Telnet Là Gì? 1 số đặc điểm của telnet
Telnet có lẽ là 1 từ khá xa lạ đối với 1 người dùng Internet thông thường nhưng lại vô cùng quen thuộc với những người chuyên về hệ thống máy tính. Vậy telnet là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.
Chưa dừng tại đó, người dùng còn có thể thực thi các lệnh của Telnet server trên máy chủ hỗ trợ hoặc thiết bị đầu cuối ảo.
Tuy nhiên, do máy chủ Telnet có thêm chức năng gửi tin nhắn trong văn bản mà thiếu cơ chế bảo mật, nên nó bị Secure Shell (SSH) thay thế.
Với hệ điều hành Windows, máy chủ Telnet luôn sẵn có trong Command Prompt. Bên cạnh đó, các lệnh của giao thức Telnet còn có thể được triển khai trên Mac, Linux và Unix.
Máy chủ Telnet không như HTTP. Đó là, nó không cho phép người dùng di chuyển tập tin từ máy chủ đến thiết bị khác và ngược lại. Thay vào đó, bạn phải đăng nhập vào server, tiếp đến, hệ thống sẽ cấp quyền kiểm soát đối với tệp và ứng dụng cho tài khoản đó.
III. Một số đặc điểm của telnet
1. Cấu trúc
Telnet có cấu trúc đơn giản. Nó chỉ truyền tải dòng lệnh thông qua 02 bộ phận client (khách hàng) và server (máy chủ). Trong đó, server giữ vai trò cung cấp dịch vụ Telnet, đồng thời, kết nối các ứng dụng của máy tính khách hàng.
2. Tính năng
Vì là giao thức đầu tiên được sử dụng khi internet ra mắt lần đầu nên có rất nhiều thiếu sót, bởi nó một giao thức đơn giản nên có rất ít tính năng. Để quản lý hệ thống từ xa nên các giao thức Telnet đưa ra một số tính năng như sau:
- Đơn giản nhưng không dễ sử dụng.
- Hiển thị thông tin kết nối nhưng khá chậm chạp và thô sơ.
- Kết nối nhanh
- Không an toàn, không bảo mật cao.
3. Bảo mật
Vấn đề bảo mật của Telnet là bất cập lớn nhất của giao thức này. Chính vì nó không được mã hóa nên đã trở thành mục tiêu tấn công xen giữa. Vậy nên các thông tin lưu lượng có thể bị lộ bất cứ lúc nào, và trong quá trình sử dụng thì Telnet cũng chỉ cung cấp xác thực dựa trên mật khẩu mà thôi. Chính vì dựa trên mật khẩu nên có thể bị những kẻ tấn công đánh cắp và chúng kém an toàn so với các giao thức khác, hay dựa trên việc chứng thực bằng key.
Vì sao Telnet lại không có độ bảo mật cao?
Khi mạng mới phát triển, vấn bảo mật chưa được ưu tiên hàng đầu và gần như có thể nói không được quan tâm do chưa xuất hiện nhiều rủi ro lớn. Tuy nhiên khi lượng người dùng tăng lên, mạng máy tính trở nên phổ biến thì tính bảo mật của Telnet cũng bắt đầu xuất hiện nhiều lỗ hổng như dữ liệu không được mã hóa mà chỉ truyền dạng văn bản thuần túy,..
4. Thiết bị sử dụng
Giao thức Telnet tương thích với nhiều thiết bị như máy tính, thiết bị di động, Router, Switch, Camera… và khách hàng dễ dàng quản lý từ xa.
5. Sử dụng Telnet/s để mã hóa Telnet
Theo mặc định, Telnet không thể mã hóa. Vì thế, người dùng cần đến Telnet/s. Tuy nhiên, có một vài tunnel TLS/SSL được tạo để lưu lượng Telnet truyền qua đường hầm của chúng. Do đó, dù tồn tại Telnet/s nhưng nó vẫn không được dùng rộng rãi.
6. Khởi nguồn cho SSH phát triển
Ngay từ những ngày đầu ra mắt, Telnet đã tồn tại nhược điểm cực lớn là bảo mật kém. Vì giao thức chỉ dựa vào việc xác thực mật khẩu nên thông tin dễ bị đánh cấp bởi các hacker chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư.
Tuy nhiên, giao thức này lại có ưu điểm là đơn giản, nhanh chóng, đồng thời, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về giao tiếp của lệnh Telnet. Do đó, để khắc phục nhược điểm bảo mật và kế thừa các ưu điểm trên, những nhà phát triển nghiên cứu và sáng tạo ra giao thức SSH.
SSH là từ viết tắt của Secure Socket Shell. Ngày nay, SSH được ứng dụng để quản lý từ xa máy tính Unix, Linux nhờ có khả năng bảo mật tối ưu, bằng cách mã hóa dữ liệu mạnh mẽ và phức tạp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong truyền tải thông tin, nhiều người thường chọn SSH hơn Telnet.
Tìm hiểu thêm SSH tại đây
7. Sự khác biệt với SSH
SSH không chỉ kế thừa được các ưu điểm của Telnet mà còn được bổ sung thêm các đặc tính sau:
- Tăng cường bảo mật thông qua việc mã hóa lưu lượng, cung cấp tính xác thực an toàn cao hơn.
- Thêm nhiều tính năng mới như chuyển tiếp cổng, chuyển tiếp desktopX,…
8. Không bao gồm đồ họa
Giao thức Telnet không bao gồm đồ họa, chúng chỉ có giao diện “thuần text”. Chúng không giống với các giao diện màn hình Firefox hoặc Google Chrome. Chỉ là một màn hình với các dòng text khiến người nhìn khó hiểu. Các lệnh Telnet có thể khá khó hiểu nên người dùng thấy nó khá thô sơ, màn hình hiển thị chậm chạp. Chính vì thế đến nay nó không còn được dùng nữa vì thiếu an toàn cho người dùng. Tuy nhiên trong các Windows 10, Windows 8, Windows 7, Windows Vista….bạn vẫn có thể sử dụng Telnet nếu muốn bằng cách bật nó lên.
IV. Một số lệnh cơ bản của Telnet
Dưới đây là một số lệnh cơ bản khi sử dụng Telnet
- cd: Dùng để đổi từ thư mục này sang thư mục khác
- Pwd: Cho biết vị trí hiện tại của hệ thống, ví dụ như bạn đang ở thư mục nào
- ls -a: Lệnh liệt kê tất cả các file, ngay cả các file bị ẩn
- ls -l: Lệnh liệt kê các file chi tiết
- ls -la: Lệnh liệt kê các file thông dụng
- cat – Lệnh dùng để xem và đọc một file bất kỳ
- mkdir – Tạo một file mới
- rmdir: Lệnh xóa một folder bất kỳ.
- cp: Lệnh sao chép một file hoặc folder.
- mv: Lệnh thay đổi tên của file hay folder, hoặc di chuyển chúng sang vị trí mới.
- rm: Lệnh dùng để xóa một file hoặc folder bất kỳ.
- grep: Lệnh dùng để tìm kiếm một từ hoặc một dòng trong tập tin.
- tar: Lệnh dùng để nén hoặc giải nén các file từ một gói tập tin.
- zip: Nén file hay folder.
- unzip: Giải nén các tập tin nén (file có đuôi zip).
IV. Giải pháp thay thế
Vì hạn chế về bảo mật đồng thời, sự phát triển của công nghệ đã mang đến cho người dùng nhiều giải pháp nên Telnet dần thu hẹp phạm vi hoạt động.
Các giải pháp thay thế:
- SSH: Là một giao thức đăng nhập vào máy chủ từ xa bằng nền tảng Internet. Nhờ thế, người dùng có thể quản trị, kiểm soát hay chỉnh sửa dữ liệu. Khả năng bảo mật của SSH tối ưu hơn nên giúp bảo đảm an toàn cho việc kết nối giữa máy chủ và máy khách.
- RDP: RDP hoạt động dựa trên GUI và tốn khá nhiều băng thông. Tuy nhiên, RDP lại mang đến trải nghiệm toàn diện, và hoàn chỉnh cho người dùng khi sử dụng trên desktop.
- VNC: Giải pháp này cũng tương tự RDP nhưng về tốc độ thì chậm hơn RDP. Nó cung cấp desktop từ xa.
- SNMP: Là giao thức có khả năng quản lý từ xa các lệnh không tương tác. Giải pháp này không hoàn toàn thay thế Telnet, mà nó chỉ được dùng để giám sát hệ thống từ xa.
P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các cấu hình Máy Chủ Ảo và Máy Chủ Riêng
Cloud Server
Cloud Server Pro
Máy Chủ Riêng
Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/
Rate this post
No related posts.