Tất tần tật về kỹ thuật trồng cây sưa đỏ sinh trưởng nhanh
Rate this post
Tất tần tật về kỹ thuật trồng cây sưa đỏ sinh trưởng nhanh
Cây sưa đỏ hay còn có tên gọi khác là cây huỳnh đàn, cây huê. Đây là giống cây nằm trong danh sách nhóm cây đặc biệt quý hiếm cần được bảo vệ. Hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng cây sưa đỏ và những thông tin cần biết về loại cây này nhé!
Đặc điểm cây sưa đỏ
Sưa đỏ là loại cây thân gỗ, họ Sưa. Chúng có kích thước trung bình. Chiều cao của cây dao động từ khoảng 15 – 18m. Hình dáng khi cây mới lớn sẽ cong như cần câu cá. Tuy nhiên, bước sang năm thứ 4 thì cây lại vươn thẳng.
Vậy cây sưa đỏ trồng bao lâu thu hoạch? Cây sưa đỏ sẽ cho thu hoạch sau 8 – 10 năm gieo trồng. Lúc này, đường kính của cây dao động khoảng 25cm và phần lõi đạt 10 – 13cm. Không giống với cây sưa trắng, sưa đỏ mang lại giá trị kinh tế cao. Gỗ sưa đỏ có màu nâu đỏ, nâu thẫm hoặc nâu đen rất đẹp. Phần lõi to cứng, từng thớ láng mịn và không hề bị mối mọt.
Gỗ sưa đỏ thường được sử để gia công bàn ghế, giường tủ, bàn thờ,… hoặc được các nghệ nhân chạm khắc, khảm thành đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp và xuất khẩu sang các nước. Có thể bạn chưa biết, sưa đỏ có “thâm niên” càng cao thì càng đắt giá. Khá nhiều người còn quan niệm rằng, loại cây này có mang ý nghĩ về mặt tâm linh.
Giá bán thị trường của gỗ sưa đỏ và cây giống
Giá thành của gỗ sưa đỏ sẽ có sự chênh lệch tùy theo từng vùng trồng, độ tuổi và kích thước thân cây. Với góc nhìn khách quan, giá gỗ sưa đỏ trồng ở các tỉnh miền Bắc sẽ nhỉnh hơn so với các tỉnh miền Nam. Lý giải điều này đó là do miền bắc trồng cây sưa đỏ nhiều, chất lượng gỗ tốt và đẹp hơn.
Những cây sưa có tuổi đời lâu năm có đường kính lớn thì cũng đồng nghĩa với việc giá siêu “chát”. Tuy nhiên, ở phần cành lớn của cây thì giá có thể “dễ chịu” hơn một chút. Đồng thời, giá bán cũng sẽ giảm theo kích thước của đường kính. Đối với các loại gỗ vụn, cành nhánh nhỏ thì có mức giá rẻ nhất.
Dưới đây là bảng tổng hợp giá của gỗ sưa đỏ:
Sưa đỏ thường được nhân giống bằng phương pháp ươm hạt. Khi lựa chọn giống phải chọn những cây mẹ có tuổi đời cao và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Giá bán của cây cũng tùy thuộc vào hình thức và chiều cao của cây. Bà con có thể tham khảo bảng giá sau:
Kỹ thuật trồng cây sưa đỏ
Lựa chọn cây giống
Cây giống sưa đỏ chất lượng phải đạt các tiêu chuẩn như: chiều cao tối thiểu từ 30cm – 1m, đường kính phần cổ rễ khoảng 4 – 5mm và có “độ tuổi” từ 6 – 12 tháng. Thêm vào đó, cây giống cần đảm bảo đang phát triển khỏe mạnh, không bị sâu hại hay nhiễm nấm bệnh.
Vì sưa đỏ hay bị nhầm lẫn với cây sưa trắng nên bà con cần thật kỹ lưỡng trong khâu lựa chọn hạt giống, nguồn gốc xuất xứ cũng như kiểm tra hình dáng bên ngoài. Để chắc chắn hơn thì bà con nên mua giống ở những cửa hàng chuyên bán cây cảnh hoặc các siêu thị nông sản uy tín. Điều này sẽ giúp bà con yên tâm hơn về chất lượng và năng suất của vụ trồng sưa.
Bên cạnh đó, thời vụ trồng sưa đỏ còn phụ thuộc vào diễn biến thời tiết và khí hậu của từng vùng canh tác. Cụ thể các khu vực như sau:
-
Bắc Bộ: Tháng 2 – 4
-
Bắc Trung Bộ: Tháng 9 – 11
-
Nam Trung Bộ: Tháng 11 – 1
-
Tây Nguyên & Đông Nam Bộ: Tháng 6 – 9
Mật độ trồng thích hợp để sưa đỏ được sinh trưởng và phát triển tốt là khoảng 1.110 cây/ha. Giữa hai hàng cây và các cây với nhau nên có khoảng cách 3m. Nếu bà con muốn năng suất thu hoạch nhiều cây hơn thì mật độ khuyến khích trồng là 1.660 cây/ha, khoảng cách giữa các cây và các hàng lần lượt là 2m, 3m. Ngoài ra, bà con có thể kết hợp trồng cây sưa với các loại cây lá rộng khác như trám, lim xẹt,… hoặc tận dụng làm trụ cây tiêu, che mát cây cà phê,…
Chuẩn bị đất trồng cây
Mỗi hố trồng sưa đỏ nên được đào với kích thước khoảng 50x50x50cm. Và đừng quên chuẩn bị thêm hỗn hợp phân bón theo tỉ lệ 1-3kg phân chuồng hoai mục, 0.2kg NPK, 0.5kg phân vi sinh. Đem phân bón này trộn đều với đất trồng và ủ trong hố ít nhất 15 ngày trước khi gieo trồng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc sưa
Khi phân bón lót đạt đủ ngày ủ thì bà con tiến hành bóc vỏ nilon được bao quanh cây giống rồi cho vào hố đã đào sẵn. Tiếp đến, dùng tay vun đất để lấp nắp hố lại và cố định cây không bị đổ ngã hay vỡ bầu. Thường xuyên tưới nước cho cây mỗi ngày để thúc đẩy rễ dài, bám chắc vào đất.
3 năm đầu trồng sưa đỏ là thời điểm cần được chăm sóc nhất. Theo đó, bà con nên chăm chút cây nhiều hơn bằng cách làm sạch cỏ quanh gốc và bón phân định kỳ 2 – 3 lần/năm. Lưu ý nên tỉa bớt cành và nhánh khi cây tròn 1 – 2 năm tuổi. Cắm thêm cọc để giúp cố định cây đứng thẳng.
Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về kỹ thuật trồng cây sưa đỏ. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn có được góc nhìn tổng quát nhất về loại cây đặc biệt này!