Tất tần tật về chụp ảnh dịch vụ | Các thể loại ảnh dịch vụ kiếm tiền phổ biến | Chụp Hình Nét

Ở mục này tôi sẽ kể cho các bạn một cách đi vào con đường chụp ảnh dịch vụ khá êm đềm ít gây nhiều hậu quả đối với người mới mà trong đó chính bản thôi của mình, học trò của mình và các anh em, bạn bè mình  hướng dẫn hay những người có cùng quan điểm với tôi. Hôm nay tôi sẽ viết ra những bước đi và những hướng đi do mình đúc rút ra để các bạn dễ hình dung và học kinh và áp dụng.

1, Xác định bạn đang cần gì, muốn gì.

Phân vân mua gì ?

Nếu bạn là một người đã xác định mua máy ảnh để làm dịch vụ thì bạn nên nghe những bạn làm nghề đi trước đó chỉ cho. Ví dụ bạn muốn chụp gì sẽ nghe họ mua máy gì, lens, phụ kiện gì…., và một điều nữa nếu làm dịch vụ  thì bạn đầu tư máy nào dùng được được một xíu, có thể mua máy cũ. Có một câu nói rất hay mà bạn cũng nên nghe đó là thà mua máy cũ của dòng cao cấp hơn là dùng máy mới tầm trung. Ví dụ nếu bạn đi chụp nhiều với giá 15 triệu thì mình sẽ mua 1 máy ảnh 6D cũ thay vì 750D… Việc mua máy ảnh cũ giúp bạn nhanh thu hồi vốn hơn, dù có bán lại hay nâng cấp cũng ít lỗ hơn mua máy mới. Và cái nữa là chất ảnh của dòng cao sẽ đẹp hơn dòng thấp hơn dù nó là máy ảnh cũ.

2, Con đường để tiến vào nhiếp ảnh từ không biết gì đến lúc đi làm nghề nhiếp ảnh

Sau khi mua máy ảnh mà mình đã nói ở bước 1, ở thời điểm hiện tại thì làm gì làm phải cố gắng kiếm 1 máy ảnh Fullframe cho có với người ta một xíu vì trước sau gì bạn cũng lên, mấy bác chơi ảnh lâu năm hay đùa với nhau câu nói ” Mọi con đường đều tiến đến Fullframe”, và mình thấy đây là một câu nói đúng. Dù bạn chụp ảnh đẹp giỏi cỡ nào thì thiết bị càng xịn sẽ giúp bạn được phần nào đó hơn trong khoản hậu kỳ ảnh sau này.

Máy ảnh Fullframe

Lúc bạn đã có một chiếc máy ảnh ưng ý thì bạn cần xác định mình muốn theo chụp gì để có thể mua lens phù hợp. Có nhiều thể loại chụp ảnh dich vụ khác nhau mà bạn có thể tham khảo ở mục 2.

Giai đoạn 1:

Đầu tiên như mình thường thấy thì lúc chụp hình thì các bạn mới chập chững bước chân vào nhiếp ảnh sẽ mua một máy ảnh thường là crop và kèm theo lens KIT. Sau một thời gian sử dụng các bạn muốn ảnh xóa phông nhiều hơn, vì thế các bạn được tư vấn tìm mua lens 50F.18 để xóa phông. Lúc này các bạn sẽ mải mê đi chụp ảnh, rủ các bạn nữ làm mẫu, có thể là em út, bạn bè cùng lớp… và sau đó sẽ lên google tìm các phần mềm chỉnh sửa màu ảnh như Lightroom và Camera Raw. Sau khoảng 1-3 tháng thì các bạn bắt đầu nhận các show nhỏ nhỏ như chụp cho bạn của bạn, người quen hay đại loại là có người giới thiệu. Bạn bắt đầu chụp show và mỗi show mình thấy các bạn lấy 200-300K tiền cà phê là đủ, sau đó có hình ảnh để thực hành chỉnh sửa hình ảnh… Thực ra thì trong giai đoạn này các bạn chụp miễn phí cũng được, tuy nhiên nên lấy tiền để tạo cho mình cảm giác có trách nhiệm hơn sản phẩm mình làm ra. Và cứ thế đến tầm 6 tháng là các bạn đã có chút kinh nghiệm và có thể bắt đầu bước 1 chân vào con đường dịch vụ.

Máy ảnh Canon tập chơi

Giai đoạn 2

Khi bạn đã biết cầm máy ảnh và biết chỉnh các thông số cơ bản khi chụp ảnh chân dung đơn, chân dung nhóm, biết chụp ảnh cơ bản với lens góc rộng như KIT (18-55) chẳng hạn, lúc này điều tiếp theo bạn muốn học là tốc độ, tốc độ ở đây là tốc độ xử lý thao tác thông số máy ảnh để bắt được các khoảnh khắc cực ngắn và lâu lâu mới có.

Lúc này bạn không còn phải kiếm mẫu chụp hay chụp teen xóa phông nữa, bạn hãy tìm đến những Team nào chụp kỷ yếu và xin một chân đi phụ hay đi theo để học hỏi. Trong lúc đi học chụp ảnh kỷ yếu các bạn nhớ rằng, đây là khoảng thời gian bạn được học hỏi và có điều kiện học hỏi tốt nhất, và điều nữa là các bạn chụp sai hay thiếu thì cũng không nghiêm trọng nhiều khi bỏ lỡ các khoảnh khắc.

Ảnh teen xóa phông

Trong giai đoạn này bạn luôn tận dụng mọi thời gian để luôn tăng tốc thời gian thao tác máy ảnh để có  được những bức hình có nhiều khoảnh khắc nhất. Ví dụ khoảnh khắc các bạn đang makeup, vui đua, ăn uống hay chẳng hạn là đang selfie chẳng hạn. Bạn luôn chủ động trong việc thay đổi lens từ lens tele xóa phông và lens wide góc rộng để có những bức hình đẹp nhất, hình ảnh chụp bằng lens tele thì nên chụp sao cho nét nhất, đủ sáng, và lens wide thì chụp cho đủ bố cục, đủ tay chân, các thành viên và độ sáng… Sau đó quen rồi nhờ các bạn chụp có kinh nghiệm nhận xét, chỉ bảo cho ít kinh nghiệm, bắt khoảnh khắc, bố cục và mẹo setup thông số nhanh, ví dụ như mình thì khi chụp ngoài trời thường nếu chụp lens 85F1.8 chân dung xóa phông thì mình luôn chụp ở khẩu lớn nhất vì lens mình nét căng ở max khẩu, các lens nếu không nét các bạn có thể khép 1-2 khẩu lại, tiếp theo là ISO mình để 100 và việc còn lại chỉ cần thay đổi tốc độ chụp, khi chụp ở nắng ví dụ ở tốc 1/3200 thì khi di chuyển vào một bóng cây nào đó mình ước chừng nó sẽ tối hơn 1 xí nên sẽ giảm tốc xuống còn 1/1600 chẳng hạn. Và ngoài ra các bạn có thể tự đúc rút cho mình 1 vài kinh nghiệm hay mẹo vặt gì đó. Như nâng cấp máy ảnh gì, lens gì phù hợp cho hiện tại và tương lai.

Giai đoạn 3

Sau khi 1 mùa kỷ yếu đã qua thì bạn có thể quay lại chụp ảnh chân dung song song, ảnh gia đình hay các thể loại chụp nhẹ và trong lúc này nếu được các bạn nên tìm một ai đó hay đi chụp event, sự kiện, tiệc… để học hỏi hỏi thêm các kinh nghiệm chụp ảnh truyền thống. Đây là một thể loại chụp ảnh lúc nào cũng cần nhiếp ảnh, và khoảnh khắc ở các sự kiện này khó hơn chụp ảnh kỷ yếu rất nhiều, nó chỉ xảy ra một lần, ví dụ như chụp tiệc cưới chẳng hạn, vì nó chỉ xảy ra một lần nên các bạn khi đi chụp thể loại luôn kèm theo flash rời nên các bạn nhớ chú ý theo dõi người đi chụp cùng. đầu tiên bạn có thể đi kèm, đi theo 2-3 show cũng dùng flash và tập setup đèn chụp các khoảnh khắc, nhớ là lâu lâu né người chụp chính ra đi chụp các cảnh khác, lỡ người ta thấy mình tập chung mà đi show là khách họ không có vui. Chụp các thể loại này bạn cần có một lens đa dụng (lens zoom) và một đèn flash. Khó nhất ở đây là bắt được khoảnh khắc và ảnh nét và đủ sáng đều, vì vậy việc setup đèn flash là một việc rất quan trọng.

Ảnh sự kiện Event

Thông thường nhìn chung mình thường dùng lens đa dụng tiệc là 24-70 và khi gắn lens này thì mình luôn để máy ảnh ở tốc 1/80 là tối thiểu, trung bình là 1/100 có thể xuống 1/30 có lúc lên 1/200… ISO trung bình là 800-3200 để hậu cảnh, cũng như những cảnh, người xung quanh rìa khung ảnh không bị tối, khẩu độ trung bình mình để tầm F/4-F/5.6, một số trường hợp nếu chụp ở tiêu cự 24mm mình có thể để khẩu ở 2.8 để chụp vì ở tiêu cự này ảnh không bị xóa phông nhiều. Flash các bạn nên dùng tản sáng, tản sáng thì có nhiều loại khác nhau, riêng mình thì hay dùng miếng màu trắng có sẵn trên đèn flash nên không cần mua, mình hay để công suất đèn 1/32 – 1/8 thậm chí có lúc là 1/4. Chung quy lại thì bạn phải học cách kiểm soát các thông số với nhau cho ảnh đủ sáng và nét, màu mè tính sau, WB có thể để Auto. Thông số trên máy ảnh thì như nãy mình đã nói, còn đèn flash thì mình có thể để chế độ tự động TTL cho nó nhận theo thông số máy ảnh cũng được như khá là tốn pin, riêng mình thì mình dùng chế độ M luôn để luôn chủ động được áng sáng, các bạn nếu quen thì cũng có thể dùng cách này, đây là khoảnh thời gian giúp cho bạn nhận thấy được sự quan trọng của khoảnh khắc và tốc độ sẽ giúp bạn được điều gì, và nó có thường chỉ xảy ra một lần nền luôn tạo cho bạn sự tập trung và sự chuyên nghiệp. Sau một thời gian chụp thể loại ảnh này thì chắc hẳn bạn đã có khá là nhiều kinh nghiệm và bạn sẽ giỏi lên rất nhiều về mọi mặt.

Giai đoạn 4

Giai đoạn này mình nghĩ nó sẽ quan trọng và trong cuộc đời nhiếp ảnh của bạn sẽ có lúc xảy ra một lần và cần bạn đó là chụp ảnh cưới. Chụp ảnh cưới ngoại cảnh hay chụp ảnh trong studio… Thể loại ảnh này cũng rất quan trọng khoảnh khắc và stylist tạo dáng cho mẫu. Giai đoạn này bạn không cần phải trải qua bước phải đi theo xách đồ và trải váy cô dâu như những người mới lần đầu chụp ảnh đã xin vào làm studio ảnh cưới nữa. Lúc này bạn có thể đi theo để học hỏi thêm kinh nghiệm, kinh nghiệm và khoảnh khắc ở đây bạn đã nắm rồi thì bạn nên học thêm về khoản tạo dáng cho cô dâu, chú rể (thường gọi là stylist). Thường thì chụp ảnh cưới có nhiều kiểu tạo dáng chụp ảnh theo một chuẩn nào đó, còn lai là tùy vào khả năng sáng tạo, phối hợp với đạo cụ mà bạn cần để tạo ra những bức ảnh đẹp về cả phong cách lẫn nội dung.

Ảnh cưới

Chụp ảnh cưới nếu phối hợp tốt stylist, góc chụp, bố cục, ánh sáng, trang điểm, trang phục… thì có những bức ảnh đẹp lung linh. Đầu tiên các bạn chưa kinh nghiệm chụp ảnh cưới có thể xin đi theo 1 team nào đó để học hỏi những việc cần thiết khi chụp cưới, và là học cách giao tiếp, trò chuyên, pha trò với khách cho vui vẻ (vì đi chụp cưới nắng nôi rất mệt nên khó chịu hay bực bội, bạn nên tìm hiểu thêm về vấn đề này). Tiếp theo các bạn có thể nhận chụp các cặp đôi yêu nhau (couple) để quen cách chụp này, và sau đó các bạn có thể nhận chụp cho những cặp đôi quen biết như người thân, để bước đầu làm quen với thể loại này. Sau một thời gian chụp thể loại này nữa thì bạn cũng đã đạt trình độ cao trong nhiếp ảnh rồi và lúc này bạn phải định hình thương hiệu bản thân cũng như nếu có mở studio và định hình lại mình sẽ làm gì trong tương lai.

Giai đoạn 5

Sau khi xong giai đoạn thứ 4 này chắc hẳn bạn đã có một bụng kỹ năng và kiến thức rồi. Tiếp tục đây mới là khoảnh thời gian bạn quyết định con đường mình đi, chuyên chụp thể loại ảnh nào. Các bạn có nhiều sự lựa chọn sau khoảng thời gian này, tiếp tục học tập trau dồi kinh nghiệm để theo con đường chụp chụp ảnh kỷ yếu vì nó vui, chụp ảnh sự kiện event vì thích những khoảnh khắc, thích chụp ảnh cưới vì cảm thấy vui hay chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh du lịch hoặc là chụp ảnh trong studio với một loạt đèn và ánh sáng chuyên nghiệp…

Ảnh sự kiện

Giai đoạn này định hình cho bạn vì thế bạn phát triển mạnh thương hiệu cũng như thể loại mình tập trung nhất để phát triển sau này. Đây là các giai đoạn của các bạn từ một nghề nào đó chuyển qua hoặc là từ sinh viên bắt đầu bước vào, ngoại lệ là nhiều bạn vừa học học cấp 2, cấp 3 hay còn ít tuổi có thể xin thằng vào studio ảnh cưới phụ việc và học việc sẽ là một giai đoạn không không giống như con đường này.