Thạch quyển là gì? Khái niệm và vài trò của thạch quyển
Thạch quyển là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên lớp vỏ bọc bảo vệ Trái đất. Vậy thạch quyển là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với chúng ta? Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết mà muahangdambao.com cung cấp sau đây để biết được đáp án chính xác nhé!
Tìm hiểu khái niệm thạch quyển là gì?
Cấu tạo của Trái đất bao gồm nhiều lớp khối cầu chồng lên nhau, các lớp đó sẽ lần lượt là thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển và cuối cùng là bầu khí quyển.
Theo định nghĩa thạch quyển là gì địa 10 thì thạch quyển chính là lớp vỏ cứng bao bọc phần lõi Trái Đất, trên đó, nó sẽ đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc hỗ trợ cuộc sống của con người (cung cấp rừng, đồng cỏ, tài nguyên khoáng sản,..v.v…. ). Thạch quyển cũng là lý do đằng sau sự chuyển động của những mảng kiến tạo, núi lửa, động đất trên bề mặt của Trái Đất.
Thạch quyển ở đâu?
Thạch quyển cùng với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển để bắt đầu quá trình hình thành đất trên bề mặt Trái Đất. Nó có thể kéo dài đến độ sâu hơn 100km, ở các vùng lục địa, độ dày của thạch quyển là từ 35 đến 50km.
Đặc điểm của thạch quyển được thể hiện như thế nào?
Thạch quyển là một lớp ngoài cùng và được hình thành giống như một tảng đá bao phủ hành tinh Trái đất của chúng ta. Đây chính là đặc điểm cơ bản nhất mà chúng ta có thể thấy từ thạch quyển và điều này có được là nhờ phía lớp ngoài cùng có sự tiếp xúc trực tiếp với bầu khí quyền.
Trên thực tế thì thạch quyển trước đó được hình thành bởi những khối sợi đốt lớn của hành tinh khi nó nguội đi. Nhưng về sau do những ảnh hưởng của các yếu tố về thiên nhiên thì phía mặt ngoài của thạch quyển đã dần trở nên suy thoái và tạo nên thành những phần vỏ bề mặt như ngày nay.
Thạch quyển có sự liên quan trực tiếp với những thành phần khác tồn tại trên Trái đất. Toàn bộ thạch quyển sẽ có cấu tạo hóa học bao gồm oxy, canxi, nhôm, lưu huỳnh, kali, natri, sắt, silic và magie Không chỉ vậy, thạch quyển còn được hình thành từ những núi đá lửa, trầm tích cổ xưa. Mật độ của thạch quyển có thể lên đến 3 tấn/m3 và có độ dài tới 100km.
Lớp thạch quyển sẽ bị phân mảnh bởi những mảng kiến tạo trên những các bề mặt địa chất nội sinh. Điều này có được là vì thạch quyển chính là khu vực diễn ra những tương tác với quyển mềm.
Vì bề mặt đang dần nguội đi nên thạch quyển sẽ tăng độ dày lên theo thời gian. Khi bị chia cắt thành những mảng lớn thì các mảng này sẽ được gọi là mảng kiến tạo và chuyển động một cách hoàn toàn độc lập.
Có những kiểu thạch quyển nào?
Dựa vào địa hình thì thạch quyển có thể chia thành 2 loại như sau:
Thạch quyển đại dương
Thạch quyển đại dương chính là lớp thạch quyển được liên kết với vỏ đại dương. Nó là phần của lớp phủ trên cùng của vỏ ngoài Trái Đất ở dưới Đại dương và biển. Thạch quyển đại dương có xu hướng dày đặc hơn và thường trẻ so với thạch quyển lục địa. Thạch quyển đại dương lâu đời nhất rơi vào khoảng 170 triệu năm tuổi.
Thạch quyển lục địa
Tương tự như thạch quyển đại dương, thạch quyển lục địa cũng là lớp liên kết với vỏ lục địa. Có độ dày trung bình từ khoảng 35 tới 45km và tiếp xúc trực tiếp với bầu khí quyển. Thạch quyển lục địa bao phủ khoảng 40% lớp vỏ của Trái đất nhưng lại chiếm tận xấp xỉ 70% thể tích của vỏ Trái đất. Thạch quyển lục địa có tuổi đời lên đến hàng tỷ năm.
Thạch quyển có cấu trúc như thế nào?
Như chúng ta đã biết thì vỏ Trái đất không phải là một chất đồng nhất. Lớp thạch quyển sẽ có các lớp đá khác nhau bao gồm đá trầm tích ở phía trên, ở giữa là đá granit và đá biến chất, cuối cùng là đá bazan ở bên dưới.
Vỏ trái đất cũng bao gồm những mảng kiến tạo động lực lớn (nguyên nhân hình thành nên các lục địa hiện nay). Các mảng kiến tạo này sẽ di chuyển rất chậm nhưng liên tục. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, cách đây 180 triệu năm vẫn chưa xuất hiện Đại Tây Dương, Bắc Mỹ và châu Âu. Các mảng lục địa ra đời là bởi sự trôi dạt ra khỏi các mảng Á-Âu cùng Bắc Mỹ.
Tầm quan trọng của thạch quyển là gì?
Như đã đề cập thì thạch quyển là một phần không thể thiếu trong bốn khối cầu của Trái đất và hỗ trợ rất nhiều cho sự hình thành nên đất và sự sống trên trái đất. Cụ thể:
– Thạch quyển sẽ cung cấp rừng, đồng cỏ phục vụ cho mục đích chăn nuôi nông nghiệp và cư trú của con người. Ngoài ra nó còn là nguồn khoáng sản vô cùng phong phú.
– Sự chuyển động của các mảng kiến tạo cũng hình thành nên các dãy núi và lục địa đa dạng trên Trái Đất.
– Xuất hiện nhiều loại đá như đá mác-ma, đá trầm tích và đá biến chất cũng được phát hiện trong thạch quyển.
– Núi lửa và động đất sẽ giúp phát triển thảm thực vật và sự sống mới với những lớp đất đai vô cùng màu mỡ.
– Các hợp chất hữu cơ như là than đá, khí đốt tự nhiên, dầu mỏ, v.v. cũng là những phần còn lại của sinh vật bị chôn vùi bên trong thạch quyển hàng triệu năm. Cung cấp 1 nguồn năng lượng dồi dào và không thể thiếu cho con người.
– Xuất hiện các khoáng chất và nguyên tố hữu ích, chẳng hạn như là sắt, nhôm, đồng, magiê, v.v. cũng được chiết xuất từ trong thạch quyển.
Sự khác nhau giữa thạch quyển với vỏ Trái đất là gì?
Mặc dù cùng là một lớp ngoài của Trái đất nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa vỏ trái đất với thạch quyển. Nhưng thực chất thì đây là hai thành phần hoàn toàn khác biệt và có nhiều sự đối lập. Vậy sự khác biệt giữa vỏ trái đất với thạch quyển là gì?
Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt điểm khác nhau giữa thạch quyển và vỏ trái đất thông qua khái niệm của nó. Về khái niệm thì như những gì đã nói ở trên thì thạch quyển chính là phần trên cùng của Trái đất bao gồm cả vỏ trái đất cùng với lớp manti. Tất cả thành phần cấu tạo nên thạch quyển là lớp rắn, cứng.
Và đối với vỏ trái đất thì nó sẽ là một thành phần nằm trong thạch quyển và là lớp ngoài cùng của hành tinh. Lớp vỏ Trái đất cũng khá cứng nhưng nó lại mỏng hơn rất là nhiều so với thạch quyển và dao động trong nhiều độ dày khác nhau.
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã có thể giúp bạn nắm được định nghĩa thạch quyển là gì cũng như vai trò quan trọng của thạch quyển đối với lớp vỏ Trái đất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp, vui lòng để lại bình luận bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ trả lời ngay bạn nhé!