái đất. Hy vọng thông tin bài viết hữu ích cho bạn tìm hiểu về chủ đề Địa lý này.