Tất tần tật về cây gỗ sao – Nghề Gỗ

Nếu bạn chưa biết thì gỗ sao thực chất là nói tới các loài cây thân gỗ thuộc chi Sao. Trong chi này có rất nhiều loài gỗ sao nên mới gọi tắt như vậy.

Qua bài viết này, blog Nghề gỗ sẽ giúp bạn hiểu chi tiết nhất về các cây gỗ sao để biết cách phân biệt rõ nhất giữa chúng nhé!

Chi Sao

Chi Sao là chi thực vật có tên khoa học Hopea, thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Trong chi này có khoảng 104 loài cây khác nhau, chủ yếu là cây gỗ sao.

Các loài cây thuộc chi này sinh trưởng tự nhiên ở Sri Lanka và Ấn Độ.

Đặc điểm các loài gỗ thuộc chi Sao

Các loài cây thân gỗ thuộc chi sao có chất gỗ rất tốt, đa phần đều có chất lượng tương đương với các loài gỗ nhóm II và nhóm III tại nước ta.

Chính vì lý do này mà rất nhiều loài trong chi Sao, gồm nhiều  cây gỗ sao bên dưới đây cũng đang bên bờ vực tuyệt chủng ( mức độ đe doạ CR)!

Các loài cây gỗ sao

Có hơn 100 loài sao khác nhau trong chi Sao, nhưng ở đây Nghề gỗ chỉ giới thiệu các loài cây gỗ sao đặc hữu của Việt Nam.

Bạn tham khảo

Cây kiền kiền Phú Quốc

Có nghĩa rằng đây là những loại gỗ sao sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên chỉ ở Việt Nam và các nước xung quanh.

  • Sao mạng: Còn có tên gọi khác là Cai Dau Chu, tên khoa học Hopea reticulata;
  • Sò chai: Tên gọi khác là chò chai, sao. Tên khoa học là Hopea recopei, phân bổ ở Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng;
  • Kiền Kiền Phú Quốc: Có tên khoa học là Hopea pierrei, tập trung nhiều ở Kiên Giang, Bình Phước, Bình Dương. Cây được khoanh vùng bảo vệ ở DakLak;
  • Kiền kiền hoa nhẵn: Gọi tắt là sao hoặc kiền kiền, tên khoa học Hopea siamensis.
  • Sao đen: Tên khoa học Hopea odorata, phổ biến nhất tại Việt Nam;
  • Sao mặt quỷ: Tên gọi khác gù táu, sao mềm, sao trung quốc, mạy chi. Tên khoa học Hopea chinensis, phân bổ ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Ninh Bình;
  • Sao Hải Nam: Sao lá to, kiền kiền, tên khoa học là Hopea hainanensis, có nhiều ở Nghệ An, Thanh Hoá;
  • Săng đá: Tên gọi khác sao tía, tên khoa học Hopea ferrea;
  • Sao lá hình tim: Sưng đẳng, sao lá tim, sao hình tim. Tên khoa học Hopea cordata;
  • Sao xanh: Sao lá mía, tên khoa học là Hopea helferi.

Đặc điểm gỗ sao

Sao đen

Cây sao đen

Sao đen là loài cây gỗ chi sao sinh trưởng nhiều ở các nước Đông Nam Á, đây là loài cây gỗ sao có thể khai thác ở Việt Nam.

Cây sao đen có thân gỗ lớn cao tới 30m, đường kính tới 80cm. Mùa hoa vào tháng 2 – 3 và ra quả vào tháng 4 – 7.

Cây sao đen sinh trưởng tập trung từ Gia Lai, Kon Tum trở vào phía Nam.

Gỗ sao đen có màu vàng nhạt và hơi xám, giác gỗ màu sáng trắng hơn. Gỗ không bị mối mọt, dùng làm sàn nhà hoặc tà vẹt, tàu gỗ.

Sao hải Nam

Cây sao Hải Nam

Sao Hải Nam còn có tên gọi khác như Cả sát, Kiền kiền nghệ an. Mùa hoa vào tháng 8 – 9, ra quả vào tháng 2 – 3 năm sau.

Sao hải Nam được xếp vào nhóm III trong bảng gỗ Việt nam.

Gỗ sao Hải Nam cứng, khi khô ít bị nứt, khó mục nát, màu đẹp. Dùng để đóng tàu biển hoặc công trình thuỷ lợi, cột nhà.

Săng đá

Cây sao săng đá

Còn gọi là sao đá, cây gỗ lớn 35m đường kính 80cm. Tập trung nhiều nhất ở Gia Lai, Đaklak, Ninh Thuận, Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang.

Săng đá thường mọc lẫn với Gụ mật, Dầu trà beng, Vối thuốc, Chiêu liêu, đôi khi tạo thành các đám rừng gần thuần loại

Gỗ cây rất cứng, nhưng dễ bị nứt khi khô, thân gỗ màu vàng có mùi thơm.

Tình trạng bảo tồn

Hầu hết các loài cây gỗ sao ở Việt Nam đều nằm trong danh sách đỏ IUCN đang trên bờ vực tuyệt chủng, cụ thể

  • Các loài gỗ sao bị đe doạ cực kỳ nguy cấp (CR): Sao mạng, kiền kiền hoa nhẵn, sao mặt quỷ, sao Hải Nam, sao lá hình tim, sao xanh.
  • Các loài sao bị đe doạ nguy cấp (EN): Sò chai, kiền kiền Phú Quốc, săng đá.

Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Xem thêm:

Continue Reading